Đối với mỗi người dân đất Việt, Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn là thời điểm để bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc duy trì những phong tục cổ truyền. Tuỳ theo mỗi vùng miền, hoặc theo những quan niệm về tôn giáo của người Việt, các phong tục tập quán ở từng địa phương thường có chút khác biệt.Nhưng xét về tổng thể, điểm chung của những phong tục truyền thốngtrong dịp Tết cổ truyền đều mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện rõ nét đẹp văn hóa riêng biệt của người Việt Nam.
Thăm mộ tổ tiên
Một phong tục phổ biến mà hầu hếtcác gia đình Việt trên mọi vùng miềnđất nước đều thực hiệnvào những ngày giáp Tết đó là thăm mộ tổ tiên. Thông thường, bắt đầu từ Rằm tháng Chạp (ngày 15 tháng 12 âm lịch) cho đến ngày 27, 28 tháng Chạp, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây được coi là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng và sự tưởng nhớ đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Lau dọn và trang hoàng nhà cửa
Trước khi Tết đến, mỗi gia đình Việt đều cùng nhau dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa và đồ đạc trong nhàcho sạch sẽ trong những ngày cuối năm với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoả, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ để chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
Đi chợ Tết
Không giống với những phiên chợ ngày thường trong năm, chợ Tết bao giờ cũng đông vui, nhộn nhịp hơn rất nhiều và người ta thường bày bán gần như tất cả các loại đặc sản “món ngon vật lạ”của vùng miền ở trong phiên chợ này. Người xưa đi chợ Tết chủ yếu là để mua lá dong, mua thịt, mua hành gói bánh chưng, mua đồ thờ cúng… Nhưng ngày nay, người ta đi chợ Tết không chỉ để mua sắm thực phẩm chuẩn bị cho ba ngày Tết mà còn để gặp gỡ, để tận hưởng cái không khí háo hức khi Tết đến.Việc đi chợ Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, làm dậy lên không khí ngày lễ hội.
Chơi hoa dịp Tết
Mỗi gia đình Việt Nam thường có thói quen mua hoa về trang trí nhà cửadịp Tết đến, Xuân về. Ở Miền Bắc, người dân thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, bởi theo quan niệm của người xưa, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh. Màu đào đỏ thắm là màu may mắn, như lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân. Ngoài ra, người miền Bắc còn hay dùng cây quất để trang trí tại phòng khách. Cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm, quả chín vàng ươm, tròn trịa, sum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng, tràn đầy, viên mãn kết quả.Đối với người dân ở miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng, vì theo quan niệm dân gian, màu vàng tượng trưng cho sự vinh hiển cao sang và phát triển nòi giống.
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa khác để thờ cúng và trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ. Hoa để trang trí thì muôn màu sắc như: hoa hồng, hoa thuỷ tiên, hoa thược dược, hoa violet…
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nước, gắn với câu chuyện bánh chưng, bánh dàythời vua Hùng thứ 18 khi kén phò mã. Ngày nay, bánh chưng (cách gọi của người miền Bắc) và bánh tét (cách gọi của người miền Nam) vẫn là phong tục thưởng thức ẩm thực Tết vô cùng đẹp của dân tộc Việt. Các gia đình thường gói bánh chưng, bánh tét từ những ngày 27, 28, 29 Tết. Đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý. Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau, người dân ở mỗi miền sẽ bày những loại quả đặc trưng ở vùng miền của mình để dâng lên tổ tiên.
Dựng cây nêu ngày Tết
Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 – 6m, ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như: vàng mã, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), đôi khi người ta còn treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tạo thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai. Người xưa tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu.Vào buổi tối, nhiều nhà treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp (là ngày Táo quân về trời) đến hết ngày mùng bảy thì cây nêu được hạ xuống.
Phong tục cúng ông Táo
Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt Nam lại có tục làm lễ cúng tiễn ông Táo. Theo quan niệm dân gian, Ông Táo hay còn gọi là Thần Bếp, có trách nhiệm theo dõi mọi việc xảy ra trong gia đình rồi cuối năm sẽ trình báo với Ngọc Hoàng. Vì vậy, ngày 23 tháng Chạp mọi nhà đều thu dọn nhà cửa, lau chùi bếp núc sạch sẽ rồi làm lễ cúng tiễn ông Táo lên trời, nhờ ông báo cáo những điều tốt đẹp để một năm mới bình an và may mắn. Theo lệ, trong lễ cúng ông Táo, ngoài hoa quả và mâm cơm, phải có cả cá chép vì tục truyền rằng ông Táo cưỡi cá chép để bay lên trời.
Cúng Giao thừa
Là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người chủ gia đình thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho mọi thành viên trong gia đình được nhiều phước lành trong năm mới. Tùy vào tục lệ của mỗi gia đình mà việc cúng lễ tổ tiên sẽ diễn ra liên tục từ ngày 30 Tết cho đến hết đợt Tết Nguyên Đán.
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng giao hòa giữa năm cũ và năm mới. Trong giây phút thiêng liêng ấy, người dân thường phải chuẩn bị hai lễ, một lễ cúng trong nhà để cúng Tổ tiên và một lễ cúng ngoài trời để cúng Thần linh. Ý nghĩa của lễ cúng Giao thừa là bỏ hết đi những ân oán năm cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp hơn.
Hái lộc
Hái lộc đầu Xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm Giao thừa hoặc sáng sớm mùng 1 Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
Tục xông đất đầu năm
Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên của năm, lúc mọi thứ đều được bắt đầu, mới mẻ tinh khôi. Chính vì vậy mà sau thời điểm Giao thừa lúc 12 giờ đêm cuối năm, người khách đầu tiên đến thăm gia chủ trong năm mới là người “xông đất”, là sứ giả do sự may mắn đưa đến. Theo quan niệm dân gian, người xông đất có ảnh hưởng quan trọng đến hậu vận của cả nhà trong năm mới.
Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả. Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đến việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Nguyên đán để long trọng mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới.
Chúc Tết
Lì xì đầu nămSáng mồng một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ tổ tiên và chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người thêm một tuổi, bởi vậy ngày mùng 1 Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên(ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là thêm 1 tuổi).
Đi lễ chùa đầu nămLì xì đầu năm là phong tục văn hóa đặc trưng của người Việt và nhiều nước trong khu vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm mới. Thông thường, người ta sẽ cho những tờ tiền mới vào các phong bao lì xì rồi mừng tuổi cho người già, trẻ nhỏ và những người thân, bạn bè của mình. Phong bao lì xì thường có màu đỏ, vì với người Châu Á màu đỏ tượng trưng cho sự cát tường, may mắn. Lì xì bằng tiền không chỉ giới hạn trong mùng 1 Tết mà có thể lì xì trong suốt những Tết, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như mùng 9, mùng 10.
Trải qua những ngày Tết ở Việt Nam mới thấy, phong tục ngày Tết không phải là hình thức, mà chúng thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn, vẻ đẹp cội nguồn văn hoá của dân tộc Việt.Dù đi xa mấy nhưng cứ đến ngày này, người người đều cố gắng trở về quê hương đoàn viên với gia đình. Dù bao nhiêu năm trôi qua, những thế hệ người con đất Việt vẫn không quên đi cội nguồn, mỗi ngày đều góp phần xây dựng và bảo trì nền văn hóa truyền thống đẹp đẽPhong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với chư Phật, thần linh.