web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Máy bay chữa cháy – Phương tiện chữa cháy hiện đại và hiệu quả

 

Trong các phương tiện hàng không, người ta có thể lựa chọn hoặc máy bay, hoặc trực thăng. Máy bay được sử dụng nhiều, từ hạng nhẹ cho đến hạng nặng, có khả năng cất cánh từ mặt đất mang theo nước. Máy bay chữa cháy hạng nặng nhất là IL-76, đa năng nhất là thủy phi cơ Be-200. Trên thế giới, loại thủy phi cơ phổ biến dùng trong công tác chữa cháy là CL-415 của Canada và SH-5 của Trung Quốc. Đây không phải là loại máy bay chữa cháy mới mà là chúng đã được cải tiến để có thể lắp đặt các thiết bị lấy nước và xả nước.

 

Trước kia, trực thăng được sản xuất ít hơn so với máy bay bởi ngành sản xuất trực thăng còn non trẻ. Nhưng ngày nay máy bay trực thăng lại chiếm tới 40-50% toàn bộ phương tiện hàng không của thế giới. Máy bay trực thăng phổ biến do những lợi thế vượt trội như khả năng cất cánh, hạ cánh thẳng đứng và có thể đứng được trên không. Điều này cho phép máy bay trực thăng có thể thể hoạt động trong những khoảng không gian chật hẹp, thậm chí không cần sân bay hoặc bãi đỗ. Nhờ những ưu điểm này mà máy bay trực thăng có thể vận chuyển lực lượng và phương tiện tiến hành chữa cháy một cách nhanh chóng trong những khu vực không có đường băng, thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ, sơ tán người bị nạn trong các tình huống khẩn cấp.

 

Chi phí cho công tác chữa cháy bằng máy bay nói chung thường cao hơn nhiều so với các thiết bị và phương tiện khác nhưng vẫn được áp dụng bởi tính cơ động và hiệu quả của nó. Tuy nhiên, chi phí chữa cháy bằng máy bay trực thăng lại thấp hơn hẳn so với máy bay chữa cháy. Theo thống kê của “Cục chữa cháy rừng bằng thiết bị đường không” của Nga, chi phí để đưa 1 tấn nước đến đám cháy đối với các thiết bị tương tự như sau:

Thủy phi cơ Be-12P – 2400 rup.

Máy bay chở nước An-2P -1900 rúp.

– Trực thăng Mi-8T – 660 rúp.

 

Trực thăng chữa cháy được sử dụng để chữa cháy bằng cách thả nước (hoặc bọt) vào ngọn lửa hay thiết lập vành đai cản lửa, hạn chế sự lan truyền của đám cháy. Trực thăng chữa cháy đặc biệt cần thiết cho các đám cháy rừng, ít khi người ta sử dụng trực thăng chữa cháy ở các thành phố. Người ta còn áp dụng bom plastic tạo các đám mây khí bao quanh đám cháy rừng, ngăn chặn quá trình oxy hóa một cách hiệu quả. Nhưng ảnh hưởng đối với môi trường của cách chữa cháy này hiện nay vẫn chưa được tính toán đầy đủ.

 

Thiết bị cơ bản nhất được trang bị cho các máy bay chữa cháy là thùng chứa nước. Các thùng chứa nước này thường làm bằng vật liệu siêu nhẹ. Nổi tiếng nhất là sản phẩm bình chứa “Bambi Bucket” của Canada với sức chứa từ 2.000 lít nước tới 9840 lít, tùy thuộc từng loại trực thăng. Ở Tây Ban Nha, máy bay trực thăng Ka-32 sử dụng bể nhựa cứng, hình trụ đứng, được trang bị van xả nước và máy bơm động cơ đốt trong. Bơm và van được điều khiển bằng sóng điện từ.

 

Ở Nga, người ta dùng các bình chứa mềm MAT-5 với sức chứa 1,3-2,5 m3 và 3-4,5 m3 cho trực thăng Mi-8MTs (MTV, AMT) và Ka-32. Trong tương lai, người ta sẽ thiết kế bình chứa MAT-15  tương ứng với 15 m3 nước cho máy bay trực thăng Mi-26. Bể nước thường được đặt trong thân hoặc phía dưới trực thăng. Nước được hút rất nhanh trong khoảng thời gian ngắn bằng máy bơm và được đưa ra chữa cháy bằng các hệ thống chữa cháy hiện đại. Các công ty nổi tiếng sản xuất hệ thống chữa cháy cho máy bay trực thăng bao gồm “Simplex“, “Isolair” của Mỹ, “Erickson” của Úc, “Aerotex” của Đức.

 

Các loại máy bay trực thăng trên thế giới được trang bị hệ thống chứa nước lớn và hiện đại hiện nay là UH-1H, “Sikorsky”: UH-60/S-70 “Firehawk”, S-76, S-64F “Helitanker”, “Agusta” A119, “Agusta-Bell”: AB412, AB412EP, “Kawasaki” BK-117, “Eurocopter” AS332L, AS350B, C, D, AS365N. Các loại máy bay của Nga gồm có: ANSAT, Ka-32 và Mi-14. Trực thăng chữa cháy Mi-14 có thể mang tới 4,3 tấn nước và 9 lính dù chữa cháy ở cabin. Chứa 250 lít chất tạo bọt. Máy bay có thể hoạt động cả ngày, đêm trong những điều kiện thời tiết bất lợi.

 

Trực thăng Ka-32A11VS là một phương tiện chữa cháy đa chức năng, có thể mang 3 tấn nước và 1 tấn bọt. Có thể kiểm soát và dập tắt các đám cháy với quy mô lớn như các đám cháy xăng dầu hoặc đám cháy trên mái và các toà nhà cao tầng mà các phương tiện chữa cháy thông thường không thể tiếp cận được. Tầm phun xa của nước hoặc bọt là 60-80 mét với lưu lượng: nước – 40 l/s (bọt – 1600 l/s). 

 

 

Trực thăng chữa cháy Mi-14 đang thả nước vào đám cháy

 

Trực thăng Ka-32 đang chữa cháy công trình cao tầng

 

Huy Quang (K2)