Trong lúc hoạn nạn mới thấu hiểu được lòng nhau, con người trở nên bao dung và vị tha hơn lúc nào hết. Tình người như cơn mưa rào giữa sa mạc đang khát cháy, tưới mát tâm hồn, để họ vươn lên, kiên cường chống chọi, vượt qua giai đoạn khốc liệt nhất của dịch bệnh…
“Bụt” của lao động nghèo
Từ đầu mùa dịch đến nay, bà Lê Kim Chung – Tổ trưởng Bảo vệ dân phố phường 3 (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) luôn năng nổ, nhiệt tình đi đầu trong việc vận động bà con trong khu phố của mình chấp hành nghiêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Bà đi từng nhà phát tờ rơi tuyên truyền, căn dặn từng người hạn chế ra đường. Hộ nào có hoàn cảnh khó khăn, bà Chung mang tới cho họ mì tôm, bún khô, gạo…
Bà cho biết: “Những người lượm ve chai, bán vé số trong tình hình này cần phải được cưu mang. Tôi không giúp được rộng rãi nhưng ít nhất trong khu phố của mình, gia đình nào đói là tôi tìm tới cho cái ăn”.
Trong khu phố 6, bà Kim Chung là người má thân thương của thanh niên tái hòa nhập. Bà cảm hóa họ bằng sự gần gũi, trân trọng bằng cái tình người. Với người nghèo, họ quý bà vì những bữa cơm no. Cho nên, tiếng nói của bà luôn có sức nặng, buộc người khác phải nghe theo.
Có uy tín, có sức mạnh tinh thần nên trong mùa dịch Covid -19, bà Kim Chung đi tới từng nhà dặn dò không được ra đường, không được tụ tập đông người… Họ nghe lời bà, không phải là mệnh lệnh mà là lời từ trái tim.
Mẹ Quýt là tấm gương mẫu mực thiện nguyện trong xã hội.
Tại một khu nhà trọ ở Bình Dương cũng xuất hiện một người phụ nữ hào sảng miễn tiền thuê trọ cho người lao động. Đó là chị Đoàn Thùy Dương (46 tuổi, ngụ phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Mới đây, thấy dân Miền Tây chịu hạn hán nặng nề, bà thương quá đã nhờ người quen gửi 50kg bún khô cho một vài hộ dân ở Tiền Giang. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, bà Chung tâm niệm và luôn sống bằng chân lý như thế. Mỗi tháng, bà Chung được nhận phụ cấp 1,5 triệu đồng từ chức Tổ trưởng bảo vệ dân phố, toàn bộ số tiền này bà đều dành ra để mua thức ăn, đồ dùng giúp đỡ bà con nghèo.
Ngày 26/3/2020, chị Dương tới từng phòng trọ hỏi thăm về công ăn việc làm, thu nhập. Sau khi nắm được tình hình người thuê trọ, chị Dương thông báo sẽ miễn 100% tiền thuê phòng trong tháng 4 và tháng 5. Gần 400 người lao động đang ở 80 phòng trọ của chị Dương xúc động nghẹn ngào, nhiều người ôm mặt khóc.
Bà Lê Thị Tình (55 tuổi), sinh kế bằng nghề bán hàng rong, khi biết tin bà chủ miễn tiền thuê trọ vui không nói nên lời, bà cứ cười suốt. Đối với bà và hàng trăm người lao động tự do ở đây, những ngày tháng bùng phát dịch bệnh đã làm đảo lộn cuộc sống, triệt hạ con đường làm ăn, mưu sinh của họ. Cháu gái bà là nhân viên khách sạn đã phải nghỉ làm từ hơn tháng nay, giờ không thể đi xin việc ở nơi nào, về quê cũng không được nữa rồi.
