web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nhớ mãi một mùa Xuân Canh Tý

 

Bác Hồ đến thăm gia đình đồng chí Trương Từ Thức –

Đội trưởng Đội PCCC – Công an TP Hà Nội

đêm Giao thừa Xuân Canh Tý 1960.

Có lẽ, cha tôi là người may mắn và vinh dự vì suốt cuộc đời cách mạng của ông đã có nhiều dịp được gặp gỡ và cận kề bên Bác. Nghe cha tôi kể lại thì vào năm 1945, cha tôi là một trong 6 người lính được vinh dự chọn vào Tiểu đội bảo vệ Bác trên đường đến Quảng trường Ba Đình đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Những ngày kháng chiến chống Pháp, cha tôi cùng đồng đội gắn bó với chiến khu Việt Bắc và nơi ông công tác lúc đó là Ty Công an Tuyên Quang. Khi tôi còn nhỏ, gia đình tôi sống trên đất Phú Thọ. Đến ngày kháng chiến thắng lợi, gia đình tôi chuyển về Hà Nội để thuận tiện cho công tác của cha tôi. Cũng từ đó, cha tôi gắn bó với nghề chữa cháy. 

 

Ngày 01/01/1955, Đội PCCC Hà Nội của cha tôi được cử một tiểu đội 7 người, do đồng chí Lục Văn Giỏi chỉ huy tham gia bảo vệ lễ đài trên Quảng trường Ba Đình nhân dịp mít tinh chào mừng Đảng và Chính phủ sau 9 năm kháng chiến trường kỳ trở về Thủ đô, khi đó tôi mới 6 tuổi. Cha tôi kể lại rằng, sau cuộc mít tinh diễn ra an toàn, Bác đã đi từ lễ đài xuống, rẽ qua thăm đơn vị chữa cháy đang làm nhiệm vụ. Bác ân cần bắt tay từng người và chúc: “Nhân dịp năm mới, Bác chúc các chú thất nghiệp”. Đối với cha tôi và đồng đội, lời chúc vui vẻ của Bác vừa là lời động viên, vừa là mục tiêu giao nhiệm vụ mà Người tin tưởng giao phó cho lực lượng Công an trong công tác PCCC mà bất cứ người lính PCCC nào đến nay vẫn luôn khắc ghi sâu sắc.

 

Tuổi thơ của anh chị em chúng tôi lớn lên cùng với những kỷ niệm, niềm vinh dự, tự hào về cha tôi và niềm khao khát được một lần gặp Bác. Tôi may mắn hơn các anh chị em trong gia đình, vào năm 10 tuổi (năm 1959), tôi đã có dịp được gặp Bác. Khi đó, tôi vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đội Thiếu niên Thủ đô đón Tổng thống Xu-các-nô (Tổng thống In-đô-nê-xi-a) thăm Việt Nam. Khi đó, tôi còn là cậu học sinh lớp 3 ở Trường Mạc Đĩnh Chi. Hôm đó, trời Hà Nội lất phất mưa nhưng cả Đội Thiếu niên ai cũng háo hức và tự hào và mong đến phút giây được gặp Bác. Thấy bóng Bác xuất hiện, chúng tôi ùa chạy theo Bác. Bác cùng Chủ tịch Xu-các-nô rất gần gũi với chúng tôi. Bác ân cần căn dặn chúng tôi gắng sức học tập tốt và rèn luyện tốt. Lúc bấy giờ, món quà mà Bác tặng mỗi thiếu niên trong Đội chúng tôi là một chiếc kẹo. Nhưng với chúng tôi, đó là món quà vô giá mà chúng tôi luôn nâng niu, cất giữ. Những lời căn dặn của Bác, chúng tôi luôn khắc ghi suốt cả cuộc đời.

Nhưng có lẽ, niềm xúc động lớn lao, niềm vinh dự tự hào của tôi và đại gia đình tôi là đêm 30 Tết năm Canh Tý (1960), gia đình tôi được Bác đến thăm và chúc Tết. Bác đến thật bất ngờ. Người không đi phía cổng chính vì không muốn mọi người biết có sự xuất hiện của Người. Trong đêm mưa phùn, rét “cắt da cắt thịt”, trước thời khắc Giao thừa năm Canh Tý, Bác bước vào gia đình tôi từ phía cổng sau (một cái dốc trơn vì mưa phùn và tiết trời lạnh giá). Cả gia đình tôi như “vỡ òa” vì bất ngờ và xúc động. Tất cả mọi người trong đại gia đình tôi quây quần bên Bác, ai cùng muốn được đứng gần bên Bác. Bác ân cần hỏi thăm từng người. Trước hết là các cụ già về tình hình sức khỏe. Nhìn bức hoành phi của gia đình tôi, Bác hỏi cha tôi:

– Nhà chú có người là nhà Nho phải không?

Cha tôi thưa:

– Thưa Bác! Đúng thế ạ. Đó là ông nội của cháu.

