web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tổ chức học tập theo nhóm cho học viên (Phương pháp giảng dạy tích cực)

1. Tổ chức cho học viên học tập theo nhóm

Với phương pháp tổ chức cho học viên học tập theo nhóm có thể áp dụng trong suốt quá trình học tập hoặc cũng có thể áp dụng một phần trong quá trình học tập.

1.1. Tổ chức nhóm

Ngay buổi đầu của môn học Giảng viên nên thông báo cho học viên biết cách tổ chức nhóm và nội dung hoạt động học tập của nhóm. Việc tổ chức nhóm sao cho Giảng viên có thể bao quát được nhóm. Số lượng thành viên trong nhóm vừa đủ để làm việc được và đồng thời phải phát huy được tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm.

Thông thường nhóm khoảng từ 4-6 học viên và nên có nhóm trưởng. Giảng viên có thể phân nhóm ngẫu nhiên hoặc theo sự sắp xếp của mình. Cũng có khi để tự học viên lựa chọn và tự kết nhóm (do có thể đã có sẵn nhóm làm việc ăn ý với nhau).

 Cơ cấu tổ chức nhóm: Một nhóm có hoạt động hiệu quả cần có cơ cấu tổ chức:

Nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm, nhóm trưởng có thể do các thành viên trong nhóm bầu hoặc do giảng viên chỉ định.

Có thể có Nhóm phó nếu quy mô nhóm lớn để thay thế nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt hoặc hỗ trợ nhóm trưởng trong một số việc.

Thư ký để ghi chép các diễn biến công việc, thảo luận của nhóm, thư ký có thể được thay đổi theo từng công việc hoặc cố định từ đầu đến cuối.

Phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể của từng vị trí của thành viên trong nhóm (học viên trong nhóm tự phân công công việc).

Trưởng nhóm phải có năng lực, nhiệt tình và có uy tín: Trưởng nhóm sẽ góp phần quyết định thành công của một nhóm học tập. Trong hoạt động của một nhóm, Trưởng nhóm đóng vai trò quan trọng, là người chịu trách nhiệm trước thầy cô, tập thể lớp về hoạt động của nhóm, là người điều hành và tổ chức công việc của nhóm, đảm bảo cho nhóm đi đúng hướng, là người động viên thôi thúc mọi người học tập (làm việc) và tháo gỡ khó khăn khi cần thiết …

1.2. Giao việc cho nhóm (giao đề tài)

 Có thể giao cùng một nội dung công việc/đề tài chung cho các nhóm hoặc mỗi nhóm một đề tài khác nhau nhưng mức độ khó khăn tương đương nhau. Đề tài thảo luận phải thuộc nội dung môn học, có thể có nhiều hướng khai thác khác nhau. Phải đặt câu hỏi cụ thể, rõ ràng. Hướng dẫn cụ thể và định hướng cách thức làm việc. Lựa chọn vấn đề thảo luận phải hấp dẫn, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của học viên. Có thể cho các nhóm về nhà chuẩn bị, hoặc cũng có thể thảo luận ngay tại lớp tùy theo chủ đề và yêu cầu. Nếu thảo luận tại chỗ, thời gian thảo luận phải phù hợp với nội dung và yêu cầu của vấn đề thảo luận.

 1.3. Nhóm thảo luận và thuyết trình

Giảng viên công bố cách thức thuyết trình bằng phương tiện gì? Người thuyết trình được chỉ định ngẫu nhiên hay cho nhóm chọn và đề cử (nếu nhóm đề cử thì mỗi lần thuyết trình sẽ phải thay người khác để mỗi cá nhân đều có cơ hội thuyết trình). Dù thực hiện bằng cách nào nhưng yêu cầu đặt ra là mỗi thành viên trong nhóm phải hiểu và nắm được nội dung bài thuyết trình của nhóm mình (có thể yêu cầu bất kỳ thành viên nào trong nhóm lên tóm tắt bài thuyết trình trước khi người khác thuyết trình). Giảng viên chỉ định nhóm nhận xét và phản biện cụ thể hoặc mời ngẫu nhiên bất kỳ trong những nhóm khác phản biện hoặc cũng có thể phản biện tự do (cho học viên xung phong). Nên để cho các lớp được tự do phản biện trước, nếu không ai nhận xét và phản biện thì giảng viên mới chỉ định. Lúc này giảng viên nên đóng vai trò là người quan sát, qua đó ghi nhận đúng sai và đánh giá các nhóm.

Giảng viên cũng có thể đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình và cũng có thể hỗ trợ nhóm trả lời câu hỏi của các nhóm khác khi nhóm thuyết trình không trả lời được hoặc đặt thêm câu hỏi gợi mở để nhóm có thể trả lời. Trong quá trình các nhóm thảo luận, giảng viên đi tới từng nhóm, lắng nghe, gợi ý và thăm dò xem nhóm nào làm việc tích cực, hiệu quả hơn.