Bà Tình bán nước ở cổng trường học, từ Tết đến giờ học sinh nghỉ học, bà đẩy xe đi bán dạo, ngày được ngày không, chỉ đủ bà cháu ăn ngày hai bữa. Bà chưa bao giờ dám nghĩ mình sẽ được ở không trong vòng 2 tháng. Giữa thời buổi khó khăn mà gặp được chủ nhà tốt bụng như thế chẳng khác nào gặp quý nhân phù trợ.
Chị Dương (áo đen) quyết định miễn phí 2 tháng phòng trọ cho người lao động.
Chỉ còn vài trăm ngàn đồng cho mỗi tháng thuê trọ, anh Lương Văn Toán (28 tuổi, quê Nghệ An) như mở cờ trong bụng. Anh Toán bán đồ ăn vặt ở Công viên Thủ Dầu Một nhưng trước lệnh hạn chế ra đường, cấm tụ tập đông người khiến việc buôn bán của anh gần như ế ẩm. Chị Nguyễn Thị Yến (phường Phú Hòa, Thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương), có 14 căn phòng trọ, mỗi nhà trọ chị thu từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/tháng. Khi thấy người lao động bị mất việc, bị giảm tiền lương khiến cuộc sống khó khăn, chị Yến đã chủ động giảm 400 ngàn đồng trong tháng 4 cho mỗi phòng trọ, nếu dịch bệnh còn kéo dài chị sẽ tiếp tục giảm trong các tháng tới.
Nếu như ngày trước, mỗi buổi tối anh bán được từ 500 đến 700 ngàn, trừ chi phí vẫn còn lời hơn 300 ngàn. Thì nay, cả buổi tối đạp xe kẽo kẹt, gù cả lưng trên các tuyến phố mà chưa bán được 100 ngàn.
Bắp rang bơ, trứng lộn, mực nướng… không bán được một ngày sẽ bị hư hỏng. Anh Toán mang về dãy trọ năn nỉ hàng xóm mua ủng hộ với giá gốc, nhưng người ta cũng chỉ ủng hộ được đôi lần, chẳng ai có tiền mua đồ ăn vặt suốt.
Hai tuần nay, anh Toán nghỉ ở nhà không đi bán nữa. Anh dự định sẽ về quê nhưng nhờ chủ trọ giảm tiền thuê phòng nên anh ráng ở lại chờ thêm một hai tháng nữa nghe ngóng tình hình.
Biết tin anh Toán được giảm tiền phòng trọ, hai vợ chồng chị gái đang thuê phòng ở Dĩ An liền trả phòng để về ở cùng. Phòng trọ giờ chỉ còn 800 ngàn/tháng, nếu 3 người ở thì mỗi tháng chỉ mất 300 ngàn/người bao gồm cả điện nước.
“Sống trong thời dịch bệnh, mọi thứ đều phải tính toán thật chi li mới cầm cự nổi. Chúng tôi rất biết ơn những người chủ nhà đã thấu hiểu và sẻ chia cùng người lao động nghèo”, anh Toán chia sẻ.
Mỗi ngày, bà Kim Chung đều có mặt rất sớm tại chốt trực Bảo vệ dân phố để kiểm tra, đôn đốc người dân phòng chống dịch bệnh.
Bắt đầu từ tháng 4 này, quán ốc của vợ chồng anh Hoàng Văn Tuấn (phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM) phải đóng cửa. Tiền thuê mặt bằng mỗi tháng 10 triệu, chưa kể điện nước và hàng trăm thứ không tên khác. “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”
Hôm Chủ nhật vừa rồi, vợ chồng anh gom góp được 30 triệu đồng trả tiền công cho 5 lao động phục vụ và tiễn họ về quê tránh dịch. Giờ trong nhà anh, chỉ còn những thau chậu, xoong chảo nấu ốc, ngoài ra không có thứ gì giá trị.
