web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Chủ động đảm bảo an toàn cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện nhiệm vụ trong mùa dịch Covid-19

Thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) tại những khu cách ly hay cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm Covid-19 có thể tiềm ẩn các nguy cơ phơi nhiễm. Bảo vệ bản thân khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong những tình huống đó là trách nhiệm và nghĩa vụ với cộng đồng của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH. Vì vậy, chủ động đảm bảo an toàn cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện nhiệm vụ trong mùa dịch Covid-19 là yêu cầu cấp thiết đặt ra.

 

Lực lượng Cảnh sát PCCC &CNCH – Công an quận Hoàng Mai, TP Hà Nội chuẩn bị trang thiết bị phục vụ công tác..

 

Trong chiến dịch phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới Virus SARS CoV-2 gây ra, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH được huy động tham gia tuyên truyền, giữ gìn trật tự an toàn xã hội tại các điểm cách ly tập trung và phân tán cũng như tại các bệnh viện điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là nhiệm vụ có nhiều mối hiểm nguy bất ngờ, nguy cơ phơi nhiễm Virus SARS CoV-2 có thể xảy ra khi chữa cháy, CNCH tại các khu vực cách ly và cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19. Do đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH phải lên phương án đảm bảo an toàn cho tình huống khi chữa cháy và CNCH tại các địa điểm này.

Vụ sập khách sạn Hân Giai dùng để cách ly bệnh nhân Covid-19 ở quận Lý Thành, Thành phố Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc vào 19 giờ 30 phút ngày 07/3/2020 làm ít nhất 10 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương là bài học họa vô đơn chí cho lực lượng chữa cháy và CNCH toàn thế giới. Tại Hoa Kỳ, tính đến ngày 23/3/2020, trên phạm vi liên bang, đã có xấp xỉ 10% lính chữa cháy bị nhiễm hoặc phải cách ly do liên quan đến Virus SARS CoV-I2. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với ở Việt Nam vì họ còn phải đảm nhận dịch vụ chuyển thương EMS, với khoảng 70% tổng cuộc gọi trong giai đoạn này là chuyển bệnh nhân Covid-19 đến viện.

Lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Việt Nam đã phải tham gia chống dịch ngay từ giai đoạn đầu cùng với lệnh trực chiến 24/24 giờ ở các tỉnh thành xuất hiện ca nhiễm và cách ly. Phần lớn cán bộ, chiến sỹ đã không được về nhà kể từ 07/3/2020 đến nay.

Để bảo toàn sức chiến đấu và giữ gìn khỏe bản thân, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Đối với công tác phòng cháy và hoạt động hành chính.

Thực hiện việc rửa tay (khô hoặc bằng nước với dung dịch sát khuẩn khô hoặc xà phòng diệt khuẩn) trước khi vào phòng làm việc và đeo khẩu trang 8/8 giờ hành chính, kể cả khách đến liên hệ công việc. Trực ban thực hiện việc ghi chép thông tin liên lạc (để truy xuất thông tin khi cần) và kiểm tra thân nhiệt của tất cả người ra vào cơ quan (tận dụng các camera nhiệt có chế độ này mà đơn vị hiện có).

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và UBND tỉnh, thành phố, như: cấm tụ họp đông người, hủy các cuộc họp không cần thiết, tạm dừng việc kiểm tra, tuyên truyền, huấn luyện các cơ sở cách ly, điều trị bệnh nhân và các cơ sở karaoke, vũ trường, nhà thờ, rạp hát, rạp chiếu phim…

Tăng cường hoạt động chuyên môn nghiệp vụ bằng hình thức trực tuyến trong khuôn khổ cho phép và trên các phương tiện thông tin khác.

Đối với công tác thường trực chiến đấu.

Thực hiện bắt buộc các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19; hạn chế tối đa người ra, vào khu vực cán bộ, chiến sỹ trực chiến đấu.

Chấp hành các quy định đảm bảo an toàn nghề nghiệp PCCC&CNCH, vận dụng kiến thức an toàn vào việc phòng tránh dịch.

Tổ chức các lớp tập huấn và trao đổi thông tin an toàn phòng tránh, xử lý tình huống liên quan đến dịch tại đơn vị; đưa ra các quy định bổ sung và quy trình xử lý theo từng kịch bản ứng cứu tại cơ sở điều trị; cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại nhà.

