web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hình thoi cháy – NFPA 704

 

NFPA 704 đánh giá mc độ độc hi ca vt liu theo bn tiêu chí chính được mã màu, trong đó các đặc tính được đánh giá theo cp độ t 0 (không nguy him) đến 4 (rt nguy him).

o    Xanh lam: kh năng nh hưởng đến sc khe

o    Đỏ: khả năng cháy nổ

o    Vàng: khả năng hoạt hóa
o    Trắng: các đặc tính nguy hiểm riêng của vật liệu.

2. Ý nghĩa của các màu trong hình thoi cháy

MÀU ĐỎ: KHẢ NĂNG CHÁY NỔ

(0): Hoàn toàn không cháy. VD: nước

(1):  Nhiệt độ chớp cháy trên 200°F.VD: dầu đậu nành.

(2): Có thể bắt cháy khi bị gia nhiệt nhẹ hoặc đặt trong môi trường có nhiệt độ cao. Nhiệt độ chớp cháy từ trên 100°F và không vượt quá 200oF. VD: dầu diesel.

(3): Thể lỏng và thể rắn có thể bắt cháy hầu như ở bất kỳ nhiệt độ nào. Nhiệt độ chớp cháy dưới  100°F. VD: xăng dầu.

(4): Dễ dàng phân tán vào không khí, bay hơi nhanh và hoàn toàn ở nhiệt độ và áp suất thường. Nhiệt độ chớp cháy dưới 73°F. VD: Propane C3H8

MÀU XANH LAM: ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

(0): Chất cháy thường, hoàn toàn không độc hại với sức khỏe. VD: Lanolin

(1): Chất cháy có độ độc hại thấp đối với sức khoẻ

(2): Chất cháy nguy hiểm đến sức khoẻ. VD: P, K, Na

(3): Chất cháy cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ

(4): Chất cháy gây chết người.

MÀU TRẮNG: CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT

Trong ô màu trắng có thể có các ký hiệu sau:

ACID: axit

OX hoặc OXY: Chất oxy hóa. VD: NaNH4

COR: Chất ăn mòn, là axit hoặc kiềm mạnh. VD: H2SO4, KOH

BIO: Tác nhân sinh học nguy hiểm. VD: virus bệnh đậu mùa.

POI: Chất độc. VD: nọc nhện độc.

W: không được sử dụng nước để chữa cháy

MÀU VÀNG: ĐỘ KHÔNG ỔN ĐỊNH / PHẢN ỨNG

(0): Bền vững, thậm chí trong cả điều kiện cháy nổ, và không phản ứng với nước. VD: khí Heli

(1): Thông thường thì bền vững, nhưng có thể trở nên mất ổn định ở nhiệt độ và áp suất cao.

(2): Tính chất hóa học thay đổi mạnh dưới áp suất và nhiệt độ cao, phản ứng mạnh hoặc có thể gây nổ khi trộn lẫn với nước. VD: P, K, Na

(3): Chỉ nổ hoặc phân hủy gây nổ khi tiếp xúc nguồn phát lửa mạnh, bị nung nóng trong môi trường kín, khi bị va chạm mạnh hoặc khi tiếp xúc với nước (gây cháy nổ dữ dội). VD: fluorine.

(4): Rất dễ nổ hoặc phân hủy gây nổ ở nhiệt độ và áp suất thường.

VD: RDX,  nitroglycerine./.

                                                            Bích Ngọc – (BM Ngoại ngữ)