web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Mùa xuân sau cánh cổng làng

Bỏ lại đằng sau những tháng ngày làm việc căng thẳng, bước qua sự ồn ào của phố xá để về Tân Hội trong một ngày Xuân. Đi qua cổng làng, mùa Xuân như ở ngay trước mắt. Cờ Tổ quốc, biểu ngữ chúc mừng năm mới rợp đỏ, trẻ em xúng xính trong bộ quần áo mới, người lớn nở nụ cười… Từng đó đủ thấy mùa Xuân vui tươi cho những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn đang đến rất gần. Nét riêng ở Tân Hội, tết còn phải có chèo tàu. Gọi là chèo mà không phải là chèo, đi liền với chữ “tàu” nhưng mang thương hiệu Tổng Gối gắn với đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Người chưa biết hát thì học, người biết hát thì bỏ công sức, tiền của ra mà sưu tầm, mà nghiên cứu cho kho tàng di sản văn hóa ngày một đầy thêm. Để rồi mỗi mùa Xuân đến, họ cùng ca, cùng hát rộn rã xóm làng.

Hội hát chèo tàu xưa kia hơn 20 năm mới được tổ chức một lần vào dịp đầu Xuân, kéo dài tới 7 ngày, 7 đêm tại lăng Văn Sơn. Hội hát gồm ba phần, đầu tiên là thỉnh đức thánh bằng những bài hát thờ thần, sau đó là bảy bài chèo tàu trên thuyền rồng (vừa chèo vừa hát), cuối cùng là hát giao duyên. Sau 76 năm gián đoạn (1922-1998), hội hát chèo tàu được người dân Tân Hội khôi phục với các nghi lễ tương tự vào dịp rằm tháng Giêng nhưng thời gian rút ngắn hơn (3 ngày đêm). Câu hát chèo tàu văng vẳng bên tai khi câu lạc bộ hát chèo tàu nơi đây đang tập luyện cho ngày Xuân đang đến gần:

“Tháng giêng đóng đám ngoài đình

Trong dư năm tỉnh nức lòng người xem

Tướng cờ trương kiệu đôi bên

Giữa thì tàu hát bên thuyền đôi voi”

          Chèo tàu là một môn nghệ thuật nổi tiếng từ lâu, từng được vào kinh biểu diễn. Chèo tàu còn có tên gọi khác là hát tàu tượng vì người dân thường phải đóng những con voi và thuyền lớn bằng gỗ. Người tham gia diễn xướng được phân vào các vai: Chúa tàu, cái tàu (người chỉ huy tàu); con tàu, đứng trên thuyền (tàu), quản tượng, đứng trên voi (tượng)… và hát theo những làn điệu dân ca cổ. Vai Chúa tàu thường do người từ 50-55 tuổi có thanh sắc, đạo đức, tư cách tốt đảm nhiệm. Con tàu là 10 ca nhi tuổi từ 13-16, đứng 2 hàng dọc trong lòng tàu, tay cầm mái chèo đưa con tàu vận hành khoan thai (bơi cạn) vòng quanh sân đình. Hai con voi đi bên cạnh hai tàu để bảo vệ. Từ chúa tàu, ca nhi, cái tàu, quản tượng đều là nữ.

Thoạt nghe, chèo tàu phảng phất điệu hát dô (Quốc Oai), hát dô có bài “Lên chùa”, “Bắn cung”, chèo tàu cũng có. Nghe kỹ hơn lại thấy hơi hướng của hát xoan (Phú Thọ), hay quan họ Kinh Bắc, nhưng nghe thật kỹ, tìm hiểu thật sâu sẽ thấy chèo tàu là loại hình nghệ thuật chắt lọc tinh hoa các vùng miền, tạo ra cái riêng gắn với vùng đất nó sinh ra. Bởi thế, chèo tàu có cả những làn điệu ca ngợi tinh thần hiếu học, phản ánh ngành nghề dệt vải sôi động của quê hương, cũng như tình cảm vợ chồng, đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Đáng mừng hơn, chèo tàu đã và đang được cộng đồng gìn giữ, phát huy với khoảng 50% phụ nữ ở Tân Hội biết hát chèo tàu. Nhiều lớp dạy chèo tàu được mở ra, thu hút hàng trăm ca nhi theo học và nay đã biết hát, biết biểu diễn. Các nghệ nhân dân gian vẫn từng ngày, từng giờ mang nhiệt huyết, tình yêu nghệ thuật truyền sang thế hệ trẻ. “Nghệ thuật chèo tàu vì thế sẽ không bao giờ rời xa cộng đồng, chỉ lo thiếu căn cứ phục hồi cho đúng, thiếu không gian biểu diễn và thiếu kinh phí để duy trì thương xuyên”..

