web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số sản phẩm nghiên cứu khoa học của Khoa Chữa cháy năm học 2017 – 2018

 

Năm học 2017-2018, các giáo viên Khoa chữa cháy thực hiện 02 đề tài khoa học cấp Bộ, bao gồm: đề tài “Giải pháp giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Công an nhân dân” do đồng chí Thiếu tá, Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Anh làm chủ nhiệm; đề tài: “Tác động của quá trình đô thị hóa đối với công tác phòng cháy chữa cháy ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do Trung tá, Tiến sĩ Lương Khắc Vọng làm chủ nhiệm. Cả 2 đề tài đang trong thời gian thực hiện và đều đạt kết quả tốt, dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ nghiệm thu. Ngoài ra, vào ngày 24/5/2018, Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài cấp cơ sở: “Nâng cao năng lực chỉ huy chữa cháy của lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội” do thiếu tá, tiến sĩ Ngô Văn Anh làm chủ nhiệm. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, các chuyên gia thực tiễn trong lĩnh vực chữa cháy đã đánh giá cao nỗ lực và kết quả của nhóm nghiên cứu. Các sản phẩm của đề tài có thể ứng dụng vào thực tiễn chiến đấu của lực lượng cảnh sát PCCC và phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học tại trường đại học PCCC.

 

Trong năm học 2017-2018, ngoài 03 đề tài nghiên cứu nêu trên, giáo viên Khoa chữa cháy còn chủ trì nghiên cứu 02 sáng kiến cải tiến và 01 chuyên đề khoa học.

 

Sáng kiến cải tiến “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo lăng dập cháy đám cháy âm ỉ” do Trung tá, Thạc sĩ Trần Kim Khánh thực hiện. Xuất phát từ thực tế chữa cháy các đám cháy âm ỉ do cháy vật liệu nhựa tổng hợp, bông, vải, sợi,.., tác giả nghiên cứu chế tạo lăng chữa cháy. Lăng gồm 3 phần: Đầu lăng; hình côn nhọn đầu, có khả năng chịu lực nén, kéo và xoắn, uốn và có mũi nhọn để dẫn hướng dễ dàng đâm xuyên qua các lớp vật chất cháy. Chiều dài lăng, mỗi loại sẽ có lần lượt 2 kích thước lần lượt là: 750 và 1500 mm. Lưu lượng tại cột áp tại áp suất 35m.c.n là 3,5 l/s và 5,0 l/s. Sáng kiến đã được hội đồng nghiệm thu đánh giá cao có hiệu quả trong công tác thực tế chữa cháy và có thể đưa vào sử dụng khi chữa cháy đám cháy âm ỉ cho Đội chữa cháy và CNCH học tập nhà trường hoặc có thể sản xuất để trang bị cho các đơn vị chữa cháy địa phương.

 

Lăng dập cháy các đám cháy âm ỉ

 

Sáng kiến cải tiến “Nghiên cứu hiện tượng BLEVE và xây dựng quy trình chữa cháy thiết bị chứa LPG” do Trung úy Vũ Quang Thắng và thượng úy, thạc sĩ Lê Việt Hải nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu hiện tượng BLEVE (Boiling Liquid Expanding Vapor Explosion) hay còn gọi là hiện tượng nổ hơi chất lỏng sôi giãn nở, từ đó xây dựng phim mô phỏng giải thích hiện tượng một cách trực quan và đồng thời xây dựng quy trình chữa cháy thiết bị chứa LPG giúp cho công tác giảng dạy cho học viên lớp chuyên ngành Chỉ huy chữa cháy và lực lượng chữa cháy hiểu được sự nguy hiểm của hiện tượng BLEVE cũng như cách chữa cháy thiết bị chữa LPG.

 

 

 Hình ảnh mô tả hiện tượng BLEVE

 

Chuyên đề khoa học “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập các môn thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Trường đại học Phòng cháy chữa cháy” do Thượng úy, Thạc sĩ Nguyễn Thế Tài và thượng úy, thạc sĩ Dương Văn Năm nghiên cứu. Chuyên đề tập trung vào phân tích thực trạng công tác giảng dạy, học tập các môn thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như về chương trình giảng dạy, trách nhiệm của giáo viên và học viên khi tham gia giảng dạy học thực hành chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và về cơ sở vật chất phục vụ học tập các môn thực hành. Từ đó chuyên đề đã đưa ra một số giải pháp như cần nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao hiệu quả huấn luyện tâm lý và huấn luyện thể lực cho học viên, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy thực hành.

 

Về các sản phẩm nghiên cứu khoa học sinh viên do giáo viên khoa chữa cháy hướng dẫn, năm học 2017-2018 có 3 đề tài nghiên cứu bao gồm:

 

Đề tài số 1:“Xây dựng sổ tay và phần mềm tra cứu thông tin một số hoá chất thông dụng phục vụ công tác chữa cháy tại các cơ sở công nghiệp” của nhóm tác giả Nguyễn Trường Giang và Dương Trùng Dương lớp D31C. Sản phẩm đạt được của đề tài là phần mềm cài đặt trên smartphone và cuốn sổ tay thu gọn chưa thông tin cơ bản về tính chất cháy, nổ, khuyến cáo trong chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy, sự cố tại các cơ sở dệt may, in, sơn.

 

 

 

Sản phẩm phần mềm

 

Đề tài số 2: “Ứng dụng GIS (Geographic Information System) hỗ trợ công tác chữa cháy và quy hoạch các đội chữa cháy chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội” của nhóm tác giả Trịnh Công Sơn lớp D31C và Mai Danh Sơn lớp D32C. Sản phẩm đạt được của đề tài là công cụ ứng dụng GIS để hỗ trợ công tác chữa cháy như: tìm tuyến đường đi ngắn nhất từ các đội chữa cháy đến đám cháy, tìm kiếm nguồn nước gần khu vực xảy ra cháy; dữ liệu về vụ cháy và công cụ hỗ trợ bố trí các đội, trạm chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

Sản phẩm ứng dụng GIS

 

Đề tài số 3: “Nghiên cứu xây dựng mô hình thực nghiệm hiện tượng sôi trào, bắn tung chất lỏng ở đám cháy xăng, dầu” của nhóm tác giả Lê Văn Thảo lớp D30D và Lê Văn Quân lớp D31C. Sản phẩm của đề tài là thiết bị mô phỏng bể chứa sản phẩm dầu mỏ và qui trình mô tả hiện tượng sôi trào, bắn tung chất lỏng ở đám cháy xăng, dầu. Mô hình này dùng để mô phỏng hiện tượng trên phục vụ thiết thực cho quá trình đào tạo tại trường.

 

 

Các sản phẩm nghiên cứu khoa học của giáo viên và sinh viên khoa chữa cháy được các Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt chất lượng tốt, mang tính thực tế và có ứng dụng cao, thiết thực phục vụ công tác học tập, giảng dạy cũng như công tác chữa cháy tại các địa phương.

 

Tuấn Anh – Quang Thắng (K3)