web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hướng dẫn bạn đọc tra tìm tài liệu trên phân hệ OPAC của phần mềm Libol tại Thư viện Đại học PCCC

1.Khái quát về trang tra cứu OPAC

 

Phân hệ tra cứu OPAC là khối chương trình cho phép bạn đọc truy cập tra cứu thông tin về các ấn phẩm được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu của thư viện.

 

Cho phép bạn đọc kiểm tra về tình trạng mượn của bản thân mình: Như các thông tin về thời hạn sử dụng thẻ đọc, danh sách những ấn phẩm mà bạn đang mượn, những ấn phẩm mượn đã quá hạn, những ấn phẩm mà bạn đang quan tâm tìm kiếm, đang chờ được mượn.

 

Cho phép bạn đọc có thể giao tiếp với Thư viện như: Đóng góp các ý kiến, nhận xét, gửi các khiếu nại cho Thư viện. Hoặc đọc các thông báo sách mới của Thư viện, biết những Ấn phẩm nào được mượn nhiều nhất trong năm…

 

Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Tiếng Việt, Nga, Anh, Trung quốc, Nhật…) bằng font chữ mã UNICODE

 

Là phân hệ dành cho bạn đọc truy cập công cộng, do đó bạn có thể truy cập khai thác mà không cần phải khai báo tên và mật khẩu

 

Bạn đọc có thể truy cập trang tra cứu OPAC qua địa chỉ:

//10.22.10.22:8088/libol/search/index.asp

 

Từ trong giao diện của OPAC, bạn đọc chọn loại Tài nguyên mà mình muốn tra cứu trong CSDL của Thư viện như: SáchBài tríchDữ liệu điện tử, Mọi tư liệu

 

Có 3 cách thức tra cứu chính:

Tìm đơn giản: Việc tìm kiếm này giúp người dùng tra cứu các tài liệu theo một số trường tìm kiếm đơn giản: Nhan đề; Tác giả; DDC; Nó giúp cho các bạn đọc tra cứu tài liệu nhanh song các tài liệu mà bạn đọc tìm thấy sẽ ít sát với yêu cầu được đặt ra, do các thông tin mà bạn đọc đưa vào tìm kiếm có thể trùng lặp nhiều trong cơ sở dữ liệu. Chính vì vậy, để tìm chính xác các tài liệu mà mình cần bạn đọc nên tra cứu trong chức năng “tìm nâng cao”, kết hợp các toán tử tìm kiếm.

 

Tìm chi tiết: Cũng tương tự như “tìm đơn giản” nhưng thêm các thông tin cụ thể như:  Nhà xuất bản; Năm xuất bản; Ngôn ngữ…

 

Tìm nâng cao: Với tính năng tra cứu này, người dùng cần có được kiến thức tra cứu thông tin cơ bản, đó là cách thức kết hợp các biểu thức tìm kiếm bằng toán tử Boolean: AND, OR, NOT nhằm tìm thông tin chính xác và đúng yêu cầu hơn.

+ Toán tử AND:

Dạng tổng quát của biểu thức tìm sử dụng toán tử AND:  A AND B

Các biểu ghi tìm được chứa đồng thời cả hai thuật ngữ  A và B

+ Toán tử OR:

Dạng tổng quát của biểu thức tìm sử dụng toán tử OR: A OR B

Các biểu ghi tìm được xuất hiện một trong hai thuật ngữ hoặc cả hai thuật ngữ A và B

+ Toán tử NOT:

Dạng tổng quát của biểu thức tìm sử dụng toán tử NOT: A NOT B.

Các biểu ghi tìm được sẽ xuất hiện thuật ngữ A, nhưng không xuất hiện thuật ngữ B.

2.Hướng dẫn tìm

Tại giao diện tìm kiếm OPAC, ở phía bên tay trái màn hình, bạn đọc có thể lựa chọn các dạng tài liệu theo yêu cầu để tìm kiếm như: Mọi tư liệu, sách, Luận án – Đồ án…

2.1 Tìm kiếm đơn giản:

Bạn đọc có thể tìm kiếm loại tài liệu mình cần qua cách chọn một trong các trường sau: Nhan đề, Tác giả, DDC, Từ khóa, …

Ví dụ: để tìm các tài liệu có tác giả là “Đào Hữu Dân” như sau:

Bước 1: Vào trang tra cứu OPAC, phần Tài nguyên chọn “Mọi tài liệu” hay “Sách”…, Chọn mục “Tìm đơn giản”

Bước 2: Nhập từ khóa tìm kiếm “Đào Hữu Dân” vào trường “Tác giả”, click chọn Tìm kiếm để tiến hành tìm kiếm.

 

 

 

Bước 3: Click chọn vào Nhan đề của ấn phẩm để xem các thông tin chi tiết của biểu ghi về tài liệu.

 

 

 

 

Giả sử bạn click chọn: “Luật Phòng cháy chữa cháy: Hỏi đáp (Dùng cho bậc Đại học)/ TS Hoàng Ngọc Hải, PGS TS Đào Hữu Dân (Đồng chủ biên)…”

 

Ta có được thông tin chi tiết về ấn phẩm như sau: Tên ấn phẩm, tóm tắt, chỉ số phân loại, số ĐKCB và tình trạng của ấn phẩm…

2.2.Tìm kiếm chi tiết ( thực hiện tương tự như trên)

2.3. Tìm kiếm nâng cao

Bạn đọc có thể sử dụng các toán tử: AND, OR, NOT và các ký tự đặc biệt để giới hạn hay mở rộng kết quả tìm kiếm trong trang tra cứu nâng cao.

Ví dụ 1: “Pháp luật” AND “Kinh tế”

 

 

 

Ví dụ 2: “Pháp luậ”t AND “Kinh tế” OR “Thương mại”

 

 

 

Ví dụ 3: “Văn học” AND “Việt Nam” NOT “Truyện Ngắn”

 


 

Ngoài ra, trong quá trình tìm kiếm tài liệu, bạn đọc nên sử dụng kết hợp các ký tự đặc biệt như: %, “” để giới hạn phạm vi cần tìm chính xác

Ví dụ:

 %Pháp luật%: có chứa từ “Pháp luật”

Pháp luật %: bắt đầu bằng từ “Pháp luật”

 % Pháp luật: kết thúc bằng từ “Pháp luật”

” Pháp luật “: chính xác là từ “Pháp luật”

 

                                                                                    Thanh Hải (TT1)