Bị gián đoạn quá lâu, tư liệu, hình ảnh về trang phục biểu diễn của đội hát chèo tàu gần như không còn. Nghe kể lại thì khi biểu diễn, cái tàu chít khăn tam giang, áo tứ thân đổi tà, đi hài, con tàu mặc áo tứ thân, quản tượng đầu chít khăn màu nâu, tướng võ tay cầm búa ngọc, loa đồng gọi quân sỹ xung trận. Trang phục biểu diễn chèo tàu hiện nay gồm hai màu để phân biệt hai tàu (đội). Một tàu mặc màu son, yếm đào, váy đen, đầu đội khăn tròn, đi chân đất, không son phấn. Đội còn lại mặc áo bà ba màu gụ sáng, khăn vấn màu hồng nhạt… Ngoài trang phục, hát chèo tàu đã bị thất truyền một nửa, kinh phí làm voi, làm thuyền biểu diễn vượt quá khả năng của địa phương và không gian hội chèo tàu bị thu hẹp cũng là những thách thức không nhỏ để chèo tàu trở lại như những gì vốn có. “Trước mừng trong nước văn minh/ Sau mừng trong tổng Gối thái bình hoan ca”

Rời Tân Hội, để đến với làng Vĩnh Thượng, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, ngoại thành Hà Nội, để xem hội làng. Trong tiếng trống hội rộn rã vang lên thúc giục, khắp ngõ, xóm, làng quê bừng lên niềm vui nhộn nghịp, người người tấp nập đội lễ ra đình tham gia các nghi thức tế lễ và các hoạt động vui chơi của hội làng. Mặc dù là lễ hội tâm linh tín ngưỡng, song lễ hội làng có ý nghĩa giáo dục cao, khuyên con người ta gạt bỏ điều ác để hướng thiện, xua đi những phiền muộn trong đời sống thường ngày, đồng thời nhắc nhở cho bản thân và răn dạy con cháu: biết ơn các vị tiền nhân, nhớ đến cội nguồn quê hương, truyền thống gia đình, dòng họ.

Đình làng Vĩnh Thượng tôn thờ Ngũ vị Thành Hoàng là Đàm Hiếu Hòang Đại vương, Linh Lang Đại vương, Nguyễn Phục Nguyễn Đại Vương, Cương Dũng Hùng Lược Đại vương và Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo. Cứ 4 năm 1 lần, nhân dân trong làng lại tổ chức lễ hội làng. Đây là dịp để mỗi người thể hiện lòng thành kính với các bậc tiền nhân đã có công với nước, giúp nhân dân trong làng. Ông Nguyễn Hữu Châm, Hội người cao tuổi  làng Vĩnh Thượng, cho biết: “Mỗi lần dự lễ hội tôi đều cảm thấy phấn khởi, thấy con cháu của mình tổ chức tốt lễ hội và giữ vững truyền thống của ông cha từ ngày đời xưa tới nay.  Cái nét đẹp ấy tới nay vẫn được duy trì dưới hình thức mới đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, duy trì nếp sống nông thôn mới, làm cho nhân dân càng thêm phấn khởi xây dựng nông thôn ngày càng tốt đẹp hơn”.

Trong dịp lễ hội này con cháu từ mọi miền Tổ quốc, có người ở nước ngoài cũng về đây dự hội làng. Một người dân làng đang làm ăn tại Hunggari về dự hội làng, bày tỏ suy nghĩ: “Mặc dù công việc bận rộn nhưng vẫn thu xếp về dự, bởi nhớ tới quê hương nên mỗi khi có hội làng tâm trí đều bồi hồi xúc động”. Mỗi dịp Xuân về, sau những ngày Tết náo nhiệt, làng nào cũng có hội để tưởng nhớ đên vị Thành Hoàng, những vị Thần có công trong việc khai hoang, mở đất, đem lại sự bình yên cho xóm làng. Cũng có vị là võ tướng, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm đem lại sự bình yên cho xóm làng. Cũng có khi Thành hoàng là người dạy dân làng một nghề nhất định, tạo nên “làng nghề”. Hội làng được coi là thời điểm cuốn hút nhất, tưng bừng nhất với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt như: tế lễ, rước kiệu, sau các nghi thức tế lễ là phần hội với các trò vui và hát xướng…

Trong lịch sử có nhiều hội làng nổi tiếng tiêu biểu cho tín ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ nhiều thế kỷ nay. Có những hội làng nổi tiếng cả nước như:  hội Đền Hùng ở tỉnh Phú Thọ, hội Cổ Loa, Phù Đổng của Hà Nội, hội Liễu Đôi (Nam Hà), Bắc Ninh có hội Đồng Kỵ, hội Lim… Bắc Giang có hội Yên Thế, Xương Giang, Hội đền Kiếp Bạc (Hải Dương), hội chùa Dâu, Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), hội chùa Keo (Thái Bình)…Theo thời gian, hội làng có vị trí quan trọng trong đời sống, trở thành nét sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần của nhân dân ở mọi vùng quê. Hội làng là hình ảnh thu nhỏ bộ mặt làng xã nói chung và từng làng, từng xóm nói riêng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, hội làng vẫn giữ nguyên sức cuốn hút, hấp dẫn của nó. Bởi hội làng là tinh hoa văn hóa Việt Nam, là dấu ấn của một nên văn hóa tín ngưỡng, tôn kính trời đất, tưởng nhớ cội nguồn, nên đó cũng chính là những gì con người Việt Nam cần gìn giữ và trân trọng nhất./.

HẢI BÌNH