web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Bimong Yang Apuei – “Tháp Thần Lửa” ở Di tích Mỹ Sơn

                 

Kết quả hình ảnh cho Bimong Yang Apuei - “Tháp Thần Lửa” ở Di tích Mỹ Sơn

Ngôi “tháp lửa/tháp Thần Lửa” Mỹ Sơn B5, nửa sau thế kỷ 10.           

                                                                                                  Ảnh: Trần Kỳ Phương 

Công trình này có cửa chính luôn luôn được trổ về hướng Bắc và hai cửa sổ nằm ở hai đầu Đông và Tây của tháp. Theo lý giải của các nhà lịch sử nghệ thuật, cửa chính của ngôi tháp này mở về phương Bắc là hướng về Thần Kubera (Thần Tài lộc) – Một trong 08 vị “Hộ thế bát phương thiên” hay là “Astadikpalakas”, đấng ngự trị ở hướng Bắc. 

Vị trí của ngôi “Tháp Lửa” luôn luôn được bài trí một cách cố định trong các tổ hợp kiến trúc đền – tháp Champa. Nếu ngôi đền chính “Kalan” trổ cửa chính về hướng Đông thì ngôi “Tháp Lửa” được đặt ở góc Đông Nam của tổ hợp về phía trước ngôi đền chính. Còn trong trường hợp ngôi đền chính trổ cửa về hướng Tây thì ngôi “Tháp Lửa” cũng được đặt ở góc Đông Nam của tổ hợp, nghĩa là nằm về phía sau ngôi đền chính.

Những ngôi “Tháp Lửa” được xây vào khoảng thế kỷ 10 thì có một phòng như Tháp Mỹ Sơn B5; còn những “tháp lửa” xây vào các thế kỷ 11 – 13 thì có hai phòng như: các Tháp Mỹ Sơn C3, Mỹ Sơn E7, Mỹ Sơn H4, Tháp Bạc (Bình Định), Po Kloong Garai (Ninh Thuận). Xét về tiếu tượng học (iconography) của Hindu giáo, phương vị của Thần Lửa (Agni) ngự tại hướng Đông Nam, cho nên tất cả các ngôi “Tháp Lửa” hay “Tháp Thần Lửa” trong các tổ hợp kiến trúc đền – tháp Champa đều được dựng tại góc Đông Nam của tổ hợp. 

Tên gọi “Tháp Thần Lửa” (Bimong Yang Apuei) của cộng đồng người Chăm hiện nay dành riêng cho công trình này là một bảo lưu từ truyền thống về phương vị của Thần Lửa trong tín ngưỡng Bà-la-môn (Brahmanism). Những ngôi “Tháp Lửa” hay “Tháp Thần Lửa” giữ ngọn lửa thiêng của Thần Agni (Thần Lửa) để thực hành các nghi thức tế lễ tại ngôi Đền Hindu của Champa.

Tại Mỹ Sơn, từ thế kỷ 10 trở đi, các tổ hợp đền – tháp đã được phát triển hoàn thiện để thờ các vị thần phụ như: Thần Phương hướng (Hộ thế bát phương thiên – Astadikpalakas) và các vị Thần Tinh tú (Thất Diệu/Cửu Diệu – Saptagraha/ Navagrahas) tại hai nhóm Mỹ Sơn A và B. Trong nhóm Mỹ Sơn A có sáu ngôi đền phụ bao quanh ngôi đền chính (Kalan) A1, bao gồm các tháp từ A2-A7 cùng với hai cửa chính của tháp A1, thành ra tám hướng, để thờ các thần trong các phương vị sau:

 Hướng Đông (cửa vào phía đông Tháp A1): Thần Indra – Thần Sấm sét (Đế – Thích Thiên) cưỡi con voi Aivarata.

Hướng Đông Nam (Tháp A4): Thần Agni – Thần Lửa (Hỏa Thiên) cưỡi con tê ngưu.

Hướng Nam (Tháp A3): Thần Yama – Thần Chết (Diêm vương/Diêm Ma Thiên) cưỡi con trâu Mahisa.

Hướng Tây Nam (Tháp A2): Thần Nairrta – Thần La – sát (La – sát Thiên) cưỡi Nam nhân (naral/mrtaka). 