Biết được tình cảnh này, anh Lê Mạnh Giang (quận Thủ Đức, chủ nhà) đã gọi điện cho anh Tuấn thông báo sẽ miễn tiền thuê mặt bằng cho đến khi nào quán ốc mở bán lại. Ngoài ra, anh cho vợ chồng Tuấn ở miễn phí tại căn phòng trọ phía sau quán ốc.
Anh Tuấn không thể tin nổi, gọi điện hỏi lại vợ của anh Giang xem có đúng như vậy không, việc này có đồng vợ đồng chồng không, chỉ sợ anh Giang vui miệng nói chơi. Vợ anh Giang cười lớn trong điện thoại, chị bảo: “Ai lại đi trêu đùa chén cơm của người khác. Cứ yên tâm ở lại, cùng nhau vượt qua khó khăn”.
Vợ chồng anh Giang không phải là gia đình giàu có gì, căn nhà cho thuê chính là nguồn thu nhập chính của họ, là “nồi cơm” của 5 người trong nhà. Anh Giang làm bảo vệ tại một trường ngoại ngữ, vợ anh là giáo viên. Từ tết tới giờ trường đóng cửa, họ mất việc làm, lương bị cắt. Sau khi quyết định miễn tiền thuê mặt bằng, anh Giang phải vay của chị gái để sinh sống.
“Chúng tôi không thể ngồi ăn trên sự đói khổ của người khác được. Thấy vợ chồng Tuấn vui sướng, run rẩy cảm ơn, tôi thấy lòng mình thật nhẹ nhõm và thanh thản”, anh Giang bộc bạch.
Một “bà tiên” đúng nghĩa đang lan tỏa trong suốt những ngày qua đó là Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt (97 tuổi, ngụ phường 5, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh). Mẹ Quýt đã có thâm niên 30 năm may vá từ thiện.
Thời gian rảnh, bà tới tận nhà phát quà cho người nghèo.
Đã 21 năm may vỏ chăn tặng người nghèo nên mẹ Quýt có sẵn kim chỉ, máy may và kéo. Công việc mới này không khó với người lành nghề như mẹ. May khẩu trang đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo vì có những chi tiết nhỏ, mẹ Quýt phải tập trung cao độ nên thường khiến đôi mắt nhanh mỏi.
Dù đôi tay mẹ khẳng khiu, nhiều nếp nhăn, đôi chân đạp máy không còn mạnh mẽ nữa nhưng mẹ vẫn cần cù, chịu thương chịu khó mỗi ngày để may những chiếc khẩu trang dành tặng người nghèo trong mùa dịch bệnh. Mỗi chiếc khẩu trang hoàn thành, mẹ Quýt nâng niu, trìu mến như một món quà thật ý nghĩa của mẹ.
“Mẹ sẽ cố gắng may vá thật nhiều khẩu trang. Ngày xưa chống giặc đói khổ và hy sinh luôn ở trên đầu mà mẹ còn vượt qua được, huống hồ bây giờ chỉ việc ngồi trong nhà nhanh tay, lẹ mắt một chút là được”, mẹ Quýt vui vẻ kể chuyện.
Từ ngày tham gia chống dịch COVID-19, mẹ không nhớ rõ mình đã may được bao nhiêu chiếc khẩu trang. Mỗi ngày, mẹ cứ lầm lũi, tỉ mẩn cắt vải rồi may, hoàn thiện sản phẩm cột lại thành chồng lớn để cán bộ Hội Phụ nữ đến lấy về giặt ủi. Cứ như vậy, những chiếc khẩu trang mẹ may đã kịp đến tay những người khó khăn.
Mẹ bảo rằng, mình chỉ phụ giúp chị em ở Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Gò Vấp chút công sức bé nhỏ, ngoài kia nhiều người còn làm việc lớn hơn mẹ. Tất cả vì sức khỏe của người dân, vì bình yên trong mỗi gia đình, mẹ đã suy nghĩ như vậy và tích cực hoạt động từ thiện không nề hà tuổi tác, sức khỏe.
Ngọc Hoa (Báo CAND)