Cách đây 36 năm, ngày 28/9/1982, chính người thầy giáo dạy Lịch sử nổi tiếng và cũng là người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ký Quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong Quyết định đã ghi rõ, để ngày 20/11 có ý nghĩa thiết thực, “Về phía giáo viên, cần có những hình thức sinh hoạt phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình” và “Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích”. Từ đó đến nay, trải qua 36 năm, ngày 20/11 hàng năm, luôn là sự kiện đặc biệt, giàu cảm xúc của toàn ngành giáo dục và của mọi người dân Việt Nam.
Chúng ta đều biết, giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Điển hình như, Nhật Bản với quan điểm “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức phương Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; cường quốc Mỹ cũng luôn chú trọng đến việc “Tập trung cho đầu tư giáo dục đào tạo và thu hút nhân tài”; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên Xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế – xã hội”.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn các thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứa đựng toàn bộ giá trị chân lý về vị trí và vai trò của giáo dục đào tạo đối với sự phát triển, hội nhập của nước Việt Nam ta.
Trong giáo dục, vấn đề nổi lên hàng đầu là giáo viên. Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục. Đại thi hào Ta-go đã diễn tả trong câu nói nổi tiếng của mình: “Giáo dục một người đàn ông được một con người. Giáo dục một người đàn bà được một gia đình. Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ”. Nhà giáo dục học vĩ đại Comenxki đã từng nói: “Dưới ánh sáng của mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao biến cố của lịch sử và những thăng trầm của thời gian. Mỗi biến cố, mỗi thăng trầm ấy đều ghi đậm dấu ấn của những người thầy giáo rất bình dị, lỗi lạc, khiêm nhường nhưng vĩ đại. Kể từ kỳ thi Minh kinh bác học (năm 1075) đến nay, dân tộc Việt Nam đã có những người thầy giáo nổi tiếng và đáng kính như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp… Ngày nay, để tiếp bước những thế hệ hiền sĩ, kỹ sư tâm hồn ấy, những người thầy vẫn cần mẫn sớm khuya đưa con đò tri thức đến với các thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước.
Trải qua 42 năm xây dựng, phát triển, đến nay, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc đã có 01 Giáo sư, 04 Phó Giáo sư, 01 Nhà giáo Nhân dân, 12 Nhà giáo Ưu tú, 45 Tiến sĩ, 150 Thạc sĩ, 33 Giảng viên chính, 123 Giảng viên. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đã chủ động, kiên trì khắc phục khó khăn, nêu cao ý thức tự lực, phát huy trí tuệ và tâm huyết trong công tác giảng dạy; tích cực học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tế. Rất nhiều giáo viên với trách nhiệm nghề nghiệp, đã suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện, tham mưu, đề xuất đổi mới nội dung, chương trình đào tạo để cập nhật, sát với thực tế; tích cực nghiên cứu, biên soạn hệ thống giáo trình, tài liệu dạy học; đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên trẻ đã khẳng định, kế tục xứng đáng lớp người thầy đi trước trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các khoa, bộ môn. Nhiều đồng chí đã thường xuyên phấn đấu để thực sự trở thành“Một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Trong năm học 2017 – 2018 vừa qua, khối giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường đã có 18 đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, 56 giáo viên đạt bài, giờ dạy giỏi; về học tập đã có 05 đồng chí bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 32 đồng chí bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; về nghiên cứu khoa học đã tham gia viết 10 bài báo quốc tế đăng ở các hội thảo khoa học quốc tế và các tạp chí quốc tế uy tín trên thế giới; đã nghiệm thu, ban hành 32 giáo trình, tài liệu dạy học, 04 đề tài khoa học cấp Bộ, 15 đề tài khoa học cấp cơ sở, 29 chuyên đề khoa học, 24 sáng kiến cải tiến; 97 lượt giáo viên đi thực tế tại địa phương. Và nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, nhà trường đã tổ chức xét chọn, tôn vinh được 08 “Nhà giáo tiêu biểu” và biểu dương, khen thưởng 61 lượt cán bộ, giáo viên khác. Những thành tích của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã góp phần tạo dựng, khẳng định uy tín, vị thế, thương hiệu của web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc
trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho ngành Công an và cho xã hội.
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam nói chung và đối với web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc
nói riêng. Nó đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ từ nội dung đào tạo đến phương thức dạy và học. Thông tin và tri thức không phải từ một phía mà có tính đa chiều. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chính là tận dụng được tính đa chiều của thông tin và tri thức. Sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và yêu cầu của công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong tình hình mới cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc
.
Phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tích, cống hiến của các thế hệ cán bộ, giáo viên trong suốt chiều dài lịch sử 42 năm qua, web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc
càng ý thức sâu sắc hơn về vinh dự, trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo của nhà trường và sự nghiệp xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Do đó, trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, một nhà trường vững mạnh đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, giáo viên với chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và tràn đầy nhiệt huyết, say mê với nghề. Do đó, trước hết, để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo phải xác định đây là trách nhiệm của toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên nhà trường, mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Mỗi cán bộ, giáo viên dù ở vị trí công tác nào cũng đều phải xác định rõ nhiệm vụ và làm thật tốt nhiệm vụ của mình với phương châm dạy tốt, nghiên cứu khoa học tốt và phục vụ tốt. Đất nước ta ngày càng hội nhập, để giữ vững được sự nghiệp trồng người cho mai sau, đòi hỏi phải có những người thầy có đủ 5 yếu tố quan trọng “Tâm”, “Tầm” , “Tài”, “Đức” và “Trí”.
Hai là, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phải phấn đấu nâng cao hơn nữa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo các tiêu chuẩn chức danh theo quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Công an. Phấn đấu có nhiều nhà giáo đạt các tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư, Giảng viên chính, đạt các danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú; có nhiều giáo viên nghiệp vụ xứng đáng là những cây cổ thụ, là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.
Ba là, đội ngũ nhà giáo cần tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác hiệu quả thư viện điện tử vào quá trình dạy học và nghiên cứu khoa học. Phải quan tâm, chú trọng đến việc xây dựng cho học viên cách tư duy sáng tạo, cách học có phê phán và kỹ năng chọn lọc, xử lý thông tin; phải giúp học viên về phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học viên. Người thầy phải là người định hướng kiến thức và chuẩn hóa về nhận thức cho học viên, chỉ dẫn cho học viên con đường tiếp cận tri thức được nhanh nhất.
Bốn là, phải tăng cường, nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn, biên dịch giáo trình, tài liệu dạy học. Đội ngũ nhà giáo cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc nghiên cứu những vấn đề mới, những vấn đề phức tạp nảy sinh từ thực tiễn công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ hiện nay đang đặt ra cho chúng ta như: Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác giáo dục đào tạo của nhà trường, đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ có hiệu quả thực tế công tác chiến đấu của các đơn vị, địa phương.
Năm là, các thầy giáo, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục cần quán triệt sâu sắc, đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình để luôn “tận tâm, gương mẫu, sáng tạo, xứng danh người thầy”. Hãy luôn phấn đấu là người giảng viên, người quản lý có đủ phẩm chất và năng lực. Thực hiện tốt việc dạy chữ, dạy người và dạy nghề; kết hợp tốt giữa trang bị tri thức với bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách cho học viên; đào tạo, rèn luyện cho học viên những kỹ năng cần thiết của người cán bộ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Phấn đấu để mỗi học viên luôn luôn khắc ghi trong tâm trí của mình về đức tính mô phạm, đạo đức và trí tuệ của hai chữ “người thầy”./.
Đại tá, TS. Lê Quang Bốn
Hiệu trưởng web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc