web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Trường Đại học PCCC phát động phong trào đọc sách và tổ chức nói chuyện chuyên đề “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Đến dự có Thiếu tướng, TS Lê Quang Bốn – Hiệu trưởng nhà trường; Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái – Tổng Biên tập Tạp chí CAND; GS. TS Hoàng Chí Bảo – Chuyên gia cao cấp UV Hội đồng lý luận Trung ương, cùng khách mời đại biểu các nhà sách và toàn thể cán bộ, giáo viên và học viên trường Đại học PCCC.

 

Đồng chí Thiếu tướng Lê Quang Bốn – Hiệu trưởng phát biểu tại buổi lễ.

 

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thiếu tướng Lê Quang Bốn – Hiệu trưởng web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc khẳng định, nhiều năm qua, lãnh đạo nhà trường, các đơn vị trực thuộc luôn quan tâm đến phong trào đọc sách trong cán bộ, chiến sĩ, học viên và chú trọng nâng cao chất lượng công tác thư viện, phòng đọc trong nhà trường.

Thiếu tướng Lê Quang Bốn nhấn mạnh, Lễ phát động phong trào đọc sách và nói chuyện chuyên đề “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” là hoạt động hưởng ứng “Phong trào đọc sách trong Công an nhân dân” do Bộ Công an phát động nhằm tiếp tục coi trọng, quan tâm hơn nữa việc tổ chức thực hiện phong trào đọc sách, phát triển văn hóa đọc.

Bên cạnh đó, đồng chí Thiếu tướng Hiệu trưởng cũng khẳng định trong thời gian tới, Ban giám hiệu nhà trường sẽ tập trung tuyên truyền, động viên cán bộ, chiến sĩ quan tâm đến sách, hình thành thói quen đọc sách; đồng thời, tiếp tục kiện toàn, xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, phòng đọc, tủ sách trong nhà trường.

 

 

GS. TS Hoàng Chí Bảo – chuyên gia cao cấp Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương

nói chuyện về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Trong chương trình buổi lễ phát động phong trào đọc sách, GS. TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, một chuyên gia nghiên cứu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đã có buổi nói chuyện chuyên đề “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Tham dự buổi sinh hoạt chính trị chuyên đề này với toàn thể cán bộ, chiến sĩ và học viên của nhà trường.

Theo GS Hoàng Chí Bảo, Bác ghi bản Di chúc khởi thảo đầu tiên là tài liệu Tuyệt đối bí mật, bởi vì nhìn lại trong hoàn cảnh đất nước còn đang chia cắt, kháng chiến chống Mỹ còn rất gian nan vất vả, đời sống quốc tế cũng nhiều nỗi bất hòa, đây là một trong những nỗi đau của Bác. Những điều Bác dặn thiêng liêng và hệ trọng sau khi Bác mất chúng ta mới có thể biết về điều này. Bác ghi tuyệt đối bí mật là như vậy.

Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong Di chúc là đạo đức cách mạng với hệ chuẩn mực giá trị cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đó cũng là đạo đức hành động, mà điểm đặc biệt nhấn mạnh là đạo đức và sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên trong điều kiện Đảng cầm quyền.

Đó là đạo đức trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân, giữa Nhà nước với nhân dân, sự quan tâm chăm lo của Đảng đối với giáo dục, rèn luyện đạo đức trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Như Người căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.

Phân tích về tình cảm sự quan tâm của Bác với lực lượng Công an nhân dân, GS. Hoàng Chí Bảo nhấn mạnh: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn quan tâm đến công tác Công an. Những lần đến thăm, làm việc, huấn thị, hay gửi thư động viên, khen thưởng Công an, Người đều nhấn mạnh đến hai vấn đề chính mà mỗi cán bộ, chiến sĩ cũng như toàn Lực lượng Công an nhân dân phải thực hiện cho tốt, đó là: Phải tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, biết dựa vào dân mà làm việc, bảo vệ quyền lợi của nhân dân và phải chú ý xây dựng Lực lượng Công an nhân dân về mọi mặt.

Đặc biệt, Bác căn dặn mỗi chiến sĩ Công an nhân dân phải thường xuyên tu dưỡng, học tập, rèn luyện và phấn đầu suốt đời những phẩm chất đạo đức và tư cách người Công an cách mạng của nhân dân:

Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính.

Đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ.

Đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành.

Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép.

Đối với công việc phải tận tụy.

Đối với địch phải cương quyết, khôn khéo”.

Người cũng nhắc nhở trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Trong Đảng, cán bộ, đảng viên phải sống với nhau có tình, có nghĩa, phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức thực hành dân chủ và cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, để luôn xứng đáng là người lãnh đạo và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân như Người mong muốn. Người viết: “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”.

Kết thúc buổi nói chuyện chuyên đề, Thiếu tướng Lê Quang Bốn – Hiệu trưởng cảm ơn GS. Hoàng Chí Bảo đã có buổi nói chuyện chuyên đề sâu sắc  giúp cho cán bộ, chiến sĩ và học viên của nhà trường nhận thức rõ hơn về những giá trị thiêng liêng trong Di chúc của Bác Hồ. Từ đó, giúp thầy và trò ý thức rõ hơn trách nhiệm của mình với Tổ quốc với nhân dân.

 

 

 

Cùng ngày, Thư viện trường Đại học PCCC đã tổ chức triển lãm giới thiệu sách tới toàn bộ cán bộ, giáo viên và học viên tại sảnh nhà hiệu bộ và sân trường.

PV2 – TT1.