Tính Lịch sử và Nguy cơ
Với anh Urutau Guajajara, ngọn lửa không lổ bao trùm toàn bộ viện bảo tàng Quốc gia Brazil ở Rio de Janeieo vào ngày 2/9 năm 2018 không khác gì một kẻ giết người. Hàng triệu hiện vật văn hóa đã bị phá hủy trong đám cháy, trong đó bao gồm hàng chục ngàn di vật từ các bộ tộc người Brazil bản địa. Guajajara, thành viên của một trong những bộ tộc bản địa nói với báo The New York Times : “Đối với chúng tôi, sự mất mát này như một cuộc diệt chủng mới, một cuộc tàn sát tất cả các cộng động bản địa một lần nữa, bởi vì nơi đây lưu trữ toàn bộ các giá trị truyền thông, ký ức về nguồn gốc và tổ tiên của chúng tôi”. Tổng thống Brazil, Michel Temer khẳng định những tổn thất này không thể đo đếm được : “Đây là một ngày buồn cho tất cả người Brazil”.
Theo các chuyên gia bảo tàng, lực lượng phòng cháy chữa cháy và các chính trị gia được phỏng vấn sau vụ việc, các tổn thất này đều có thể được ngăn chặn hoàn toàn nếu có sự quan tâm đầu tư cho hệ thống phòng cháy chữa cháy. Viên bảo tàng 200 năm tuổi được cải tạo trên nền cung điện cũ của hoàng gia Bồ Đào Nha, không được trang bị các đầu phun chữa cháy tự động sprinkler và cửa ngăn cháy. Các trụ nước chữa cháy đô thị ở khu vực liền kề cũng không cung cấp đủ nguồn nước để lực lượng cứu hỏa thực hiện nhiệm vụ. Vụ cháy phá hủy hoàn toàn 90% trong số 20 triệu hiện vật được lưu trữ trong bảo tàng. Sau vụ cháy, dư luận xã hội đặt ra một câu hỏi thực tế: “liệu với các công trình mang tính chất văn hóa, lịch sử quan trọng như vậy được trang bị đầy đủ các giải pháp, hệ thống phòng cháy chữa cháy thì thảm kịch có xảy ra nghiêm trọng như vậy không?”
Vụ cháy bảo tàng ở Brazil là vụ cháy mới nhất trong một loạt các vụ cháy lớn xảy ra gần đây cho các công trình lịch sử trên toàn thế giới. Vào tháng 6, một tòa nhà thư viện thư viện của trường Nghệ thuật Glasgow 110 tuổi ở Scotland cũng đã bị phá hủy do xảy ra hỏa hoạn trong quá trình tu sửa, nâng cấp. Vào tháng 8, đám cháy đã tiêu hủy tòa nhà thương mai cổ ở Belfast, Ireland. Tòa nằm trong khu mua sắm của thành phố từ năm 1785 và đang được cải tạo lại lại. Các đầu phun sprinkler đã được lắp nhưng không hoạt động tại thời điểm xảy ra cháy.
Kể từ khi con người bắt đầu xây dựng các công trình kiến trúc, lửa luôn là nguy cơ tiềm ẩn sẵn sàng phá hủy chúng bất kỳ khi nào. Nhà sử học Stephen Pyne đã viết trong cuốn sách “Cháy: Lược sử“ xuất bản năm 2001 của ông: “Các tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng các vật liệu không cháy,… quy hoạch đô thi mở rộng các đường giao thông, thiết lập lực lượng phòng cháy chữa cháy khu vực… đều là các giải pháp nhằm ngăn chặn sự phát triển của đám cháy… Mọi phần trong một công trình xây dựng đều phải tuân theo các thiết kế nhằm ngăn chặn hỏa hoạn, hoặc nếu hỏa hoạn xảy ra phải ngăn chăn được phát triển, lây lan của nó cũng như cung cấp đầy đủ các lối thoát nạn cho cư dân và sự xâm nhập của lực lượng chữa cháy”
Các tòa nhà lịch sử thường được thiết kế và xây dựng cách đây nhiều thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ trước khi các tiêu chuẩn Phòng cháy chữa cháy hiện nay được ban hành, do đó các công trình này không thể nào tránh được các vấn đề tiềm ẩn khi xảy ra hỏa hoạn. Một báo cáo năm 2015 của Siemens, cho thấy mực đổ phổ biến của các đám cháy các công trình lịch sử trong khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Tại Canada, báo cáo cho biết khoảng 30 vụ cháy các công trình lịch sự mỗi năm, tại Scoland, Anh là 10 vụ mỗi năm và Đức 70 vụ mỗi năm.
