Bài viết này tập trung vào vấn đề phương pháp học, bỏ qua ảnh hưởng suy nghĩ lên Đại học xả Stress sau thời gian dài áp lực và các yêu tố tác động khác do các bạn được tự do hơn khi xa nhà bước vào giảng đường
1. Thay đổi phương pháp giảng dạy
Môi trường giáo dục THPT là môi trường giáo dục theo hướng kèm cặp và thầy giảng trò nghe và ghi chép và phần lớn là học thuộc hoặc làm theo các phương pháp thầy cô đã dậy, đồng thời việc học tập THPT sẽ được thầy cô kiểm tra kỹ lưỡng sau mỗi buổi học vì vậy các trò nào cũng phải có gắng học tập. Đồng thời bố mẹ cũng kiểm soát thông tin của các học trò rất kỹ.
Kiểm tra bài cũ và được thầy cô kèm cặp khi học THPT
Lên môi trường giảng đường Đại học thầy cô không còn giảng theo kiểu đọc cho trò ghi ghi chép chép, lúc này là thầy cô chỉ chia sẻ kiến thức khung, cơ bản sinh viên tìm hiểu thêm thông qua sách vở và thông tin ngoài như mạng, báo chí. sau mỗi buổi giảng thì việc học hay không là tùy ở mỗi sinh viên, thầy cô chỉ dậy và chia sẻ kiến thức, tài liệu sách vở còn việc sinh viên có tiếp thu hay không thì chỉ đánh giá sau mỗi đợt thi kết thúc môn học, còn bố mẹ thì thường không còn kiểm soát được thông tin như học PTTH.
Như vậy đã có sự thay đổi rất lớn khi lên giảng đường.
– Người học chuyển tự phương pháp “Ép học” (Không học cũng phải học – ép học) sang phương pháp ” Học hay không thì tùy” (học hay không là tùy mỗi sinh viên)
– Chuyển từ việc thầy cô không đọc cho ghi chép như cấp 3, khi đi thi cũng không thi theo kiểu thầy dậy gì trò thi lấy mà thông thường là đề theo hướng mở bắt mỗi sinh viên phải hiểu bài giảng và nhiều khi mở rộng trên cơ sở thông tin sinh viên tự tìm hiểu thêm.
2. Thay đổi phương pháp học
Như vậy để có kết quả học tập tốt trước hết các bạn phải thay đổi phương pháp học tập và cách suy nghĩ.
Tự học, chuẩn bị trước tài liệu khi lên lớp và đọc thêm tài liệu tại thư việc cũng như học nhóm là phương pháp học chính trên Giảng đường
– Thay đổi suy nghĩ: Xác định việc học là lấy kiến thức, trưởng thành trong suy nghĩ và kỹ năng sống là cơ sở sau này đi làm chứ không phải học để có tấm bằng (Rất nhiều sinh viên khi ngồi ghế giảng đường sai lầm rất lớn khi nghĩ học để có tấm bằng)
– Thay đổi phương pháp học: Tự học chính là phương pháp chính của học trên giảng đường, các bạn biết rằng từ student (SV) xuất phát gốc từ từ Study (tìm hiểu, nghiên cứu)
– Chuyển từ phương pháp học bị động sang chủ động: Khi bước vào các môn học các bạn phải tìm hiểu các tài liệu về môn học thông qua thầy cô và bạn bè và qua mạng để trước mỗi buổi học các đã có sử chuẩn bị bài và tìm hiểu trước như vậy có vấn đề gì các bạn có thể học thầy cô ngay tại giảng đường.
– Phải học theo tư duy phản biện: Khi học đại học các bạn phải thay đổi từ từ duy thầy cô giảng sao các bạn học vẹt như vậy mà các bạn phải luôn thắc mắc vì sao như thế?, tại sao như vậy? đồng thời phải nói lên quan điểm của mình về các vấn đề cho là chưa thầy phù hợp hoặc còn thắc mắc. Đồng thời có thể nghĩ mở rộng hướng giải quyết vấn đề theo những cách khác nhau.
– Lập nhóm học tập: Có một nhóm bạn cùng nhau học và hỗ trợ nhau trong học tập, sinh hoạt đời sống SV là điều nên và cũng có thể nói là cần thiết. Nhóm học tập sẽ giúp nhau cùng ôn bài khi thi, cùng nhau mua tài liệu. Học cùng nhau có thể tăng sự hứng thú khi lên lớp. Một thực tế là, cho dù bạn là SV siêng năng đến mấy, đời SV có những lúc bạn buộc phải vắng mặt trên lớp để làm thêm hay tham gia một hoạt động xã hội nào đó. Lúc này, bạn sẽ thấy sự hỗ trợ từ bạn bè là quan trọng như thế nào.
Chúc các bạn thành công trên con đường học tập của mình!
Nguyễn Điệp (P9)