Chủ động đề xuất mua bổ sung và chuẩn bị các trang phục, phương tiện dự phòng cho tình huống phải cứu người, dập cháy ở các cơ sở điều trị, cách ly. Phương tiện gồm: quần áo chống hóa chất, quần áo y tế cách ly (PPE – Personal Protection Equipments) tùy theo các cấp độ; thiết bị thở các loại, khẩu trang y tế, kính bảo hộ, găng tay cao su, găng tay y tế, dung dịch súc miệng, cồn xịt 90o, dung dịch sát khuẩn kèm dụng cụ phun xịt; thiết bị đo thân nhiệt từ xa bằng laser (tận dụng một số camera nhiệt được trang bị tại đơn vị có sẵn chức năng này), túi vô trùng, túi thu gom rác thải y tế.

Liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với đường dây nóng của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của địa phương (CDC); ký quy chế phối hợp với các trung tâm này; các bệnh viện có chức năng điều trị bệnh nhân Covid-19; với các cơ quan đơn vị có các phương tiện thiết bị phù hợp có thể tận dụng cho hoạt động chữa cháy CNCH tại nơi điều trị và cách ly, như: cơ sở sản xuất, buôn bán thiết bị y tế, nhà máy hóa chất, lọc dầu.

Đối với các hoạt động tại hiện trường.

Giữ liên lạc liên tục với CDC và người chỉ huy cấp trên từ khi nhận tin sự cố, cháy, nổ cho đến khi đến nơi; tại hiện trường, phối hợp ngay với nhân viên y tế để xử lý từng tình huống một.

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cá nhân như: đeo mặt nạ hoặc khẩu trang, mặc PPE  phù hợp cho mình; đeo mặt nạ cho bệnh nhân (tùy theo). Ngay sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân và khi thực hiện xong nhiệm vụ phải súc miệng bằng dung dịch súc miệng, rửa tay và thực hiện khử trùng người cùng phương tiện.

Khi gặp nạn nhân, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu; trực tiếp hỏi thăm thông tin và tiền sử tiếp xúc của họ (nếu có thể); chủ động đánh giá phân loại nạn nhân để có phương tiện, chiến thuật, kỹ thuật cứu phù hợp nhất.

Hạn chế đến mức thấp nhất việc là hư hại (do phun nước, phá dỡ, di chuyển, do khói, nhiệt…) thêm các đồ đạc thiết bị trong phòng vì đây là các tài sản có giá trị cao về góc độ tính mạng con người và kinh tế.

Hạn chế tối thiểu số lượng cán bộ, chiến sỹ tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với bệnh nhân và người nghi nhiễm.

Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH có trách nhiệm hướng dẫn và đảm bảo an toàn cho các lực lượng chữa cháy khác tại hiện trường; có phương án khử trùng phương tiện sau khi cứu hay vận chuyển nạn nhân bị và nghi nhiễm Virus SARS CoV-2 trước khi có thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo; có phương án cách ly cán bộ, chiến sỹ sau khi đã thực hiện nhiệm vụ và bố trí lực lượng thay thế để đảm bảo thường trực chiến đấu.

Bài học về các thảm họa dịch bệnh trong quá khứ như: H1N1, Ebola, SARS… và yêu cầu đòi hỏi của thực tế để phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới. Trong tương lai, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH sẽ cần phải hội nhập tích cực và tham gia sâu rộng hơn nữa vào nhiệm vụ bảo vệ tính mạng sức khỏe cộng đồng, trong đó có nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân (khi đảm nhận thêm nhiệm vụ cấp cứu EMS – Emergency Medical Service). Vì vậy, việc chuẩn bị cho các giải pháp lâu dài là điều lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH cần phải tính đến, cụ thể như:

Đưa nội dung ứng cứu dịch bệnh và y tế dự phòng vào chương trình đào tạo huấn luyện CNCH.

Bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH để phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và thực tế đòi hỏi của xã hội Việt Nam.

Đề xuất thành lập tổ hoặc phân công thêm nhiệm vụ chuyển thương, cấp cứu trong đó có việc hỗ trợ ứng cứu dịch bệnh và sự kiện y tế cộng đồng đối với lực lượng.

Chủ động đề xuất trang bị thêm các trang thiết bị để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được bổ sung.

Xây dựng phương án ứng cứu trong tình huống chữa cháy và CNCH ở các cơ sở điều trị và cách ly các bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm.

Bảo vệ tính mạng, sức khỏe nhân dân và tài sản xã hội là tôn chỉ mục đích của nhiệm vụ chữa cháy và CNCH. Vì vậy, việc bảo vệ an toàn cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH chính là gián tiếp thực hiện mục đích này. Mỗi cán bộ, chiến sỹ phải luôn luôn ý thức được nghĩa vụ bảo đảm an toàn cho đồng đội, cho bản thân và trách nhiệm với cộng đồng; cần chủ động chuẩn bị tốt nhất các điều kiện, thường xuyên cập nhật kiến thức và rèn luyện thể lực để sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân./.

                                                                                       Kim Khánh