web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở dệt, may và biện pháp phòng cháy

Thời gian gần đây, tình hình cháy, nổ trên địa bàn cả nước có nhiều diễn biến phức tạp, đáng chú ý là đã xảy ra một số vụ cháy lớn tại các cơ sở dệt may gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội điển hình như:  Vụ cháy kéo dài 26h tại công ty may  ở khu công nghiệp Trà Nóc, Cần thơ đã thiết hại nghiêm trọng về tài sản cũng như thời gian, công sức của lực lượng cảnh sát PCCC; hay vụ cháy xảy ra tại xưởng dệt may thuộc Công ty Vũ Xuân, Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 02 giờ 30 ngày 17/11/2015, làm 01 người chết và 02 người bị thương; Gần đây nhất là vụ cháy vụ cháy xảy ra vào rạng sáng 21/7 tại Công ty TNHH may mặc Makalot Việt Nam đóng trên địa bàn xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) đã làm sập toàn bộ 2 nhà xưởng 2A và 2B có tổng diện tích 14.000m2 của Công ty, toàn bộ trang thiết bị máy may và các nguyên liệu phục vụ sản xuất tại 2 xưởng này bị hư hỏng. Đây là tiếng chuông cảnh báo về công tác đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở dệt, may gia công và các kho hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho gia công, may mặc chỉ một phút lơ là mất cảnh giác là nguy cơ cháy có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả thiệt hại về người và tài sản là không thể lường trước được.

 

 

 

Cháy tại kho vải phế liệu rộng 1000m2 ở Tiền Giang

 

Hầu hết, các cơ sở dệt, may thường được chia thành 3 khu vực chính gồm kho, khu vực sản xuất và khu vực hành chính. Các cơ sở dệt, may tập trung số lượng lớn các chất dễ cháy đó là vải, sợi, các loại len dạ, bông, các loại dầu mỡ bôi trơn máy móc thiết bị ngành may; nhiều máy móc, trang thiết bị hoạt động với công suất lớn dễ gây ra hiện tượng quá tải, chập mạch; tập trung đông người lao động.

 

Song, thực tế công tác phòng cháy tại các cơ sở dệt may, chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đối với các cơ sở may mặc cũ tồn tại trước khi có luật PCCC ban hành thì đa phần hoặc không có, hoặc lắp đặt không đầy đủ các hạng mục về PCCC. Nhưng điều đáng nói ở đây là không ít người đứng đầu các cơ sở dệt may vẫn còn chủ quan, lơ là trong việc quản lý, điều hành công tác PCCC ngay tại đơn vị của mình. Đó chính là nguy cơ xảy ra cháy nổ tại các cơ sở này.

 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra cháy nổ tại nơi này là do bất cẩn trong sử dụng nguồn điện và vật dụng dễ cháy không giữ đúng khoảng cách an toàn với các thiết bị điện do đó, khi chập cháy, tia lửa sẽ nhanh chóng bén các các vât dụng này và cháy lan rất nhanh. Phương châm “4 tại chỗ” với: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện tại chỗ và Vật tư, hậu cần tại chỗ được coi là quan trọng nhất trong công tác PCCC, nhưng trên thực tế vẫn có nhiều cơ sở may mặc chưa thật sự xem trọng vấn đề này. Các đám cháy thường được phát hiện trễ, thông tin báo cháy chậm, khiến thời gian cháy tự do kéo dài; lực lượng PCCC cơ sở sử dụng các phương tiện tại chỗ kém hiệu quả; trữ lượng chất cháy quá nhiều và nguồn nước phục vụ cho công tác chữa cháy không đảm bảo…, đó là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng tại các cơ sở đệt, may.

 

Để thắt chặt hơn nữa công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với các cơ sở dệt may. Đối với tất cả cơ sở may mặc thuộc diện phải thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC thì cơ quan Cảnh sát PCCC sẽ có văn bản kiến nghị chủ đầu tư thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. Thứ hai, đối với một số công trình trước đây đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC nhưng vẫn chưa thực hiện lắp đặt các hạng mục PCCC theo quy định của pháp luật hiện hành thì đơn vị chức năng cũng sẽ có văn bản.