Hướng Tây (cửa vào phía tây Tháp A1): Thần Varuna – Thần Nước (Thủy Thiên) cưỡi con ngỗng Hamsa.

Hướng Tây Bắc (Tháp A7): Thần Vayu – Thần Gió (Phong Thiên) cưỡi con ngựa.

Hướng Bắc (Tháp A6): Thần Kubera/Vaisravana – Thần Tài lộc (Tỳ-sa-môn Thiên) cưỡi tòa bảo tháp Vimana. 

Hướng Đông Bắc (Tháp A5): Thần Isana – Đấng Tự tại (Đại Tự tại Thiên) cưỡi con bò Nandin.

Tại nhóm Mỹ Sơn B có bảy ngôi tháp nhỏ thờ các vị thần Tinh tú (Thất tú/Thất Diệu/Saptagrahas) từ B7 – B13 gồm có:

Tháp B7: Thần Ravi – Thần Mặt trời cưỡi con ngựa. 

Tháp B8: Thần Soma – Thần Mặt trăng cưỡi tòa sen.

Tháp B9: Thần Mangala/Agni – Thần Sao Hỏa cưỡi con tê ngưu. 

Tháp B10: Thần Budha-Thần Sao Thủy cưỡi con ngỗng.

Tháp B11: Thần Brhaspati/Indra – Thần Sao Mộc cưỡi con voi.

Tháp B12: Thần Sukra/Isana – Thần Sao Kim cưỡi con bò.

Tháp B13: Thần Sahni/Yama – Thần Sao Thổ cưỡi con trâu.

Trong bối cảnh chung của sự phát triển về kiến trúc đền – tháp tại Di tích Mỹ Sơn, cấu trúc của các ngôi “Tháp Lửa” đều có các song cửa sổ được cấu kết bằng sa thạch, đây là giai đoạn kỹ thuật cấu trúc tháp gạch đã được cải thiện để kết hợp giữa tường gạch với các cấu kiện bằng sa thạch và kỹ thuật cấu trúc tháp cũng bộc lộ một quá trình xây dựng từ đơn giản cho đến phức tạp: từ cấu trúc một phòng của tháp Mỹ Sơn B5 cho đến cấu trúc hai phòng của các Tháp Mỹ Sơn C3, E7, H4. 

Ngoài ra, sự phát triển của tín ngưỡng Ấn Độ giáo tại Thánh địa Mỹ Sơn cũng từ đơn giản cho đến phức tạp, từ sự thờ phượng Thần Siva kép (Shiva double cult) dưới dạng thức “linga” và tượng Siva – nhân dạng tại tháp B1 và C1, cho đến sự bổ sung nhiều hình tượng của các vị Thần Phương hướng/Hộ thế bát phương thiên (Astadikpalakas) và Thất Tú/Thất Diệu (Saptagrahas) vào các ngôi đền phụ xung quanh ngôi đền chính và mỗi tổ hợp đều được tách biệt bởi một hệ thống tường bao (tirumadil). Sự phát triển của kiến trúc đền – tháp Ấn Độ giáo tại Mỹ Sơn đã được kế thừa trực tiếp từ tổ hợp kiến trúc Phật giáo Đồng Dương (có niên đại 875), nghĩa là từ thế kỷ 10 trở về sau. Và sự phát triển toàn diện về các tổ hợp kiến trúc đền – tháp của Mỹ Sơn trong giai đoạn này, gồm ngôi đền chính, các ngôi đền phụ bao quanh ngôi đền chính và hệ thống tường bao, có thể được đặt trong bối cảnh của sự tương quan ảnh hưởng nghệ thuật giữa vương triều Chola ở Nam Ấn với Champa.  

Như vậy, niên đại các ngôi “Tháp Lửa” hay “Tháp Thần Lửa” và tín ngưỡng thờ Thần Lửa (Agni) đã được tôn sùng và phát triển tại Di tích Mỹ Sơn cũng như tại những phức hệ đền – tháp Champa khác chỉ từ thế kỷ thứ 10 trở đi và tên gọi “tháp lửa/tháp Thần Lửa” đồng bào Chăm đã được bảo lưu từ tín ngưỡng Bà-la-môn giáo (Brahmanism) truyền thống của họ qua nhiều thế kỷ./.

HOÀNG QUÂN (Tổng hợp)