web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hội thảo khoa học “Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác PCCC trên địa bàn TP Cần Thơ”

 

Dự Hội thảo có đồng chí Trung tướng.PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm – Giám đốc học viện Cảnh sát Nhân dân (CSND), Tổng biên tập Tạp chí CSND, đ/c Lê Văn Tâm – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, đ/c thiếu tướng Đỗ Minh Dũng – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (C66 – BCA), đ/c Thiếu tướng.TS Trần Thị Ngọc Đẹp – Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ cùng 150 đại biểu đại diện Ban Giám đốc, các phòng ban thuộc Học viện Cảnh sát Nhân dân, Tạp chí CSND, Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ, lãnh đạo các quận, huyện, sở, ban ngành, đoàn thể, cơ sở trọng điểm về PCCC trên địa bàn TP Cần Thơ …

 

 

Đại biểu, lãnh đạo 2 đơn vị tại Hội thảo

 

Hội thảo đánh giá, Cần Thơ có vị trí trung tâm vùng ĐBSCL, với 9 đơn vị hành chính cấp huyện (5 quận, 4 huyện), dân số trên 1,2 triệu người. Tốc độ đô thị hóa nhanh, các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước… Dân số gia tăng, kéo theo nhu cầu về nhà ở, nhu cầu sinh hoạt tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú; các loại hình dịch vụ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tăng cả về số lượng và quy mô, đặc biệt là các công trình cao tầng đa chức năng. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn về PCCC và CNCH. Do đó, công tác PCCC đã được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp của thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Cảnh sát PCCC thành phố là lực lượng nòng cốt, cùng sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp an toàn PCCC, như: Công tác xây dựng phong trào toàn dân PCCC; công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC; công tác hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC; kịp thời chữa cháy, CNCH các vụ cháy, nổ, sự cố tai nạn… Từ đó kéo giảm các vụ cháy, hạn chế thiệt hại về người, tài sản; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, góp phần bảo đảm ANQG và TTATXH, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số hạn chế, khó khăn nhất định. Trong những năm gần đây, tình hình cháy, nổ có những diễn biến hết sức phức tạp; trong khi đó, ý thức và kiến thức của một bộ phận người dân còn chưa cao, còn có thái độ chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với cháy và công tác phòng ngừa cháy, nổ.

 

Theo Trung tướng, GS-TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện CSND, thời gian qua, lực lượng CAND nói chung, lực lượng Cảnh sát PCCC nói riêng đã nỗ lực trên mọi mặt để ngày càng hoàn thiện trên các phương diện về công tác quản lý Nhà nước về PCCC. Vì vậy, hệ thống pháp luật, tổ chức lực lượng, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác phòng cháy và nghiệp vụ PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC cũng như ý thức của người dân trong vấn đề này có chuyển biến tốt hơn. Đó là những kết quả cần khích lệ để lực lượng Cảnh sát PCCC tiếp tục phát triển và trưởng thành. Tuy  nhiên, để công tác PCCC thực sự bảo đảm an toàn cho tính mạng của người dân, tài sản của Nhà nước, của tổ chức và công dân, chúng ta cần đánh giá một cách khách quan về thực trạng hoạt động quản lý Nhà nước về PCCC trong thời gian qua để có những giải pháp cần thiết, có tính khả thi đảm bảo cho công tác PCCC đáp ứng được yêu cầu của phát triển KT-XH.

 

Toàn cảnh Hội thảo khoa học.

Phát biểu tại Hội thảo, đ/c Lê Văn Tâm – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ cho biết, thời gian qua Thành ủy, UBND thành phố thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp ủy đảng, tổ chức đoàn thể, các lực lượng có liên quan thực hiện tốt công tác phòng ngừa theo phương châm “4 tại chỗ”; quan tâm đầu tư trang bị phương tiện, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của lực lượng Cảnh sát PCCC chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu công tác… tuy nhiên trước yêu cầu phát triển của thành phố, Thảnh ủy, UBND TP tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác PCCC, CNCH phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện tốt công tác PCCC, CNCH; đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu gắn với khen thưởng, kỷ luật; đẩy mạnh phong trào toàn dân PCCC găn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chú trọng địa bàn, cơ sở trọng tâm, trọng điểm về cháy, nổ, ANTT để có phương án phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy, nổ.

 

Thiếu tướng, TS Trần Thị Ngọc Đẹp – Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Cần Thơ chia sẻ, cùng với sự gia tăng về tốc độ phát triển KT-XH trên địa bàn kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… Số lượng các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ cũng tăng theo ảnh hưởng trực tiếp đến TTATXH, cũng như đặt ra nhiều thách thức đối với công tác PCCC trên địa bàn. Lực lượng Cảnh sát PCCC thành phố đã tham mưu có hiệu quả trong công tác PCCC với phương châm lấy phòng ngừa là chính, nên số vụ cháy giảm về số vụ và số thiệt hại. Cảnh sát PCCC đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền các cấp ban hành hàng trăm văn bản chỉ đạo đồng bộ các giải pháp, nhằm đem lại hiệu quả trong công tác PCCC. Bên cạnh đó, xây dựng phong trào toàn dân PCCC kết hợp nhân rộng điển hình tiên tiến về PCCC được quan tâm thực hiện và thường xuyên đổi mới về nội dung, hình thức, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các điển hình tiên tiến trong công tác PCCC. Đã tổ chức 162 mô hình kiểm tra an toàn PCCC 12/1; 14 mô hình dân vận khéo về PCCC; xây dựng 50 điển hình tiên tiến trong công tác PCCC; vận động 51.642 cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC…

      Văn Đức – Văn Dư (CS PCCC Cần Thơ)