1.4. Đánh giá hoạt động của nhóm:

 Để việc đánh giá kết quả hoạt động của nhóm được chính xác, công bằng và minh bạch, cần thực hiện đánh giá qua nhiều khâu, nhiều phần:

Giảng viên có nhận xét, phân tích kết quả thực hiện của từng nhóm, so sánh với các nhóm khác để học viên nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của nhóm mình. Từ đó, giảng viên chỉ ra những cái được, những cái chưa được để học viên hiểu đúng vấn đề .

 Học viên tự đánh giá kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm: Ngay từ buổi đầu, giảng viên công bố cách thức nhóm tự cho điểm các thành viên khi tham gia vào công việc nhóm theo từng chủ đề bằng cách cả nhóm sẽ thống nhất tỷ trọng điểm của từng thành viên sẽ được hưởng trong chủ đề (bài) đó.

 Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:

Sau phần thuyết trình của các nhóm và phần nhận xét của giảng viên, giảng viên yêu cầu các nhóm bình chọn lẫn nhau (chỉ bình chọn, không chấm điểm), đây là việc làm phát huy tính dân chủ trong việc đánh giá đồng thời giúp cho giảng viên đưa ra kết quả cuối cùng một cách công bằng.

Giảng viên chấm điểm: 

 Giảng viên chấm điểm cho các nhóm sau khi đã có sự bình chọn giữa các nhóm với nhau. Phần châm điểm của giảng viên nên bao gồm: phần nội dung thuyết trình của nhóm và phần phản biện (nếu nhóm phản biện hay). Ngoài ra, có thể chấm thêm phần kỹ năng thuyết trình. Tất cả những nội dung chấm điểm phải được công bố trước cho cả lớp biết.

2. Một vài nhận xét về phương pháp tổ chức cho học viên học tập theo nhóm

Ưu điểm của phương pháp

Việc ứng dụng phương pháp này đã tích cực hóa người học. Qua đó, giúp họ chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức nên tạo được sự thích thú, khơi dậy niềm đam mê trong việc tìm kiến thức và từ đó học viên sẽ hiểu biết nhiều hơn.

Thông qua việc chủ động tìm tòi và khám phá kiến thức mới giúp học viên tư duy chủ động thay vì tư duy thụ động lối cũ chỉ nghe thầy giảng, lĩnh hội kiến thức một chiều.

Trong quá trình làm việc nhóm giúp học viên rèn luyện tính tự chủ trong công việc (nhóm phân công) và biết cách phối hợp với các thành viên khác trong nhóm (tổng hợp thành công việc chung), từ đó giúp học viên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, một kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này. Giúp học viên rèn luyện kỹ năng trình bày (kỹ năng thuyết trình) trước đám đông thông qua thuyết trình bài thảo luận của nhóm.

Nhược điểm của phương pháp

Vẫn còn tạo kẽ hở cho một số đối tượng lười học, thiếu ý thức tự chủ trong học tập, chờ hưởng lợi từ thành tích của nhóm.

Việc đánh giá khó có sự công bằng tuyệt đối giữa các thành viên trong nhóm, vì giảng viên không thể biết hết mức độ đóng góp của từng học viên, mặc dù nhóm đưa ra tỷ trọng điểm mỗi thành viên được hưởng.

Thuận lợi

Tài liệu học tập và tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng giúp học viên tìm kiếm dễ dàng hơn.

Các kênh thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng, tiện lợi hơn trong việc thu thập, thậm chí học viên ngồi tại lớp vẫn có thể thu thập thông tin qua internet một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Điều kiện cơ sở vật chất của các trường ngày nay cũng tốt hơn rất nhiều so với trước đây, giúp học viên có nhiều phương tiện để học tập, để thuyết trình.

Kỹ năng của học viên trong việc sử dụng các phương tiện, trình độ công nghệ thông tin, kỹ năng thuyết trình… của học viên tốt hơn trước nên thuận lợi trong việc áp dụng phương pháp này vào giảng dạy.

Khó khăn

Nhiều học viên ở các tỉnh xa xôi vào thành phố học còn thiếu thốn nhiều thứ, không có phương tiện để truy cập, thu thập kiến thức. Hơn nữa, nhiều em cũng chưa thành thạo trong một số kỹ năng liên quan đến phương pháp này nên việc học của các em gặp khó khăn.

Thông tin trên các phương tiện truyền thông được đăng tải từ nhiều nguồn khác nhau nên có mức độ chính xác và tin cậy khác nhau làm cho người học khó phân biệt sự chính xác của kiến thức thu thập được…. 

 Với những ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi cũng như những khó khăn còn tồn tại, việc áp dụng phương pháp tổ chức cho học viên học tập theo nhóm đòi hỏi người thầy phải nỗ lực nhiều hơn để không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm giúp các em học viên học tập tốt hơn.

                                                                                      Thanh Hải (TT1)