Trên toàn bang New South Wales có khoảng 40 đám cháy xảy ra. Tính tới 9/10/2019, có tới 30 ngôi nhà có nguy cơ cháy rụi hoặc hư hỏng nặng do cháy rừng ở phía Bắc nước này. Các nhà khí tượng học và các cơ quan cứu hỏa không ngạc nhiên về điều này. Theo dự báo, các kỷ lục về tình trạng nắng nóng và gió đã xảy ra tại một số vùng của bang New South Wales và Queensland trong tuần này, với khả năng xảy ra hỏa hoạn ở mức độ cao. Mùa cháy rừng ở Úc bắt đầu sớm hơn bình thường. Năm nay, nó bắt đầu vào tháng 9 ở phía Đông vùng biển. Năm 2018 và năm 2013, những đám cháy rừng vào mùa xuân đã tấn công bang New South Wales. Các đám cháy cũng đã ảnh hưởng đến phần lớn phía Đông Nam của nước Úc vào năm 2015.
Các yếu tố gây ra cháy rừng nghiêm trọng là nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh cùng với lượng mưa thấp trong thời gian dài. Những yếu tố thời tiết này được sử dụng để tính toán mức độ nguy hiểm của đám cháy tại khu vực, sử dụng chỉ số thời tiết cháy rừng. Chỉ số phản ánh mức độ dễ xảy ra cháy rừng vào một ngày nhất định, trong đó số 0 biểu thị ở mức thấp, 50 là mức có thể ban hành lệnh cấm lửa và 100 là nguy cơ cháy cao. Thiệt hại về người và tài sản thường xảy ra vào những ngày có chỉ số cao ở một khu vực cụ thể. Nhưng các yếu tố thời tiết khắc nghiệt theo mùa không phải lúc nào cũng gây ra các đám cháy. Các yếu tố khác bao gồm địa hình, thảm thực vật, lửa và thời tiết trong ngày.
Người lính cứu hỏa đang dập tắt đám cháy rừng
tại Taree, New South Wales, Úc vào ngày 10/11.
Một số yếu tố gây ra cháy rừng bao gồm: nhiệt độ, lượng nhiên liệu nạp tình hình khô hạn, tốc độ gió và độ ẩm. Cơ quan Khí tượng Úc (BoM) và Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) cho biết nhiệt độ nước Úc đã tăng lên 1 độ C kể từ năm 1910 và con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), sự gia tăng nồng độ khí nhà kính từ giữa thế kỷ 20 là nguyên nhân chính gây ra sự . Thời tiết nóng lên làm tăng số ngày trong năm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Nhiên liệu khô – số lượng rừng và bụi cây khô dễ cháy có liên quan đến sự gia tăng của phát thải khí. Trong điều kiện thích hợp, cácbon điôxít (CO2) hoạt động như một loại phân bón làm tăng sự phát triển của cây. Thời tiết khô hạn khiến tình hình phức tạp hơn. Các mô hình máy tính phức tạp đã không tìm thấy dấu hiệu về mối liên quan giữa BĐKH và sự gia tăng khí CO2 trong sự suy giảm mưa tạo ra hạn hán ở miền Đông nước Úc hiện nay.
Tuy nhiên, nhiệt độ cao làm tốc độ bay hơi nhanh hơn. Chúng cũng kéo dài mùa sinh trưởng của thảm thực vật ở nhiều vùng, dẫn đến sự thoát hơi nước nhanh hơn (quá trình cây hút nước từ đất và bốc hơi thông qua lá và hoa). Kết quả là đất, thảm thực vật và không khí có thể khô hơn so với trước đây với cùng một lượng mưa trong quá khứ. Sắp đến mùa hè năm 2020, thời tiết ấm và khô bất thường xảy ra ở các vùng rộng lớn của Úc. Hiện nay, nhiệt độ trên mức trung bình xảy ra ở hầu hết các năm và năm 2019 đã xảy ra 5 đợt khô kỷ lục, trở thành năm khô hạn nhất kể từ năm 1970. Trong đó, Úc ghi nhận tháng nóng nhất xảy ra vào tháng 1/2019, tháng 7 là tháng nóng thứ 3 trong năm và ngày nóng nhất trong năm xảy ra vào tháng 10 theo ghi chép hồ sơ nhiệt độ khác.
Thảm họa cháy rừng khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử Australia, với gần 200 đám cháy vẫn đang hoành hành trên hầu khắp lục địa châu Đại Dương rộng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản cũng như tàn phá hệ động vật hoang dã. Cháy rừng tại Úc tính đến ngày 7/1/2020 đã thiêu rụi hơn 8 triệu ha đất (gần gấp đôi diện tích nước Bỉ), trong đó chỉ riêng bang New South Wales mất 1,2 triệu ha. Nếu so với đợt cháy rừng khủng khiếp hồi tháng 9 tàn phá rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới – “lá phổi xanh” của Hành tinh Amazon, số diện tích rừng bị cháy ở Australia nhiều hơn gấp 7 lần, trong khi con số này cũng cao gấp 3 lần so với diện tích rừng bị thiêu trụi trong đợt cháy rừng năm 2018 ở bang California. Ít nhất 25 người đã thiệt mạng do cháy rừng trên toàn Australia, chủ yếu tại New South Wales, bang đông dân thứ hai ở nước này. Hàng nghìn người bị mắc kẹt ở các thị trấn ven biển vẫn chưa thể trở về nhà. Giới chức đã cảnh báo về nguy cơ của cuộc khủng hoảng nhân đạo. Ngoài ra, hơn 10 triệu người trên khắp Australia đang phải hít thở bầu không khí độc hại do khói bụi ô nhiễm từ các đám cháy rừng bao trùm bầu trời.
