web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Đẩy mạnh công tác xây dựng, nhân rộng mô hình tự quản về an ninh, trật tự

Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Toàn huyện có 13 xã; 98 thôn, bản với 9,202 km đường biên giới tiếp giáp với huyện Mã Quan (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), đây là địa bàn sinh sống của 15 dân tộc anh em, trong đó người Mông chiếm hơn 80%. Do địa hình vùng cao chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, đời sống của người đồng bào thiểu số còn nhiều khó khăn, trình độ nhận thức hạn chế, những năm qua, tình hình xuất cảnh trái phép, phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương sang Trung Quốc lấy chồng, làm thuê, các loại tội phạm: Trộm cắp tài sản, tệ nạn cờ bạc, mua bán phụ nữ… mặc dù đã giảm đáng kể nhưng vẫn tồn tại ở một số địa bàn với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khiến cho ANTT trên địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Trước tình hình đó, Công an huyện Si Ma Cai đã xác định công tác xây dựng mô hình tự quản về ANTT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Nữ Công an viên tuyên truyền xây dựng mô hình tự quản trên địa bàn.

 

Để công tác xây dựng mô hình tự quản đi vào chiều sâu, những năm qua, Công an huyện Si Ma Cai đã bám sát Chỉ thị số 06/2011/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về “Đổi mới công tác vận động quần chúng, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Hướng dẫn số 1696/HD-CAT-PV28  ngày 4/11/2014 về “Phương pháp quản lý, xây dựng các mô hình, tổ chức quần chúng tự quản về ANTT” của Công an tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó, Công an huyện chủ động tham mưu cho Huyện ủy Si Ma Cai xây dựng Chương trình hành động số 41-CTr/HU ngày 15/8/2012 về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 1/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới” trong đó chú trọng đến công tác xây dựng mô hình tự quản về ANTT.

Đội Xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT Công an huyện Si Ma Cai đã trực tiếp phối hợp với các cơ quan, đơn vị, nhà trường và Ủy ban nhân dân các xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng mô hình tự quản; chủ động rà soát, khảo sát địa bàn để xây dựng mới các điểm mô hình, trong đó quan tâm đặc biệt đến các địa bàn trọng điểm phức tạp về ANTT, các xã chuẩn bị hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đối với các mô hình đang hoạt động sẽ tiếp tục củng cố kiện toàn Ban, Tổ điều hành mô hình, nghiên cứu bổ sung các nội dung, quy ước hoạt động của mô hình cho phù hợp với tình hình thực tế. Cùng với nguồn ngân sách của tỉnh, Công an huyện đã chủ động đề xuất Ủy ban nhân dân huyện Si Ma Cai hỗ trợ một phần kinh phí để duy trì hoạt động của các mô hình.

Công an huyện Si Ma Cai thăm hỏi, động viên các Trưởng mô hình tự quản

trên địa bàn.

 

Theo báo cáo tổng kết 10 năm xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ giai đoạn 2006 – 2016 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ huyện Si Ma Cai cho thấy, hầu hết các mô hình sau khi thành lập đã phát huy hiệu quả trong đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định tại địa phương; từng bước giảm thiểu các vụ việc phức tạp về ANTT, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại cơ sở. 

Tính đến đầu tháng 10/2018, toàn huyện đã xây dựng, duy trì hoạt động 13 loại với hơn 124 điểm mô hình, tiêu biểu như “Dòng họ tự quản về ANTT” với 37 dòng họ tại 78 điểm; mô hình “Thôn bản bình yên, gia đình hạnh phúc” tại 25 điểm; mô hình “Thôn bản tự quản về ANTT” tại 3 điểm… Các mô hình tự quản về ANTT được triển khai đồng bộ, rộng khắp tại 13 xã, thu hút đông đảo sự tham gia của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ. Điển hình như mô hình dòng họ Vàng (tại thôn Hồ Sáo Chải, xã Thào Chư Phìn), dòng họ Thào (tại thôn Nàng Cảng, xã Si Ma Cai), dòng họ Lừu (tại thôn Say Sán Phìn, xã Mản Thẩn; thôn Sảng Chúng, xã Sín Chéng)… đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người trong dòng họ luôn tuân theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định tại địa phương; từng bước hạn chế tình trạng tảo hôn; không xuất cảnh trái phép qua biên giới, không di dịch cư tự do; không để xảy ra tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình và vi phạm về trật tự công cộng; tăng cường công tác giáo dục con em trong độ tuổi vị thành niên không bỏ đi khỏi địa phương…

