web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Mô hình “Bến tàu du lịch tự quản về an toàn PCCC&CNCH” – cần chủ động PCCC từ cộng đồng

 

Theo thống kê, số lượng tàu được cấp phép hoạt động chở khách du lịch tại đây là 12 phương tiện. Hàng năm, bến tàu vận chuyển trên 20.000 lượt khách. Đặc biệt, vào dịp cao điểm như lễ hội Đảo Hòn Dấu, lượng khách đổ về tham quan, chiêm bái trên Đảo Dấu có thể lên tới 13.000 lượt. Nhu cầu cao của khách du lịch một mặt tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy dịch vụ du lịch tại địa phương nhưng đồng thời cũng kéo theo các nguy cơ mất an toàn về PCCC&CNCH vì theo thói quen, vào các dịp lễ, Tết, du khách thập phương khi ra đảo thường mang theo đồ dùng sinh hoạt, dễ phát sinh cháy nổ như: bình gas mini, cồn, than hoa, vàng mã, bếp than để phục vụ đun nấu, bán hàng…


Ngoài ra, trên tàu vận tải hành khách luôn có khối lượng lớn chất cháy là dầu trong khoang máy và két dầu để hoạt động. Những nguyên liệu này nếu bị rò rỉ sẽ gây nguy cơ cháy rất cao. Bên cạnh đó, lượng người trên các phương tiện vận chuyển hành khách thường khá đông, đủ mọi lứa tuổi, thành phần và nhận thức về công tác PCCC&CNCH cũng khác nhau. Bất kỳ một hành động sơ xuất nào trong việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, vi phạm nội quy an toàn về PCCC&CNCH đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

 

Đồng chí Trung tá Hoàng Ngọc Tuấn – Đội Trưởng Đội PCCC&CNCH, Công an quận Đồ Sơn cho biết: thời gian vừa qua, tại khu vực bến tàu và các phương tiện tham gia chưa xảy ra sự cố cháy, nổ. Tuy nhiên, khu vực bến tàu Nam Đồ Sơn là nơi tập trung đông người, nguy cơ cháy, nổ là rất cao. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, công tác PCCC&CNCH luôn được lực lượng Công an cùng các cơ quan, ban ngành đặc biệt chú trọng.

Nguy cơ phát sinh dẫn đến sự cố tai nạn, cháy nổ trên tàu. Nguy hiểm hơn, với đặc điểm của tàu khi có cháy, nổ xảy ra, ngọn lửa bốc cao tỏa nhiều khói, khí độc. Cường độ bức xạ nhiệt lớn bao trùm toàn bộ tàu sẽ gây khó khăn trong công tác chữa cháy. Khi thời gian cháy vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng đắm tàu, dầu tràn ra biển gây cháy lớn, đe dọa các tàu, thuyền lân cận trong bến đỗ và khu vực xung quanh. Đa số các tàu vẫn chưa được lồng ghép kiến thức và kỹ năng về PCCC cho nhân viên và du khách. Trong khi đó, sự cố cháy nổ tại tàu thường bắt nguồn từ sự thiếu an toàn của hệ thống điện, gas và sự bất cẩn của nhân viên, du khách khi sử dụng lửa tại các khu vực chứa nhiều vật dụng dễ cháy. Vì vậy, mô hình “Bến tàu du lịch tự quản về an toàn PCCC&CNCH” tại bến Nam Đồ Sơn được triển khai góp phần phát động phong trào “Toàn dân tích cực tham gia PCCC”, gắn với phong trào thu đua của ngành du lịch trên địa bàn quận nhằm từng bước xây dựng bến tàu đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn về PCCC.

 

Bến tàu Nam Đồ Sơn là nơi vận chuyển

du khách ra tham quan, chiêm bái Đảo Dấu.

 

 

Ngay khi mô hình được triển khai, Trung tâm Dịch vụ và Phát triển Du lịch Đồ Sơn đã phối hợp chặt chẽ với Đội PCCC&CNCH – Công an quận Đồ Sơn tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công nhân viên, thuyền viên, người lao động về kiến thức PCCC&CNCH, trách nhiệm của mỗi tập thể, cá nhân trên khu vực bến và các phương tiện hoạt động trên bến.

 

 

Việc kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về cháy nổ được Ban Quản lý bến và trên các phương tiện vận tải khách phải đảm bảo các điều kiện về lối thoát nạn, thông gió, thoát khói, an toàn, mỹ quan, văn minh và vệ sinh môi trường. Tất cả các tàu theo đó đều được cải tạo hệ thống điện, có quy định chế độ kiểm tra, sử dụng hệ thống điện và được bố trí đủ nguồn lực phục vụ công tác chữa cháy cũng như phân công lực lượng và trang bị đầy đủ phương tiện theo quy định. Tại khu vực bến tàu, Trung tâm đã xây dựng Bảng Nội quy an toàn PCCC gồm 7 điều được đặt tại cổng ra vào khu vực bến để bất kỳ người dân, du khách và các chủ phương tiện đều có thể quan sát thấy.

 

 

Vì vậy, để có một chuyến du lịch an toàn cần phải chủ động phòng ngừa sự cố cháy, nổ tàu du lịch bằng các biện pháp sau:

 

1/ Tuyên truyền giáo dục và phổ biến các quy định của pháp luầt về PCCC đối với chủ doanh nghiệp, thuyền trưởng, thuyền viên hoạt động trên tàu. Các chủ doanh nghiệp và mọi du khách cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trước sự an toàn cho mỗi con tàu và tuân thủ nghiêm pháp luật về PCCC. Trong đó, doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí, trang thiết bị đủ đáp ứng yêu cầu phòng ngừa cháy nổ và tiến hành ngay việc thực tập các phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật.

2/ Trang bị đầy đủ các thiết bị PCCC tại chỗ như bình chữa cháy xách tay, chăn chiên dập cháy,…phao cứu sinh đầy đủ sẵn sàng ứng phó khi có sự cố cháy xảy ra.

3/ Cần có sự quan tâm hơn nữa của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi có tàu ca nô trực tiếp neo đâu. Cấp phép hoạt động đối với tàu ca nô chuyên chở hành khách du lịch khi có đủ điều kiện an toàn PCCC và các điều kiện an toàn khác. Cơ quan chức năng đặc biệt là Cảnh sát PCCC&CNCH công an các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra an toàn PCCC định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời chấn chỉnh khắc phục sai phạm về PCCC đối với các tàu.

4/ Khi hành khách lên tàu cần phải phổ biến các nguyên tắc an toàn PCCC và hướng dẫn cách xử lý tình huống khi có cháy nổ xảy ra./.

PV