Bác dịch 4 chữ trên bức hoành phi của gia đình tôi là: “Lễ Do Nghĩa Khởi”. Bác giải nghĩa 4 chữ đó là: Lễ nghĩa đều xuất phát từ đây. Bác nói: chỉ có những nhà Nho trọng Lễ – Nghĩa mới treo 4 chữ ấy. Bác mong gia đình ta giữ được truyền thống đạo nghĩa như lời dạy trên bức hoành phi.

Bác lại hỏi cha tôi:

– Nhà chú là nơi thờ tự cả từ đường, vậy chắc chú là trưởng họ?

– Thưa Bác! Vâng ạ!

– Thế chú có gia trưởng không?

– Thưa Bác! Cháu là trưởng họ nhưng cháu luôn biết lắng nghe ý kiến của mọi người trong gia đình, cả gia đình luôn hòa thuận, đoàn kết, “trên kính dưới nhường”, chia sẻ mọi điều cùng nhau trong cuộc sống.

Bác dặn cha tôi: Chú là trưởng họ cũng như là thủ trưởng của một đơn vị. Bác mong chú cũng giữ được quan điểm như vậy khi là thủ trưởng đơn vị nhé!

Bác ân cần hỏi thăm từng người ăn Tết có đầy đủ không. Đến người cô ruột của tôi, Bác hỏi:

– Cháu làm nghề gì?

– Thưa Bác, cháu làm ngành thương nghiệp!

Bác dặn cô tôi: Ngành thương nghiệp các cháu làm sao phải quan tâm, phân phối cho công bằng để mỗi người dân đều có Tết nhé. 

 

Rồi Bác bắt nhịp bài hát “Kết đoàn”, tất cả mọi người cùng hát. Bác chia kẹo cho bọn trẻ chúng tôi. Trước khi chia tay gia đình chúng tôi, Bác nhìn lên phía bàn thờ của gia đình tôi, Bác nói: Tết này gia đình mình có bánh chưng, như thế là có Tết rồi. Đất nước mình còn nhiều người cơ cực không có Tết. Bác mong mọi người đừng quên điều đó. Xúc động trước sự quan tâm sâu sắc của người, ngay số Báo Công an đầu Xuân năm đó, cha tôi đã viết bài “Bác đến” bày tỏ niềm xúc động, tự hào và lòng biết ơn sâu sắc tới Bác. 

 

Thời gian Bác đến thăm và chúc Tết gia đình tôi thật ngắn ngủi nhưng đó là những giây phút quý báu mà mỗi thành viên trong gia đình chúng tôi luôn khắc ghi lời dạy của Bác với tất cả niềm tự hào. Đối với cha tôi, đó là nguồn động viên sâu sắc tiếp thêm nghị lực cho cha tôi cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt là trong những ngày Đế quốc Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc. Những ngày đó, mẹ tôi thay cha chăm sóc và nuôi dạy chúng tôi để cha tôi yên tâm công tác mà không một lời ta thán về sự vất vả, gian khổ, hy sinh. Tôi cũng có nhiều dịp được gần gũi với những người đồng đội của cha tôi. Họ đều rất cởi mở, thân tình, gắn bó với gia đình chúng tôi như ruột thịt. Cha tôi thường nhờ mẹ tôi giúp đi thu mua quả bồ kết về để cha tôi nghiên cứu, chế tạo chất chữa cháy gì đó mà lúc bấy giờ tôi cũng chưa hiểu được. Những tháng năm đó, Bác vẫn dõi theo từng bước đi của lực lượng PCCC Thủ đô mà cha tôi làm thủ trưởng. Vụ chữa cháy Kho xăng Đức Giang năm 1966, cha tôi cũng đồng đội đã đẩy lùi “giặc lửa” với kinh nghiệm chữa cháy bằng nước khiến chuyên gia nhiều nước bạn trên thế giới cũng phải nể phục. Bác đã gửi thư khen lực lượng PCCC Thủ đô và Người căn dặn 4 điều mà sau này lực lượng Cảnh sát PCCC luôn xem đó là “kim chỉ nam” cho mọi hành động. Còn cha tôi thì được Người tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba. Tấm Huân chương và Bằng khen cùng lá thư của Bác đã được Phó Chủ tịch nước – Tôn Đức Thắng thay mặt Bác tới đơn vị Cảnh sát PCCC – Công an Hà Nội trao tặng cha tôi.

 

