web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số những nội dung cơ bản của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017

Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là những loại phương tiện đặc biệt, có liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước, bảo đảm phát huy vai trò, tác dụng của vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trong việc bảo đảm an ninh, trật tự, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản để quy định, hướng dẫn về vấn đề này như Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2011; Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ năm 2013 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thi hành vẫn còn những bất cập, hạn chế, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự cũng như phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong tình hình mới. Ngày 20/6/2017, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Luật này được ban hành đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý theo hướng đồng bộ với hệ thống pháp luật liên quan, nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật hình sự về các tội liên quan đến sản xuất, mua bán, tàng trữ, sử dụng vũ khí và là căn cứ pháp lý để các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực này; phục vụ công tác tiếp nhận, thu gom, thanh lý, tiêu hủy đối với các loại vũ khí tồn đọng sau chiến tranh và trôi nổi ngoài xã hội và không tạo khoảng trốn về luật pháp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác thực thi quản lý nhà nước liên quan đến quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ của Việt Nam.

 

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018), bao gồm 08 chương, 76 điều. Trong đó, chương 1 là những quy định chung, gồm 16 điều (từ Điều 1 đến Điều 16) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm của người đứng đầu; điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý; vấn đề quản lý, thu hồi, giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng… Chương 2 quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, bao gồm 18 điều (từ Điều 17 đến Điều 34), cụ thể là quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí; đối tượng được trang bị; loại vũ khí được trang bị cho các đơn vị có liên quan; thủ tục trang bị; thủ tục cấp giấy phép sử dụng; các trường hợp nổ súng quân dụng… Tiếp đó, chương 3 của Luật này quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ, gồm 11 điều (từ Điều 35 đến Điều 45), quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng, vận chuyển vật liệu nổ quân dụng; sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; dịch vụ nổ mìn; trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp… Chương 4 quy định về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ, gồm 06 điều (từ Điều 46 đến Điều 51), quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; các thủ tục cấp giấy phép; trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp… Chương 5 của Luật này quy định về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ, gồm 11 điều (từ Điều 52 đến Điều 62), quy định về nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ; thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ, thủ tục cấp giấy phép… Tại chương 6 quy định về tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, gồm 09 điều (từ Điều 63 đến Điều 71); Chương 7 quy định về quản lý nhà nước về vũ hí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, gồm 03 điều (từ Điều 72 đến Điều 74) và chương 8 là hiệu lực thi hành, gồm 02 điều (Điều 75 và Điều 76) quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp.

 

Như vậy, với sự ra đời của Luật Quản lý, sử dụng vũ, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, bảo đảm tính hợp Hiến và tương thích của Luật này với các quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, Luật này ra đời đã bảo đảm tính kế thừa và phát huy tác dụng tốt của Pháp lệnh; hạn chế được những bất cập trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này trong tình hình hiện nay. Cùng với đó, với sự ra đời của Luật này, đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; quy định rõ, cụ thể các trường hợp được sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trong khi làm nhiệm vụ của các lực lượng chức năng có liên quan, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.

 

Hoàng Hải (BM3)