web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Làng nghề Đa Sỹ với công tác PCCC

Cùng với guồng quay của những ngày cuối tháng Chạp, làng rèn Đa Sỹ (Hà Đông, Hà Nội) vẫn liên tục đỏ lửa cho chuyến hàng cuối năm để phục vụ nhân dân khắp cả nước đón Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, để giữ được ngọn lửa bình yên, những hộ sản xuất kinh doanh tại làng nghề cần phải đảm bảo an toàn công tác PCCC, đặc biệt là trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Đứng trước thách thức của nguy cơ ô nhiễm môi trường làng nghề, sự cạnh tranh của dao kéo nước ngoài, có mẫu mã đẹp, hình thức bắt mắt, giá thành phải chăng, những người dân làng rèn Đa Sỹ nhanh chóng áp dụng khoa học vào sản xuất, cải tiến chất lượng, mẫu mã phong phú về chủng loại, kiểu dáng, màu sắc, từng bước cơ khí hoá, đưa máy móc vào sản suất để tăng năng suất và giảm sức lực cho người lao động. Các hộ sản xuất tự trang bị máy mài, máy rèn, máy cán thép, máy cắt gọt kim loại, máy búa có khả năng thay thế 100 đến 200 sức người, đưa sản xuất theo hướng tập trung quy mô lớn. Hiện nay, cơ sở vật chất làng nghề ngày càng được mở rộng với 150 máy búa, 4 máy cán, 71 máy dập phôi và hàng nghìn búa máy khác phục vụ nghề rèn. Có máy móc hiện đại, nhiều hộ gia đình ở Đa Sỹ thành lập các xưởng sản xuất, hợp tác xã, hiệp hội làng rèn để mở rộng sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ. Trước đây, cả làng chỉ có hơn 300 lò rèn, làm ra hơn 2 triệu sản phẩm/năm. Ðến nay, làng rèn Đa Sỹ có gần 1.000 hộ làm ra gần 20 triệu sản phẩm/năm, hàng trăm hộ cung ứng than, sắt, gỗ và thu mua sản phẩm. Do đó, sản phẩm làng rèn Đa Sỹ không chỉ tiêu thụ rộng lớn khắp các tỉnh, thành trong nước mà đã vươn xa để xuất sang Lào, Campuchia, Myanmar,…Cách Trung tâm Thành phố Hà Nội gần 10km, Đa Sỹ là một trong những làng nghề có truyền thống lâu đời trên cả nước với nghề rèn nổi tiếng kinh thành Thăng Long xưa. Theo lịch sử, làng Đa Sỹ còn có tên là làng Sẽ, sau đổi thành Đan Khê, Huyền Khê, Đan Sỹ và cuối cùng là Đa Sỹ. Nghề rèn ở Đa Sỹ có từ thời Hùng Vương thứ 18. Khi đó, người dân trong làng thường rèn các vũ khí thô sơ như giáo mác, đao, kiếm cung cấp cho các lạc hầu, lạc tướng, giữ yên bờ cõi và rèn các nông cụ phục vụ lao động sản xuất. Phải tới thời nhà Trần, đầu thế kỷ thứ 13, Đa Sỹ mới chính thức trở thành làng rèn khi hai cụ Nguyễn Thuật và Nguyễn Thuần đến đóng quân và truyền dạy bí quyết nghề rèn để tạo ra những sản phẩm dao kéo tinh xảo cho dân làng. Trải qua hàng trăm năm, những người nghệ nhân làng rèn luôn mang trong mình niềm tự hào bởi qua bàn tay họ, từ những tấm sắt vô tri vô giác được làm một cách thủ công, đã trở thành những con dao sắc bén, phục vụ đời sống của nhân dân khắp cả nước. Để làm được một sản phẩm đạt yêu cầu, người nghệ nhân phải thức khuya dậy sớm, cần mẫn mỗi ngày phải ngồi nhiều giờ bên lò rèn rừng rực ánh lửa và trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Đầu tiên là khâu chọn thép, người nghệ nhân phải chọn loại thép nhíp tốt nhất (dùng để rèn dao chặt) hoặc tanh lốp ô tô (dùng rèn loại dao nhỏ). Từ những thanh thép được chọn, các nghệ nhân xẻ thành những miếng nhỏ, có hình dạng khác nhau sao cho phù hợp với loại dao cần rèn. Công đoạn rèn dao là lúc những thanh thép được cho vào lò nung ở nhiệt độ 1.0000C. Sau khi phôi thép được nung khoảng 10 – 15 phút có màu đỏ sẽ bỏ ra rèn. Việc rèn dao đòi hỏi kỹ thuật nhanh, mạnh, dứt khoát nhằm tạo dáng sản phẩm đẹp mắt. Nhưng quan trọng nhất là công đoạn gọt lưỡi dao, sao cho có độ mỏng, đều, sắc, bén thì người thợ phải làm một cách rất tỉ mỉ, cẩn thận. Cái tinh tế của dao, kéo Đa Sỹ chính là nằm ở giai đoạn này. Chẳng thế mà, giữa trăm ngàn loại dao, kéo Trung Quốc, nhập ngoại, dao, kéo Đa Sỹ vẫn đứng vững, chinh phục khách hàng khắp đất nước.

