web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những vấn đề cần chú ý đối với lực lượng Cảnh sát PCCC-CNCH khi tổ chức thực hiện Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự thì Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Cục Quản lý xuất nhập cảnh; các cục nghiệp vụ an ninh ở Bộ Công an; Phòng Quản lý xuất nhập cảnh; các phòng nghiệp vụ an ninh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp tỉnh) và Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện)Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Trại giam. Và theo quy định tại Điều 38 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Cảnh sát nhân dân trong Công an nhân dân như sau: Trong khi thi hành nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra thì Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị của các cơ quan Cảnh sát quy định tại Khoản 6 Điều 9 của Luật này quyết định khởi tố vụ án hình sự, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án; Trường hợp người phạm tội trốn khỏi nơi giam, Giám thị Trại giam ra quyết định truy nã và tổ chức lực lượng truy bắt người bỏ trốn; Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động Điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc Điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động Điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; Khi Cục trưởng, Giám đốc, Trưởng phòng, Giám thị vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao; Khi được phân công Điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng, Phó Giám đốc, Phó Trưởng phòng, Phó Giám thị có quyền áp dụng các biện pháp Điều tra quy định tại Khoản 1 Điều này; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

 

Theo quy định có thể thấy lực lượng Cảnh sát PCCC là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, có trách nhiệm tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu khi thi hành nhiệm vụ mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra. Do đó, để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra lực lượng Cảnh sát PCCC cần thực hiện tốt các quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, cụ thể:

 

– Quán triệt sâu sắc các quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự đối với toàn thể lực lượng Cảnh sát PCCC, đặc biệt là những người có thẩm quyền thực hiện các hoạt động điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật. Để lực lượng Cảnh sát PCCC nhận thực được trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

 

– Tham mưu, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự trong lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát PCCC nói riêng.

 

– Tiếp tục rà soát, chỉnh lý, bổ sung các tài liệu học tập, bồi dưỡng cho lực lượng Cảnh sát PCCC về thẩm quyền điều tra ban đầu theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

 

– Tổ chức các cuộc hội thảo, học tập, bồi dưỡng về các quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 để cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Cảnh sát PCCC nhận thức đầy đủ, chính xác các quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

 

                                                                                                Hoàng Hải – Xuân Hiếu (BM3)