web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Cảnh sát PC&CC TPHCM chủ động nghiên cứu giải pháp PCCC-CNCH đối với không gian, công trình ngầm đô thị

 

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 1.641 công trình có tầng hầm và bán hầm, trong đó có nhiều công trình ngầm quy mô lớn đã đi vào hoạt động, như: tòa nhà Vincom Center (Quận 1) có 06 tầng hầm, tòa nhà Sài Gòn Centre (Quận 1) với 05 tầng hầm, đường hầm vượt sông Sài Gòn, khu Trung tâm thương mại dưới lòng đất Sensi market (Quận 1)… Bên cạnh đó, tuyến Metro Số 1 đang thi công với nhiều hạng mục nhà ga và trung tâm thương mại dịch vụ ngầm nối dài từ Bến Thành đến Nhà hát Thành phố. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có chủ trương xây dựng nhiều dự án lớn khác có khai thác, sử dụng không gian ngầm.

 

Có thể nói, việc “làm chủ” được phần không gian dưới mặt đất sẽ tạo được nhiều lợi thế để xây dựng mô hình đô thị hiện đại phát triển bền vững; song, điều đó không đồng nghĩa là không hiện hữu những khó khăn, thách thức. Trong đó, an toàn là chỉ số rất quan trọng đối với hầu hết không gian công trình ngầm, đặc biệt an toàn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) là một yêu cầu vô cùng bức thiết.

 

Cảnh sát PC&CC TPHCM kiểm tra tại khu Trung tâm thương mại dưới lòng đất 
Sensi market (Quận 1)

Như chúng ta đã biết, những không gian công trình ngầm với công năng dùng làm gara xe hoặc thương mại thường có diện tích rất lớn, trữ lượng chất cháy nhiều và đa dạng, có cả nhiên liệu “nhạy lửa” như xăng, dầu bên trong các phương tiện; cùng với đó là vấn đề tận dụng tối đa mặt bằng để bố trí, sắp xếp hàng hóa, xe cộ tạo điều kiện cho đám cháy lan nhanh, gây khó khăn trong các biện pháp ngăn cháy. Điều kiện thông gió trong không gian ngầm chủ yếu là thông gió cưỡng bức, trong điều kiện hoạt động bình thường vốn đã tạo ra môi trường nguy hiểm cháy, nổ như: khói, khí độc do xe thải ra, do các hoạt động đun nấu và từ các khu vực chứa rác… khi cháy, khói sẽ khó thoát ra ngoài và nhanh chóng bao phủ khắp không gian ngầm. Nguồn ánh sáng phục vụ mọi hoạt động chủ yếu là ánh sáng nhân tạo, hệ thống điện chiếu sáng thường xuyên phải làm việc thời gian dài, khi có cháy nếu hệ thống điện bị ngắt thì sẽ hoàn toàn không cón ánh sáng, thêm nữa khi tình huống nguy hiểm xảy đến thoát lên trên là cách duy nhất để mọi người thoát ra khỏi công trình, nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên thì rất dễ xảy ra sự cố về điện…v.v… Với một số đặc trưng vừa nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng hình dung công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại những công trình ngầm sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, theo đó, mức độ thiệt hại về nhân mạng lẫn tài sản là hết sức khó lường.

 

Thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại đường hầm vượt sông Sài Gòn

Để bắt kịp xu thế phát triển chung của thế giới, việc nghiên cứu xây dựng cũng như khai thác, sử dụng hiệu quả không gian ngầm đô thị gần như là một lựa chọn tất yếu của Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn xây dựng, an toàn PCCC&CNCH liên quan đến công trình ngầm và công trình trên mặt đất có phần không gian ngầm của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Với vai trò là cơ quản lý nhà nước trong lĩnh vực PCCC&CNCH, Cảnh sát PC&CC Thanh phố Hồ Chí Minh đã luôn rất trăn trở về vấn đề này. Trên cơ sở đó, trải qua thời gian dài chủ động và tích cực nghiên cứu, hạ tuần tháng 5/2018 vừa qua, Cảnh sát PC&CC Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở : “Giải pháp phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với các công trình ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh” do đồng chí Đại tá Huỳnh Ngọc Quan – Trưởng Phòng hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy làm chủ nhiệm. Với mục đích nâng cao tính an toàn PCCC của không gian ngầm trên địa bàn quản lý, đề tài khoa học này của đơn vị đã tập trung đề xuất những quan điểm vận dụng các quy chuẩn trong nước và nước ngoài với vấn đề thực tiễn trong thiết kế công trình ngầm tại địa phương. Trong đó, nội dung chủ yếu xoay quanh các nhóm giải pháp kỹ thuật cần thiết áp dụng khi bố trí công năng trong không gian ngầm, gồm: giải pháp quy hoạch về không gian, giải pháp về năng cháy, giải pháp thoát nạn, giải pháp thông gió hút khói, giải pháp hệ thống PCCC và phục vụ chữa cháy…

Giữa lý luận với thực tiễn bao giờ cũng có khoảng cách, thế nên để có thể ứng dụng  đề tài khoa học “Giải pháp phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với các công trình ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh” vào thực tế cuộc sống không phải là việc làm một sớm một chiều. Tuy nhiên, với tâm huyết và quyết tâm của cả tập thể như thế này thì tin chắc rằng Cảnh sát PC&CC Thành phố Hồ Chí Minh sẽ luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng giải pháp ứng phó khoa học và hiệu quả, đảm bảo an toàn PCCC-CNCH đối với không gian, công trình ngầm trên địa bàn quản lý, góp phần vào sự phát triển chung, bền vững của Thành phố. 

BÍCH HẠNH (CTV)