Các vụ cháy nổ tại các công trình có tính chất văn hóa lịch sử quan trọng là một vấn đề được được các tổ chức và công ty như NFPA, Nationnal Park Service và Siemen quan tâm và đưa ra các giải pháp. Báo cáo của Siemens cũng trình bày chi tiết các giải pháp kỹ thuật để ngăn ngừa hỏa hoạn trong các công trình này bao gồm trang bị hệ thống báo cháy tự động tiên tiến, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và các giải pháp ngăn cháy sử dụng vải chống cháy. Các giải pháp phương tự cũng được trình bày trong NFPA 914, cũng như NFPA 909 Bảo vệ tài sản văn hóa – Bảo tàng, Thư viện và địa điểm tâm linh.
Tuy nhiên do thiếu sự hỗ trợ của chính phủ, quan điểm sai lầm của chủ cơ sở, nhưng khó khăn nội tại của công trình, cũng như chi phí dành cho việc cải tạo, nâng cấp gây nhiều khó khăn khiến các giải pháp này trong thực tế thường không được thực hiện. don Moeller, một chuyên gia tư vẫn kỹ thuật an toàn phòng cháy của California và là chủ tịch ủy ban kỹ thuật NFPA 941 Tiêu chuẩn An toàn phòng cháy cho các công trình văn hóa lịch sử cho biết: Nếu bạn cố gắng áp dụng các tiêu chuẩn mới vào các công trình lịch sử nói trên, thì các giải pháp cải tạo, nâng cấp sẽ rất tốn kém và đầy thử thách, nên cách dễ nhất là người ta sẽ làm ngơ và không làm gì cả”
Phương hướng chuyển dịch
Để tránh tình trạng này, Moeller cho biết, các chủ sở hữu các công trình kiến trúc, tòa nhà lịch sử và các cơ bản có thẩm quyền nên cùng nhau thống nhất và xây dựng các tiêu chí và giải pháp thay thể nhằm đảm bảo an toàn phòng cháy cho công trình. Trong đó mỗi công trình phải là một tùy chỉnh riêng biệt phù hợp với đặc điểm kiến trúc cũng như tính năng của công trình. Việc hợp tác để tìm ra các giải pháp sáng tạo cho phép thay thế các yêu cầu của tiêu chuẩn mà không vượt qua chi phí đầu tư của chủ cơ sở hoặc không làm hư hỏng các kiến trúc, kết cấu có tính văn hóa, lịch sử. Ví dụ các yêu cầu thay thể cầu thang thoát nạn có thể được bỏ qua, do các cầu thang mặc dù không đáp ứng được theo các tiêu chuẩn hiện tại tuy nhiên về một phần vẫn đảm bảo được lối thoát nạn. (Để rõ hơn về các giải pháp mà các kiến trúc sư đã đề xuất, độc giả có thể xem bài việt “Resorting Justice” đăng trên tạp chí NFPA tháng 9/10 năm 2018).
Tuy nhiên, các nâng cấp khác, đặc biệt là đối với các đầu phun sprinkler hoàn toàn đáng để đầu tự, thậm chí trong cả trường hợp các công trình này theo tiêu chuẩn hiện hành không phải lắp đặt. Moeller nói: “Nếu các công trình này được lắp đặt các đầu phun sprinkler, tôi nghĩ rằng kết quả sẽ khác biết đáng kể”. Các lo ngại từ cộng đồng về việc khi lắp đặt hệ thống Sprinkler sẽ tiềm ẩn nguy nước sẽ gây thiệt hại tới các tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật trong công trình. Để phản bác lại lập luận này, Moeller nói: “Sự kích hoạt vô tình hệ thống chữa cháy tự động sprinkler là rất hiếm xảy ra còn nếu xảy ra cháy thật thì thiệt hại do cháy xảy ra còn lớn hơn nhiều việc lo lắng về nhưng nguy cơ tiềm ẩn do nước”.
Đám cháy ở viện Bảo tàng Brazil bị đổ lỗi phần lớn vì thiếu kinh phí đầu tư của chính phủ để sửa chữa và nâng cấp bảo tàng. Ở các khu vực khác trên thế giới, như Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ, sự tài trợ của chính phủ cho các tòa nhà lịch sử cao hơn nhiều vì chúng được xem như mộ phần của tài sản văn hóa chung của công đồng. Báo cáo từ hiệp hội bảo tàng Hoa Kỳ, cho thấy rằng từ năm 1989 tới năm 2012, 38% kinh phí đầu tư của họ là đến từ chính phủ. Tuy nhiên gần đây, Tổng thổng Trump đã tiến hành các đạo luật cắt giảm sâu chi phí đầu tư này cho các mục đích khác. Xu hướng này đã đẩy bảo tàng và các tòa nhà lịch sử khác không có sự lựa chọn nào khác, ngoài việc dựa vào các nỗ lực bản than để gây các quỹ nhằm sửa chữa, và nâng cấp.
Vụ cháy ở viện Bảo tàng Brazil có thể đã đánh dấu cho một sự thay đổi. “Đó là một sự thật không may, nhưng thường là cách tốt nhất để thúc đẩy sự chú ý của dự luận và chính phủ vào vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các công trình có giá trị văn hóa, lịch sử cao”. Moeller kết luận.
Hồng Hải – Văn Thành (Khoa 1)