Xe chữa cháy TLF 2000/400 được trang bị hai cabin. Nó được thiết kế để dập tắt đám cháy và thực hiện các hoạt động cứu hộ trong các đường hầm, được phát triển bởi công ty của Áo EMPL. Để tạo ra một chiếc xe dạng “kéo-đẩy” này, người ta nối hai cabin MAN ở hai đầu xe. Xe TLF 2000/400 có hai cabin: cabin chính chịu trách nhiệm tải xe trong điều kiện thông thường và 1 cabin bổ sung ở đằng sau. Hộp truyền động ZF. Công suất động cơ 300 mã lực. Khi xe di chuyển về phía trước, cabin chính xe có khả năng chạy với tốc độ lên đến 110 km/h. Khi sử dụng cabin bổ sung ở phía sau, vận tốc có thể lên đến 90 km/h. Lái xe trong các cabin có thể liên lạc với nhau dễ dàng bằng các thiết bị truyền tin. Chiều dài của “Rồng hai đầu” (đây là tên lóng của các kỹ sư chế tạo đặt cho chiếc xe chữa cháy này) là 9,75 m, chiều rộng 2,5 m và chiều cao 3,48 m.
Xe chữa cháy TLF 2000/400
Xe được trang bị 1 camera phía sau, đèn pha 4000 W, đèn xenon, một tời điện, các thiết bị cứu hộ thủy lực (kéo cắt khí nén, móc…), cuộn 40 mét vỏ bọc chống biến dạng ống, cáp bọc, thang, ống mềm các loại, mỏ đốt, mặt nạ phòng độc và các thiết bị hỗ trợ cứu hộ khác.
Chiếc xe có thể mang tới 2.000 lít nước và 400 lít bọt. Khoang bọt được chia thành nhiều phần bởi các tấm panel nhôm được thiết kế sẵn cho phép đưa vào xe các hỗn hợp chất để chữa cháy các dạng đám cháy khác nhau. Công suất định mức của máy bơm chữa cháy được trang bị trên xe là 3000 lít/phút với áp suất lên đến 10 at. Đồng thời, hệ thống bể chứa trên xe cho phép hút nước ở bất kỳ đường ống hoặc bể chứa nào. Xe chữa cháy được trang bị lăng phun nước điều khiển từ xa để dập tắt các đám cháy, chúng được lắp đặt trên nóc xe và có khả năng phun đến 2000 lít/phút.
“Rồng hai đầu” được chế tạo để hoạt động trong các đường hầm, nơi có nồng độ khói cao và thông gió kém. Cabin của nó được trang bị hệ thống lọc và hệ thống hấp thụ nhiệt. Một hệ thống đặc biệt được trang bị bảo vệ vô lăng và các thiết bị trong cabin. Trong các thử nghiệm, chiếc xe lao thẳng vào đường hầm đầy khói, phun nước có sẵn và rất nhanh chóng quay trở ngược ra bên ngoài. Nhưng tính năng đặc biệt nhất của chiếc xe với hai lái xe trong hai cabin là khả năng đi theo đường chéo.
Chiếc xe chữa cháy với hai cabin của các kỹ sư người Áo không phải là ý tưởng đầu tiên. Năm 1985, công ty của Hà Lan là DAF đã chế tạo loại xe tải “Daf Double Cab” để tham gia vào cuộc triển lãm Paris – Dakar nổi tiếng. Gần đây, ý tưởng về một xe cứu hỏa với hai cabin của các kỹ sư Trung Quốc đã tạo ra chiếc Dakang “Twin Cab”.
Ở Nga, người ta cũng đã chế tạo ra một chiếc xe cứu hỏa với hai cabin. Các nhà sáng chế của nhà máy ô tô IVECO AMT (công ty liên doanh Nga – Ý) đã lắp ráp một xe tải hạng nặng “IVECO – Trakker” và một chiếc xe cứu hộ chuyên dùng đều có 2 cabin- xe cứu hộ ПСА-Ч-20 (6339) mẫu 57 ВР. Chiếc xe sẽ được sử dụng cho các hoạt động đảm bảo an toan và sẵn sàng thực hiện các hoạt động cứu hộ trong các đường hầm được xây dựng trong vùng lân cận của Sochi, nơi vừa tổ chức thành công Thế vận hội mùa đông Sôchi 2014.
Huy Quang (K2)