Tại New South Wales, bầu trời trong ngày 5/1/2019 biến thành màu đỏ mịt mù do hậu quả của cháy rừng. Ngay tại thủ đô Canberra, các trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, cửa hàng, bảo tàng và các địa điểm vui chơi, giải trí đều đóng cửa do chỉ số chất lượng không khí đo được đã vượt gấp 22 lần so với mức bị coi là nguy hại, khi. Cháy rừng cũng đã thiêu hủy hơn 1.800 nhà dân và hàng nghìn cơ sở vật chất khác. gần 500 triệu động vật, trong đó có 8.000 gấu túi (gấu Koala) – chiếm 30% tổng số gấu túi ở Australia, đã chết do không thể chạy thoát thân khỏi “biển lửa”. Theo Bộ Môi trường , những trận cháy rừng quy mô lớn đã phá hủy khoảng 30% môi trường sinh sống của loài Koala và một số loài sinh vật khác. Giới khoa học cho rằng có thể phải mất hàng thập niên mới khôi phục được hệ động vật hoang dã ở Australia. Ngoài những thiệt hại về người, vật chất và hệ sinh thái, giới chức Australia đang rất lo ngại các vụ cháy rừng nghiêm trọng gần khu vực hồ chứa nước ngọt lớn nhất của thành phố Sydney có thể nhiễm vào nguồn nước quý này. Bên cạnh đó, hàng loạt lớp tro đen từ các đám cháy rừng đã khiến những bãi biển nước xanh trong ở Sydney trở nên loang lổ với những lớp bùn than đặc quánh, đe dọa làm ô nhiễm nguồn cung nước sinh hoạt của thành phố cảng. Các nhà sinh thái học còn cảnh báo, nếu tàn tro cháy rừng rơi xuống các bể chứa nước ngọt ở Sydney rồi tích tụ, có thể dẫn tới hiện tượng tảo độc nở hoa, khi hoa tảo bắt đầu quá trình phân hủy, chúng sẽ sử dụng hết lượng oxi và làm giảm môi trường oxi sinh tồn của cá, gây ra nguy cơ cá chết hàng loạt.
Ngành du lịch Australia cũng đang gánh chịu những thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm triệu USD do các đám cháy rừng hoành hành tại khu vực bờ biển phía Đông. Cháy rừng đã tàn phá một số khu vực du lịch trọng điểm của Australia, bao gồm Đông Gippsland, bang Victoria và bờ biển phía Nam bang New South Wales. Lửa lớn bao trùm nhiều nơi đang đe dọa biến hàng chục địa danh du lịch từng tấp nập du khách thành những “thành phố ma”. Ở thành phố Vịnh Batemans, các siêu thị, cửa hàng và quán bar đều đã đóng cửa. Địa điểm duy nhất còn hoạt động là trung tâm lánh nạn, nơi tá túc của hàng trăm người dân trong các lều trại hoặc trên xe tải. Cơ quan Du lịch Australia đã lùi thời điểm phát động chiến dịch quảng bá du lịch mới ở nước này.
Ngành bảo hiểm của Australia cũng chịu tác động mạnh khi mùa cháy rừng tại Australia năm 2019 đến sớm và diễn biến bất thường. Hội đồng Bảo hiểm Australia cho biết từ ngày 8-11, các công ty bảo hiểm đã nhận 4.299 hồ sơ yêu cầu bồi thường trị giá khoảng 297 triệu AUD (gần 200 triệu USD) cho 1.485 ngôi nhà và các tài sản khác bị hủy hoại vì cháy rừng. Hội đồng này dự kiến con số thiệt hại sẽ tăng lên sau khi có các đánh giá chính thức. Các chuyên gia kinh tế nhận định thảm họa cháy rừng có thể sẽ khiến các công ty bảo hiểm giảm phạm vi bảo hiểm đối với một số rủi ro nhất định và tăng phí bảo hiểm.
Australia đã trải qua một mùa Đông khô hạn đến mức một số dòng suối có thể là những khoảng cách ly các đám cháy giờ đây cũng đã cạn kiệt… khi ngọn lửa bốc cao với gió lớn tạo thành các quả cầu lửa lăn vài trăm mét khiến cho đám cháy lan nhanh không thể kiểm soát nổi. Trên thực tế, cháy rừng là mối lo ngại ở Australia trong mùa Hè nóng và khô, nhưng năm nay các đám cháy đến sớm hơn mọi năm với sức tàn phá mạnh hơn. Các đám cháy bùng phát trong điều kiện thời tiết khô nóng bởi một số vùng của các bang Queensland và New South Wales đã trải qua tình trạng hạn hán kéo dài 3 năm qua mà giới khoa học cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng này là tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.
Trong những tháng qua, quân đội Australia đã tích cực tham gia công tác dập tắt cháy rừng tại nhiều khu vực ở nước này, cung cấp sự hỗ trợ trong các nỗ lực tìm kiếm, cứu nạn, hậu cần… Tính đến thời điểm này, khoảng 2.000 binh sĩ đã được triển khai. Chính phủ liên bang Australia thông báo dành ít nhất 2 tỷ AUD (1,36 tỷ USD) cho các hoạt động khắc phục hậu quả cháy rừng trên cả nước.
Theo đó, cơ quan này sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền các bang và địa phương trong việc dựng lại cầu, đường và cơ sở hạ tầng quan trọng khác, cũng như thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác, bao gồm cả hỗ trợ sức khỏe cho người dân bị ảnh hưởng bởi cháy rừng.
PV