Khắc ghi lời dạy của Bác, suốt cuộc đời mình, cha tôi luôn sống “cần, kiệm, liêm, chính”, lấy đạo lý, lễ nghĩa làm trọng. Tôi còn nhớ, khi nhà ở của gia đình tôi xuống cấp, cha tôi được đơn vị phân cho mấy tấm gỗ dán để ngăn vách nhà. Thấy một đồng chí trong đơn vị vừa mới cưới vợ mà chưa có nhà ở. Cha tôi tặng luôn đồng chí đó để giúp đồng chí làm nhà. Khi tôi vừa tốt nghiệp Đại học Xây dựng, nguyện vọng của tôi muốn nối nghiệp cha tôi theo nghề chữa cháy nên muốn về công tác tại web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc ngày nay nhưng cha tôi nói rằng: Nhà nước phân công đi đâu thì về nơi đó công tác và cần chấp hành nghiêm chỉnh. Vậy là tôi được chuyển về công tác tại Lâm Thao, Phú Thọ rồi gắn bó với ngành quân đội cho đến lúc nghỉ hưu. Ngày đó, ước mơ về một chiếc xe đạp để đi công tác với tôi là một mơ ước lớn. Cha tôi được chế độ mua một chiếc xe đạp. Xe vừa mua xong thì cha tôi được tin một đồng chí trong đơn vị bị ốm mà không có tiền chữa bệnh. Vậy là cha tôi bán luôn chiếc xe đó và gửi lại tiền cho đơn vị để chuyển cho đồng chí có điều kiện chữa bệnh. Mẹ tôi và anh em chúng tôi đều không một lời trách cha tôi về sự liêm khiết ấy dù cuộc sống gia đình tôi rất gian khổ. Và chúng tôi đều hiểu rằng, cha tôi muốn dạy các con phát huy tính tự lập. Có lẽ vì vậy mà tất cả anh em chúng tôi đều ngoan ngoãn, trưởng thành và mỗi người đều có cuộc sống ổn định tới ngày nay.

 

Năm 1971, cha tôi nghỉ hưu nhưng ông vẫn rất quan tâm tới công tác PCCC của Thủ đô nói riêng và lực lượng Cảnh sát PCCC nói chung. Bất cứ cuộc họp, chương trình nào về công tác PCCC trên địa bàn Thủ đô, ông đều có mặt tham dự và đóng góp những ý kiến sâu sắc. Ông còn nhắc nhở gia đình và bà con dân phố cẩn trọng trong công tác PCCC. Đạo đức cách mạng của người Đảng viên, người chiến sỹ Công an và trên hết là chữ nhân – nghĩa luôn được ông xem trọng, đặt lên hàng đầu. Khi đó, cha tôi được phân chế độ nhà đất, ông đã từ chối không nhận và nói rằng: “Tôi có nhà ở rồi. Cả đại gia đình sống quây quần bên nhau đầm ấm, hạnh phúc. Còn biết bao đồng chí cán bộ trẻ chưa có nhà ở. Hãy dành chế độ ấy cho họ.” Có lẽ nhờ sự “an nhiên tự tại đó” cùng với quá trình rèn luyện sức khỏe thường xuyên cho nên cha tôi có một sức khỏe tốt. Cho đến mãi năm 2001, cha tôi ốm nặng, tôi đưa cha tôi vào bệnh viện 108 điều trị mới phát hiện cha tôi bị nhiễm độc (chì) trong quá trình chữa cháy. Những ngày đối diện với bệnh tật, cha tôi vẫn lặng lẽ, nhẫn chịu, không đòi hỏi chúng tôi điều gì vì không muốn phiền cho các con. Tới năm 2003, cha tôi mất. Khi đó, ông thọ 80 tuổi.

 

Cả cuộc đời cha tôi gắn bó với cách mạng và hết lòng vì sự nghiệp cách mạng, cha tôi vinh dự nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành trao tặng. Nhưng phần thưởng cao quý nhất của gia đình chúng tôi nói chung và cha tôi nói riêng đó là niềm vịnh dự được Bác Hồ đến thăm và chúc Tết giao thừa năm đó. 

 

Đến nay, cha tôi đã là người thiên cổ, nhưng gia đình chúng tôi vẫn luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, các đồng chí, đồng đội của cha tôi. Và bà con dân phố nơi cha tôi sinh sống, khi hỏi những người dân nơi ấy thì hình ảnh “ông Công an Chữa cháy” ai cũng biết và chỉ rõ số nhà gia đình tôi ở. Bởi với họ đó không chỉ là sự gần gũi, thân tình với cha tôi như ruột thịt mà còn là niềm vinh dự, tự hào của cả khu phố – nơi đã được Bác đến thăm và chúc Tết. Và những kỷ niệm về Bác Hồ với gia đình chúng tôi, những lời căn dặn của Bác, những kỷ niệm, bài học từ cha tôi vẫn được chúng tôi khắc ghi sâu sắc và truyền lại cho con cháu những thế hệ sau này qua từng câu chuyện kể và từng kỷ vật. Kỳ lạ thay, chiếc ghế Bác ngồi khi tới chúc Tết gia đình năm đó, trải qua bao nhiêu lần địch ném bom xuống khu phố chúng tôi ở, những đồ vật khác cái thì bị phá hủy, cái bị nứt, rạn, vỡ…nhưng chiếc ghế Bác ngồi năm xưa vẫn vẹn nguyên không hề xây xước. Và dù cuộc sống hiện đại ngày nay bao biến động, đổi thay, nhiều truyền thống gia đình bị phá vỡ, lung lay, chữ “lễ”, “nghĩa” ngày càng bị mai một trong nhiều gia đình và xã hội thì gia đình tôi vẫn vẹn nguyên truyền thống “Lễ Do Nghĩa Khởi” theo lời dạy của cha ông và lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu…/.

 

THẢO NGUYÊN

 

  (Ghi theo lời kể của ông Trương Thế Hùng – Nguyên Phó ban Dự án 98 – Bộ Quốc Phòng)