Thực hiện quy chế phối hợp về xây dựng khu vực giáp ranh phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo ANTT giữa các địa phương. Công an huyện Si Ma Cai đã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã xây dựng mô hình thôn giáp ranh ở thôn Sảng Nảng Cảng 2 (xã Lử Thẩn, huyện Si Ma Cai) với thôn Tả Chả 2 (xã Lùng Phình, huyện Bắc Bà); thôn Cốc Cù (xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai) với thôn Na Măng (xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương)… Thông qua công tác phối hợp, trao đổi thông tin đã giúp các địa phương giải quyết các vụ việc phát sinh tại địa bàn giáp ranh; từng bước ngăn chặn tệ nạn xã hội. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay, thông qua các hòm thư tố giác tội phạm, nhân dân đã cung cấp hơn 357 nguồn tin, trong đó nhiều nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng Công an huyện Si Ma Cai kịp thời ngăn chặn, xử lý các vụ việc liên quan đến tình hình ANTT tại địa bàn.

Lực lượng Công an huyện, Công an xã tiến hành tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

 

Theo Trung tá Ma Seo Kí, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT Công an huyện Si Ma Cai cho biết, bên cạnh những thành tích đạt được, công tác xây dựng mô hình tự quản tại một số xã trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều khó khăn cần phải tiếp tục tháo gỡ, đặc biệt là vấn đề duy trì hoạt động của các mô hình. Tại một số xã vùng sâu, vùng xa, chính quyền địa phương chưa thực sự sâu sát, quan tâm đúng mức đến hoạt động của mô hình. Điển hình như xã Bản Mế là xã giáp ranh biên giới Trung Quốc, những năm qua, tình hình người dân bỏ đi khỏi địa phương sang bên kia biên giới làm thuê thường xuyên khiến cho công tác nắm tình hình, quản lý nhân hộ khẩu tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn, chính quyền xã đã tiến hành khảo sát và đề xuất xây dựng 03 loại mô hình tại 07 thôn nhưng đa số các mô hình hoạt động vẫn chưa huy hiệu quả. Bên cạnh đó, một số mô hình được xây dựng, tuy nhiên sau một thời gian hoạt động do không đáp ứng được hoàn cảnh thực tiễn nên trong thời gian tới Công an huyện Si Ma Cai đề xuất xin tạm dừng hoạt động như: Mô hình “Thôn bản bình yên, gia đình hạnh phúc” tại thôn Bản Kha (xã Sín Chéng);  thôn Cán Cấu (xã Cán Cấu)…

Để tiếp tục phát huy vai trò, từng bước khắc phục hạn chế của các mô hình tự quản về ANTT, thời gian tới, Công an huyện Si Ma Cai sẽ tiếp tục bám sát Chương trình, Kế hoạch của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Si Ma Cai và Công an tỉnh Lào Cai về công tác xây dựng mô hình tự quản từ đó xây dựng nội dung công tác, chủ động phân công cán bộ trực tiếp xuống cơ sở, nắm tình hình, tổ chức tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung và xây dựng mô hình tự quản nói riêng; từng bước nâng cao hơn nữa nhận thức của lực lượng Công an cấp cơ sở, xác định công tác xây dựng mô hình tự quản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi để xây dựng phong trào tại địa phương; đẩy mạnh công tác khảo sát, xây dựng đến kiểm tra, đánh giá chất lượng hoạt động của từng mô hình tự quản, qua đó phát hiện những mô hình với cách làm hay, sáng tạo, đem lại hiệu quả cao để bồi dưỡng, nhân rộng thành những mô hình điển hình; đổi mới hình thức, nội dung công tác tuyên truyền, vận động để thu hút, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia vào mô hình. Đặc biệt, mỗi loại mô hình phong trào, Công an huyện Si Ma Cai sẽ có hồ sơ theo dõi, xác định quy mô tổ chức, cơ chế, lề lối hoạt động từ đó làm cơ sở để thực hiện công tác khen thưởng cho những mô hình hoạt động có hiệu quản đồng thời thanh loại những mô hình tự quản hoạt động yếu kém, không phù hợp hoặc điều chỉnh, chuyển đổi thành những mô hình tiên tiến hơn.

Bá Ngọc