web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những hiểm nguy tiềm ẩn khi trẻ nghỉ học để tránh dịch Covid-19

Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới, khiến Chính phủ và nhân dân các nước phải gồng mình lên để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Tại Việt Nam, để phòng chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là để bảo vệ trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương trước dịch bệnh, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục – đào tạo đã liên tục đưa ra các quyết định kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh, sinh viên kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020 đến nay.

 

Có thể nói, đó là những quyết sách rất đúng đắn của nhà nước trước tình hình căng thẳng của dịch bệnh hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số vấn đề nảy sinh khi các em học sinh được nghỉ học kéo dài. Vì dù các em nhỏ được nghỉ học, nhưng phụ huynh vẫn phải đi làm bình thường, nên hầu hết gia đình không có người trông nom khi nghỉ học ở nhà. Một số gia đình chọn phương án gửi con về quê nhờ ông bà trông hộ, hoặc một số thì cho các con tự ở nhà trông nhau. Trẻ em thường rất thích khám phá thế giới xung quanh và tò mò tìm hiểu chính cơ thể mình, nhưng các bé thường chưa ý thức được những tình huống tai nạn nguy hiểm có thể xảy ra, điều này dẫn tới những hậu quả khôn lường.

 

Theo thống kê cho thấy, chỉ trong thời kì từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, đã xảy ra nhiều vụ đuối nước dẫn đến những cái chết thương tâm của các em nhỏ ở nhóm tuổi học sinh. Điều đặc biệt lưu ý là các cháu gặp tai nạn đuối nước khi đang trong thời kì nghỉ học ở nhà để tránh dịch Covid-19. Nỗi đau đến từ sự chủ quan của người lớn và việc trẻ chưa ý thức được hết những hiểm nguy có thể xảy đến với bản thân mình. Ngày 07/02/2020, trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã xảy ra vụ tai nạn đuối nước thương tâm làm 02 cháu bé là chị em họ bị tử vong. Được biết các bé có cha mẹ đều làm công nhân, khi cha mẹ đi làm, các bé đang trong thời gian nghỉ học để tránh dịch Covid-19 nên rủ nhau ra hồ nước gần nhà chơi thì không may 1 bé bị trượt chân té xuống, bé còn lại cố gắng cứu nhưng cả hai đều bị chìm dưới hồ. Vụ tai nạn đuối nước thứ hai xảy ra vào ngày 12/02/2020 tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam khiến 2 em nhỏ tử vong. Chỉ một ngày sau, một vụ tương tự xảy đến với 2 anh em ruột (1 bé 8 tuổi và 1 bé 5 tuổi), khi 2 bé đều phải nghỉ học, để có thời gian đi làm, người mẹ đã gửi 2 con về nhà ngoại nhờ ông bà chăm sóc. Tuy nhiên, khi người bà đang bận làm bếp thì anh em rủ nhau ra bờ ao sau nhà chơi, sảy chân xuống ao, tử vong. Ngày 27/2/2020, một nhóm học sinh lớp 6 tại quận 9 (TP Hồ Chí Minh) được nghỉ học tránh Covid-19 đã rủ nhau đi câu cá, khi xuống rửa tay chân thì 2 em không may bị trượt ngã và bị nước nhấn chìm gây tử vong. Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an TP Hồ Chí Minh đã có mặt lặn tìm và đến tối cùng ngày, thi thể 2 em học sinh được tìm thấy cách đó vài chục mét. Cũng trong ngày 27/2/2020, tại xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, Yên Bái, một em bé 4 tuổi khi tắm ao không may đã xảy ra tai nạn đuối nước. Nguyên nhân bước đầu được xác định em đi tắm ao mà không có người lớn theo dõi nên đã dẫn đến bị đuối nước thương tâm…

 

Lực lượng chức năng vớt thi thể của 1 em nhỏ bị tử vong do đuối nước.


Không chỉ có thể gặp rủi ro do đuối nước, những tình huống tai nạn trong sinh hoạt ở trẻ cũng đang gia tăng, trong đó nuốt dị vật là tình huống nguy hiểm thường gặp. Ngày 21/02/2020, tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) đã tiếp nhận điều trị trường hợp 01 em bé 3 tuổi bị tình trạng chướng bụng kèm ói suốt 9 ngày. Qua thăm khám và thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện trong bụng em bé có các vật thể cản quang xếp thành hàng ngang. Bé được tiến hành phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật. Trong lúc mổ các bác sĩ ghi nhận có 6 thỏi nam châm cùng 3 kim bấm, phần hồi tràng (đoạn ruột non) bị thủng do kim bấm, phải cắt bỏ 20cm ruột. Tương tự, tại các bệnh viện Nhi cũng liên tiếp phải thực hiện can thiệp cấp cứu cho bệnh nhi hóc dị vật. Có bệnh nhi trong lúc chơi đùa ở nhà đã cầm chiếc chìa khóa rồi nuốt vào bụng, các bác sĩ phải nội soi để gắp dị vật từ dạ dày ra ngoài. Có trường hợp bệnh nhi nhặt được chiếc đinh vít đã đưa vào miệng rồi bị hóc. Các bác sĩ phải mất hơn 20 phút mới gắp được dị vật trong mớ hỗn độn của dịch vị và thức ăn đang trong quá trình tiêu hóa, tránh cho bé một cuộc mổ hở, mở ruột tìm dị vật…Bên cạnh đó, còn có nhiều tai nạn khác xảy ra khi các bé ở nhà mà không có người lớn giám sát như: bị bỏng do nghịch cồn, điện giật                                  …

Từ những tai nạn thương tâm trên, để phòng tránh những nguy hiểm có thể xảy ra cho trẻ khi nghỉ học tránh dịch Covid-19, phụ huynh cần tăng cường sự giám sát chặt chẽ đối với trẻ nhỏ như: nhờ người thân trông nom hoặc quản lý từ xa, tăng cường giáo dục ý thức phòng vệ cho trẻ. Chỉ khi người lớn thực sự nghiêm túc trong việc trông nom trẻ nhỏ thì mới mong hạn chế thấp nhất được những rủi ro xảy ra cho các em./.

Hồng Vân