Nhưng có một nguy cơ mà ngay cả chính quyền địa phương và các hộ sản xuất, người dân không ý thức được khi mở rộng các cơ sở sản xuất này, hàng ngày đều tiếp xúc với nguồn lửa, nguồn nhiệt cao, máy móc công suất lớn, đường dây điện chằng chịt, diện tích sản xuất nhỏ nên nguy cơ cháy, nổ luôn tiềm ẩn. Cháy, nổ có thể xảy ra do nguồn nhiệt từ lò rèn bốc lên cao khoảng 10000C, sinh nhiệt tăng nhanh, các tia lửa điện bắn ra từ các máy mài thép bắt vào các vật dụng dễ cháy, các máy móc trong quá trình sản xuất dao kéo như: búa máy, máy cắt, máy mài… các thiết bị này trong quá trình hoạt động lâu ngày có thể xảy ra sự cố cháy, chập điện. Ngoài ra, có thể cháy do sự cố xảy ra với hệ thống điện, bất cẩn trong sử dụng các thiết bị điện, sử dụng các động cơ điện, mô tơ điện, quạt điện không đảm bảo an toàn, vận hành không đúng kỹ thuật, không bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hay do quá tải đường điện. Mặt khác, bên trong các xưởng sản xuất chứa nhiều nguyên liệu và các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất như gỗ, giấy, ni lông, đồ nhựa, mạt sắt,… đều là những vật liệu bắt cháy nhanh. Khi có cháy xảy ra dẫn đến toả nhiệt lớn, nhiều khói khí độc, cháy âm ỉ, tàn than lâu, vận tốc cháy nhanh. Dạo quanh các hộ gia đình, chúng tôi quan sát thấy các xưởng sản xuất đều được cơi nới, tận dụng không gian dẫn đến ảnh hưởng tới khoảng cách an toàn PCCC giữa các ngôi nhà và xưởng sản xuất. Bên cạnh đó, xưởng sản xuất đặt ngay trong khu vực sinh hoạt của các hộ gia đình, chỉ cách phòng ở chừng vài mét, các nguyên liệu phục vụ sản xuất lại bố trí khắp nơi và không có sự sắp xếp hợp lý. Vì thế, các cơ sở sản xuất này không đảm bảo giới hạn chịu lửa, khoảng cách giữa các nhà ở, xưởng sản xuất liền kề nhau nên khi xảy ra cháy dễ gây cháy lan, cháy rộng. Trong khi đó, lối thoát nạn đã bị bịt kín do người dân vừa xây tường bao, vừa dựng mái tôn che chắn sát với tường nên khi có cháy, nổ xảy ra tại khu vực sản xuất. Một số xưởng được dựng bằng kết cấu khung thép mái tôn nên rất dễ bị sụp đổ khi bị nung nóng và tác động nhiệt từ ngọn lửa, gây nguy hiểm cho con người, cản trở hoạt động chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Khó khăn nhất trong công tác chữa cháy tại đây là, đường giao thông trong làng lại nhỏ hẹp, ngõ sâu, dài ngoằn nghèo, có ngõ sâu tới 500m. Cổng làng rất thấp, đầu làng còn làm rào chắn, đổ cọc bê tông để ngăn xe ô tô đi qua, khi có sự cố cháy, nổ xảy ra xe chữa cháy không thể tiếp cận được, hiệu quả chữa cháy thấp. Bên cạnh đó, do tốc độ đô thị hóa tăng mạnh, các nguồn nước tự nhiên như: ao, hồ… trong làng bị thu hẹp, do người dân lấp đi và lấn chiếm để lấy mặt bằng làm xưởng sản xuất, đặc biệt là không có bể nước dự trữ. Tuy trong những năm qua làng nghề rèn Đa Sỹ chưa có vụ cháy nghiêm trọng nào xảy ra, nhưng nếu xảy ra cháy nổ sẽ khiến cho người dân lúng túng, không xử lý kịp thời.