Lực lượng cảnh sát PCCC kiểm tra tại các cơ sở may mặc

 

Để chủ động phòng ngừa, tăng cường các biện pháp PCCC đối với các cơ sở hoạt động dệt, may gia công và các kho hàng hóa, nguyên liệu phục vụ cho gia công, may mặc; các cơ sở sản xuất, gia công nhỏ lẻ hàng may mặc xen kẽ trong các khu dân cư, chúng ta cần lưu ý thực hiện một biện pháp an toàn PCCC sau:

 

Một là, niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn chung cho cả công trình, cho từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn. Đảm bảo các điều kiện về khoảng cách an toàn phục vụ công tác thoát nạn như: không để hàng hóa, vật tư cản trở lối thoát nạn; dựng rào chắn, khóa cửa trên lối và đường thoát nạn. Đối với các cơ sở sản xuất, gia công hàng may mặc độc lập với quy mô lớn phải có đủ số lối thoát nạn theo quy định, lối thoát phải đủ kích thước theo số người ở tập trung đông nhất.

 

Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC cho tất cả công nhân viên làm việc tại các công ty may mặc chứ không chỉ riêng cho đội ngũ PCCC cơ sở, sao cho đảm bảo rằng mỗi công nhân viên đều phải biết các biện pháp PCCC, để có thể chủ động và kịp thời xử lý khi phát hiện ra cháy.  Bên cạnh đó, các cơ sở may mặc cũng phải tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt. Đồng thời, các cơ sở tuyệt đối không xem nhẹ công tác tự kiểm tra các vấn đề liên quan đến PCCC.

 

Ba là,  thường xuyên tổ chức kiểm tra, phân công người theo dõi quy trình quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt; những nơi dễ  phát sinh cháy như: máy móc, thiết bị sử dụng điện, dây dẫn điện, dây chuyền công nghệ…, những nơi có các vật liệu dễ cháy như: khu vực chứa phế liệu, kho chứa hàng, khu vực hóa chất… nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

 

Bốn là, lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptômat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng biệt các nguồn điện: chiếu sáng, bảo vệ phục vụ thoát nạn, chữa cháy, nguồn điện sản xuất, sinh hoạt. Kiểm tra việc thực hiện các quy định trong sử dụng điện: như có ngắt cầu giao, aptômat, tắt nguồn các thiết bị máy móc, thiết bị khi không sử dụng. Có giải pháp chống tĩnh điện đối với những dây chuyền sản xuất, thiết bị phát sinh tĩnh điện.

 

Năm là, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, dọn vệ sinh chung sau mỗi ca làm việc, lau chùi vệ sinh máy móc, thiết bị sử dụng điện, dây dẫn điện loại trừ chất cháy thoát ra trong quá trình sản xuất nhằm hạn chế sự cháy tạo thành môi trường nguy hiểm cháy nổ. Sắp xếp hàng hóa theo đúng quy định an toàn PCCC.

 

Sáu là, phát huy vai trò người đứng đầu cơ sở, phụ trách quản lý cơ sở công tác tuyên truyền, tự kiểm tra an toàn PCCC; lập đội PCCC cơ sở, mỗi bộ phận, phân xưởng có tổ PCCC hoặc có người tham gia đội PCCC; mỗi ca làm việc bố trí lực lượng thường trực chữa cháy. Định kỳ tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, cứu hộ, cứu nạn cho lực lượng PCCC cơ sở. Lập và thực tập thường xuyên phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nhiều tình huống khác nhau ở cơ sở để lực lượng này đủ khả năng ứng phó với mọi tình huống xảy ra.

 

Tóm lại, việc đảm bảo an toàn phòng cháy đối với các cơ sở dệt may nó riêng và các cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung phụ thuộc rất nhiều vào ý thức và thói quen tự giác tuân thủ theo đúng quy trình và quy định trong sản xuất kinh doanh của những người đứng đầu cơ sở và của từng cán bộ công nhân lao động. Do vậy, cần phải nhận thức thật đúng đắn nhằm thấy được tầm quan trọng trong công tác PCCC để nâng cao ý thức góp phần giảm thiểu những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.

Thanh Hải  (TT1)