web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hải Phòng: Tăng cường công tác PCCC tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí

 

Ở mỗi đô thị trong cả nước nói chung, và thành phố Hải Phòng nói riêng, số cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí càng nhiều, đa dạng về loại hình, quy mô, tính chất hoạt động. Các cơ sở này thường nằm ở khu vực trung tâm đông người, nhiều khu phố có hàng chục quán karaoke, quán cafe, nhà hàng, khách sạn… liền kề, dẫn tới tình trạng không đảm bảo khoảng cách an toàn. Cộng với đó, việc lắp đặt nhiều bảng hiệu, quảng cáo lớn bao quanh công trình cũng là một trong những tác nhân gây nên nguy cơ cao về cháy nổ. Mặt khác, dù được thiết kế, xây dựng với kiến trúc bắt mắt, song hầu hết các công trình này có bậc chịu lửa thấp, chỉ có duy nhất một lối thoát nạn, nhiều cơ sở được cải tạo lại, không đúng với thiết kế và mục đích sử dụng ban đầu. 

Ngoài ra, vật liệu trang trí ở các cơ sở này thường là vật liệu dễ cháy như mút xốp để cách âm. Hệ thống thiết bị điện không đồng bộ, lắp đặt nhiều thiết bị chiếu sáng công suất lớn, bố trí quá nhiều thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế…Trong khi đó, tại hầu hết cơ sở hệ thống PCCC lắp đặt trong công trình thường chưa đầy đủ, ít kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng; chủ  cơ sở không chú ý đến điều kiện an toàn PCCC, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định. Ý thức, kiến thức về PCCC của người dân đến vui chơi giải trí còn nhiều hạn chế, nhất là việc sử dụng lửa, sử dụng nhiệt tùy tiện.

Với tất cả những yếu tố trên, các loại cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí luôn tiềm ẩn nguy hiểm cháy, nổ rất cao. Khi xảy ra sự cố, công tác thoát nạn, cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy gặp nhiều khó khăn, dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tình hình an sinh xã hội và an ninh trật tự. Điển hình như: Vụ cháy vũ trường Golf  (Cần Thơ xảy ra vào 23h30’) ngày 05/12/2012, khiến cho hơn 100 người có mặt được phen hoảng loạn; vụ cháy quán bar Zone 9 (Hà Nội) làm 6 người chết, nhiều người bị thương tháng 11/2013; vụ cháy quán Karaoke 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) năm 2016, làm 13 người chết, thiệt hại về tài sản ước hàng chục tỷ đồng. Tại Hải Phòng, trong khoảng 5 năm trở lại đây, đã xảy ra 20 vụ cháy ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Đơn cử như vụ cháy Nhà hàng 5ive Beer Club, lô 22, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng xảy ra vào ngày 13/4/2019. Các vụ cháy đều được dập tắt kịp thời, không để xảy cháy lan, cháy lớn, thiệt hại về tài sản không đáng kể. Tuy nhiên, đây thực sự là nguy cơ cao, nếu không có các biện pháp, giải pháp công tác phù hợp, hiệu quả, nhất là dịp mùa hanh khô hay Tết Nguyên đán 2020 đang đến gần.

 

Chữa cháy quán Karaoke 188 đường Hai Bà Trưng,

phường Cát Dài, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng

 

Xuất phát từ tình hình trên, những năm qua, lực lượng Cảnh sát PCCC- Công an thành phố Hải Phòng đã triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp, biện pháp công tác để phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn cháy, nổ ở tất cả các địa bàn, khu vực nói chung và ở các loại hình cơ sở này nói riêng. 

Qua công tác kiểm tra, bên cạnh các cơ sở thực hiện tốt công tác PCCC, nhiều cơ sở vẫn còn tồn tại nhiều lỗi vi phạm. Điển hình như: Tự ý câu móc, đấu nối các thiết bị tiêu thụ điện không đúng quy định, không lắp đặt các thiết bị bảo vệ như Aptomat, rơ le…; không đủ số lượng cầu thang và chiều rộng lối thoát nạn, các vật dụng gây cản trở lối thoát nạn; chủ cơ sở và nhân viên chưa được tập huấn nghiệp vụ PCCC, trang bị phương tiện chưa được quan tâm đầu tư hợp lý, việc bảo quản, bảo dưỡng không thường xuyên. Nhiều cơ sở không xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; chưa mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; hồ sơ quản lý PCCC, tổ chức, hoạt động của đội PCCC cơ sở còn thiếu… Những vi phạm trên đã được lực lượng Cảnh sát PCCC hướng dẫn các biện pháp khắc phục, đồng thời kiên quyết xử lý những sai phạm, vi phạm; đã có hàng chục cơ sở bị cơ quan Cảnh sát PCCC ra Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

Theo thống kê của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH- CATP Hải Phòng, hiện thành phố Hải Phòng có 939 cơ sở kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ; 352 cơ sở kinh doanh vũ trường, quán bar, karaoke và hàng trăm các cơ sở dịch vụ giải trí tập trung đông người. Nguy cơ xảy ra cháy nổ ở các cơ sở này vẫn luôn tiềm ẩn, hiện hữu, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Chính vì vậy, để bảo đảm an ninh, an toàn PCCC, các cấp, các ngành cần tiếp tục phối hợp tham mưu quy hoạch xây dựng phát triển đô thị phải chú trọng đến quy hoạch về PCCC đồng thời quy hoạch, bố trí xây dựng các cơ sở kinh doanh dịch vụ phù hợp cho công tác quản lý chung.

Với vai trò của mình, lực lượng Cảnh sát PCCC đã chủ động tham mưu cho Giám đốc CATP đề xuất UBND thành phố chỉ đạo các ban, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc, triệt để chức năng quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí; phối hợp chặt chẽ trong cấp giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT…; chỉ cho phép đưa công trình vào hoạt động khi đã đầy đủ điều kiện an toàn PCCC theo quy định của pháp luật; nếu xảy ra cháy nổ gây thiệt hại lớn, nhất thiết phải xem xét, kiểm điểm trách nhiệm của từng ngành, từng cấp trong thực hiện vai trò quản lý.

Lực lượng Cảnh sát PCCC cần phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội trong công tác quản lý, giám sát, theo dõi việc chấp hành quy định về PCCC ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm chắc tình hình công tác PCCC, CNCH ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí; tuyên truyền, huấn luyện, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng PCCC, cứu nạn, cứu hộ cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người đứng đầu cơ sở, nhân viên, lực lượng PCCC cơ sở các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí; cảnh giác chủ động phòng ngừa cháy, nổ; kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra và tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; nhân rộng phong trào toàn dân tham gia PCCC…/.

Lệ Trang (CATP Hải Phòng)