web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tổng đốc “cứu hoả”

Phồn hoa thứ nhất Long thành

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ

Đó là câu ca được lưu truyền để nói về sự phồn hoa, đô hội bậc nhất của kinh đô Thăng Long. Sự đô hội với lối kiến trúc nhà cửa liền sát nhau chủ yếu là gỗ, nứa, lá, tranh khiến cho việc bảo an kinh thành Thăng Long không bị hỏa hoạn luôn là một trong những trọng trách với các quan đứng đầu. Có một Vị Tổng đốc Hà Nội được mệnh danh là “Nguyên lão tứ triều”, ngài ngồi ở ngôi tứ trụ triều đình, từ thời nhà Nguyễn là Gia Long sang thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Nổi tiếng là vị quan rất mực thanh liêm, được dân chúng kính yêu tài năng và đức độ phong là “Thần cứu hỏa”.

Theo TS. Nguyễn Hữu Tâm, Viện Sử học Việt Nam thì đại thần Đặng Văn Hòa còn có tên là Đặng Văn Thiêm, hiệu Lễ Trai (1791 – 1856), người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cụ Đặng Văn Hòa khi sinh ra có tướng mạo khác người. Sử gia Đặng Huy Trứ là cháu gọi cụ bằng bác đã miêu tả trong sách “Nhĩ Hoàng di ái lục” như sau: “Lúc bác tôi làm Chánh chủ khảo khoa thi Hương ở miền Bắc, sĩ tử và người đến xem đông nghịt, nhìn thấy phong thái, diện mạo người khôi ngô, to lớn và trầm tĩnh như Bắc Thiên Trấn Vũ đại đế, mọi người đều gọi là Thánh đồng đen”.

 

Cụ ngồi ở ngôi tứ trụ triều đình, là “Nguyên lão tứ triều” nhà Nguyễn là Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, nổi tiếng là vị quan rất mực thanh liêm, được dân chúng kính yêu. Vua Minh Mạng khen Lễ Trai Đặng Văn Hòa “Tài cao đức trọng, giỏi chính sự, khéo khuyến khích hướng dẫn nhân dân, khiến nhân dân yên vui làm ăn”. Còn vua Tự Đức ban Kim khánh có khắc bốn chữ “Cựu đức thuần thành” (Đức xưa thành thục).

 

Cụ Đặng Văn Hòa chính là Tổng đốc đầu tiên của Hà Nội khi vua Minh Mạng có cuộc cải cách về hành chính biến Hà Nội từ Tổng trấn Bắc thành, thành Hà Nội. Sách xưa kể lại, phố phường Hà Nội dân cư đông đúc, đường xá chật hẹp, nhà cửa làm toàn bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá … dễ gây hỏa hoạn. Mỗi lần như thế, Tổng đốc Hà Nội Đặng Văn Hòa lại cưỡi voi, đốc thúc binh lính và nhân dân đi dập lửa… Người cụ bị ám khói đen sì, chỉ còn hai con mắt là lanh lợi. Chữa cháy xong, cụ còn cứu trợ ngay cho gia đình bị nạn, để họ sớm ổn định cuôc sống. Muốn nhắc nhở dân chúng nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng giặc lửa, Cụ lập miếu thờ Hỏa Thần ở thôn Yên Nội (nay là 30 phố Hàng Điếu). Sớm, chiều thỉnh chuông, và có lưu bút tích tại đền là “Vị dân chí kế”. (Mọi kế sách cũng chỉ vì dân).

Đền Hỏa thần khi đó được xây dựng trên diện tích gần 500m2. Tấm bia “Hoả Thần miếu bi ký” dựng vào tháng 7 đời Vua Thiệu Trị tại đền Hoả Thần cho biết: Đền được xây dựng ở ngoài Cửa Đông thành Hà Nội, lúc đầu bằng tranh nứa sơ sài. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), đền được trùng tu với nguyên liệu bền vững, quy mô rộng rãi hơn. Năm 1848 lại xây thêm phương đình và tiền tế. Niên đại này còn để lại trên câu đầu của kiến trúc. So với các di tích khác trong khu vực phố cổ, đền Hoả Thần có quy mô kiến trúc khá lớn, kiểu chữ “công” gồm tiền tế, phương đình và cung cấm, trong đó, kiến trúc phương đình được chạm khắc trang trí đậm đặc nhất. Các con rường được chạm nổi văn mây lá lật. Mỗi đấu kê đều trang trí cánh sen. Mỗi đầu dư đều thể hiện hình đầu rồng. Các bức ván trong giá chiêng chạm nổi đề tại phương trong tư thế đang bay. Và bốn bức tượng nghê dưới câu đầu được thể hiện giống với nhau với hình thức cách điệu cao, rất gần gũi với các tượng nghê trên kiến trúc phương đình đền Bạch Mã và đền Thanh Hà thuộc khu phố cổ Hà Nội. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng nhìn chung nơi đây vẫn còn giữ được đặc trung của phong cách kiến trúc, mỹ thuật đời Nguyễn ở nửa cuối thế kỷ XIX, đầu XX, có sự kế thừa của các thế kỷ trước. Hằng năm cứ vào mùa xuân, mùa thu, đền lại tổ chức tế lễ Hỏa Thần. Cụ còn cho vẽ bản đồ, quy hoạch lại đường sá, nhà cửa ở Hà Nội thông thoáng, dễ tiếp cận vị trí khi xảy ra sự cố. Nhân dân Hà Nội yêu quý gọi Ông là “Thánh Đồng Đen” – Thần Cứu Hỏa duy nhất của Việt Nam.