Trước những nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ, những năm gần đây, chính quyền phường Kiến Hưng đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng trong công tác PCCC, nên các ban, ngành, hiệp hội của làng nghề đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an quận Hà Đông triển khai các mô hình “Làng nghề an toàn về PCCC”, “Cụm dân cư an toàn về PCCC” nhằm hướng mới mục tiêu mỗi gia đình, hộ kinh doanh sản xuất là một cơ sở an toàn. Bên cạnh đó, 100% các hộ kinh doanh thực hiện ký cam kết về nội quy, quy định đảm bảo an toàn PCCC tại làng nghề rèn Đa Sỹ. Đồng thời, đối với các hộ kinh doanh tiến hành thành lập Đội PCCC cơ sở, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho đội viên để kịp thời xử lý tình huống khi có cháy nổ xảy ra. Trong các xưởng sản xuất được trang bị bình chữa cháy, các trang thiết bị, phương tiện chữa cháy tại chỗ để sử dụng khi cần thiết. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, tra dầu mỡ để giảm nhiệt phát sinh do ma sát; thay thế các thiết bị trong dây chuyền công nghệ không đảm bảo yêu cầu sử dụng. Ngoài ra, nghiêm túc thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC với xưởng, trong khu vực có bếp rèn, nghiêm cấm sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt gần các chất dễ cháy. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC trên hệ thống loa truyền thanh của phường, quận và các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức chấp hành, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, tuân thủ đầy đủ các quy định về PCCC tại nơi ở và sản xuất của các hộ sản xuất. Các cơ quan chức năng thường xuyên tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất lớn trong làng nghề để tuyên truyền, nhắc nhở và xử phạt nếu cố tình không chấp hành quy định về an toàn PCCC.

Công tác PCCC là của toàn dân, do đó, mỗi người dân trong làng nghề luôn nâng cao ý thức trong công tác PCCC để bảo đảm tài sản, tính mạng của chính mình. Các cấp chính quyền địa phương cũng đã quan tâm đến công tác PCCC tại làng nghề Đa Sỹ nhằm đảm bảo an toàn PCCC tại làng nghề, góp phần giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế, xã hội.

Một mùa Xuân nữa lại về, sắc Xuân đang bao trùm lên từng con đường, ngôi nhà tại làng nghề Đa Sỹ. Không khí sản xuất tất bật, khẩn trương len lỏi vào từng mái nhà, ngõ phố. Các sản phẩm dao, kéo Đa Sỹ đang chạy đua với thời gian để cho ra lò mẻ hàng cuối năm. Để giữ được ngọn lửa mãi bình yên, làng nghề Đa Sỹ cũng như bao làng nghề khác, việc đảm bảo an toàn về PCCC chính là trách nhiệm của mỗi người dân làng nghề.■

TRỊNH LAN