 

Song song với trị hỏa là trị thủy. Cụ còn cho làm cột báo mực nước sông, đắp đường quai, gia cố bảo vệ đê điều, đề phòng bão lũ, vỡ đê, gây ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng. Cụ khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất, chăn nuôi, mở rộng tịch điền, không được để đất hoang hóa. Thương dân, Cụ làm sớ tâu với triều đình xin bỏ bớt thuế cho dân. Quân Thanh xâm phạm biên giới quốc gia, Cụ cầm quân tiến đánh quân xâm lược, lấy lại đồn Phong Thổ ở biên cương, chống lại đám thổ phỉ ở phương Bắc sang quấy nhiễu. Khi đất nước không còn xâm lược của ngoại bang, cụ là người giữ trọng trách bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Trải bao vật đổi sao dời, thấy Khuê Văn Các ở Văn Miếu Quốc Tử Giám hoàng kim biến sắc, Cụ đã trùng tu cho được thêm sán lạn. Nhân khi rảnh, qua thăm chùa Diên Hựu thấy cảnh vật tiêu điều, Cụ đã tự xuất tiền nhà, cùng với sự cúng dường thập phương, để tô tượng, trang nghiêm cảnh chùa, và cúng tiến vào chùa hai câu đối.Câu thứ nhất: “Nhất trụ danh lam sáng kiến do lưu cựu tích/ Thập phương thiện niệm trùng tu tăng xướng tân quy”.(Danh lam chùa Một Cột dựng xây lưu lại dấu cũ/ Thiện tâm của thập phương tăng thêm lòng mến mộ đạo Phật) . Câu thứ hai: “Thạch trụ hồ trung trừ pháp vũ/ Kim liên tòa thượng tỏa từ vân(Trụ đá trong hồ ban mưa pháp/ Sen vàng trên bệ tỏa mây hiền)

Đại thần Đặng Văn Hòa đã đảm đương vai trò này trong vòng 14 năm. Tuy nhiên, việc đó không quan trọng bằng việc cụ đã thay đổi nhiều yếu tố làm cho Hà Nội phát triển khi không còn là kinh đô nữa. Từ việc vẽ bản đồ, quy hoạch và đặc biệt cụ rất quan tâm đến các di sản của Hà Nội. Cụ đã cho sửa chữa tu bổ chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột) và Văn Miếu, Quốc Tử Giám trong đó có Khuê Văn Các biểu tượng của Hà Nội hôm nay. Với hai lần nắm giữ trọng trách Tổng đốc Hà Nội, Ninh Bình và cũng có nhiều cống hiến quan trọng cho vùng đất kinh đô ngàn năm văn vật của Việt Nam. Cụ đã làm quan trên nhiều lĩnh vực, từng đảm nhậm Thượng thư 5 bộ gồm: Binh, Công, Hình, Hộ, Lễ. Ba lần tham dự Viện Cơ mật của ba triều vua Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức, Chủ khảo Trường thi Hương Nghệ An, Quan Giám khảo thi Hội, làm Kinh diên giảng quan cho các nhà vua và Thái tử, tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn ở Hà Nội và Kinh thành Huế.

 

Giám sát việc xây lăng Minh Mệnh, soạn và dựng bia Võ công, Tổng tài Quốc sử quán, Tổng vựng sách “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ”, in sách “Tứ thư Ngũ kinh”, duyệt bộ “Thiệu Trị văn quy”, sưu tầm thơ dân gian biên soạn sách “Nam thổ anh hoa lục”… Ngoài ra, Cụ cũng là người tham gia chế tạo thuyền máy chạy hơi nước, chế tạo đạn liên châu, xây dựng pháo đài ở Quảng Nam… Bàn chân của Cụ đi khắp đất nước, từ các tỉnh ngoài Bắc đến tận Biên Hoà. Và Cụ là người đã giữ tới 50 cương vị quan trọng của triều đình.

 

Vua Minh Mạng khen Lễ Trai Đặng Văn Hòa ‘Tài cao đức trọng, giỏi chính sự, khéo khuyến khích hướng dẫn nhân dân, khiến nhân dân yên vui làm ăn’. Còn vua Tự Đức ban Kim khánh có khắc bốn chữ ‘Cựu đức thuần thành’ (Đức xưa thành thục). “Túc hỏa lương trù khâm thánh Doãn/ Vị dân chí kế tự thần tri”/ (Mong sao dự trữ lương thực đầy đủ như Y Doãn ngày xưa/ Kế giúp dân như là kế của thần.)

 

Ngày 20/6 năm Bính Thìn (tức 22/6/1856), cụ từ trần hưởng thọ 65 tuổi. Vua Tự Đức xót thương, truy tặng thực thụ hàm Văn Minh điện Đại học sĩ, ban cho tên thụy là Văn Nghị, ban tiền tuất rất hậu hĩnh, sai Đại quan đến tế. Dù thời đại đã thay đổi rất nhiều nhưng đó là những mẫu hình của người quan hết lòng tận tụy vì dân. Chúng ta học người xưa chính là học tinh thần ấy, tư tưởng ấy cộng với sự thay đổi của thời đại để mang lại những mẫu hình lãnh đạo vì dân./.

Phương Nhung