web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Lực lượng Công an nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), Đại tướng, GS, TS. Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết quan trọng: “Lực lượng Công an nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”. Website web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Bộ trưởng.

Cách đây tròn 45 năm, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; đánh dấu bước ngoặt quyết định đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có sự đóng góp to lớn của các lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng Công an nhân dân (CAND).

 

Bảo vệ vững chắc an ninh, trật tự trong mọi tình huống, góp phần làm thất bại các cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

 

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, nước ta tạm thời bị chia cắt, thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng chiến lược. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Ngay trong thời gian tiếp quản các vùng giải phóng, đế quốc Mỹ và thực dân Pháp câu kết, ráo riết cài cắm gián điệp, cất giấu vũ khí và phương tiện hoạt động, dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam; các đối tượng phản động gây phỉ, gây bạo loạn vũ trang hòng phá hoại an ninh, trật tự, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.

 

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng mọi âm mưu phá hoại Hiệp định của địch, củng cố hòa bình, phục hồi và nâng cao sản xuất, củng cố miền Bắc; giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam”(1), lực lượng CAND nhanh chóng xác định nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ mới, đổi mới biện pháp, hình thức đấu tranh. Tập trung làm tốt công tác kết hợp giữa chống cưỡng ép di cư với phòng, chống gián điệp, hạn chế đồng bào bị Mỹ – ngụy dụ dỗ, cưỡng ép di cư vào Nam và ngăn chặn có hiệu quả âm mưu của địch cài cắm gián điệp, nội gián để phá hoại, gây rối nội bộ ta; phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân đồng loạt mở các chiến dịch tiễu phỉ, bắt và diệt gần 5.000 tên, giải quyết dứt điểm nạn “nổi phỉ” ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Từ năm 1961 – 1973, với chiến thuật “dùng địch để đánh địch”, lực lượng CAND đã tiến hành 33 chuyên án, bắt diệt 166 toán gián điệp, biệt kích với hơn 1.000 tên, thu hơn 100 tấn vũ khí và phương tiện hoạt động, đập tan các kế hoạch chiến tranh tình báo, gián điệp biệt kích của Mỹ – ngụy, giữ ổn định an ninh, trật tự, chính trị – xã hội ở các tỉnh phía Bắc.

 

Trong trận chiến đấu 12 ngày đêm lịch sử với các cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng B52 của đế quốc Mỹ, toàn lực lượng Công an xác định tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự xã hội với yêu cầu cao hơn và khẩn trương hơn; nhanh chóng chuyển sang thực hiện nếp sống quân sự hoá theo tình hình thời chiến; tổ chức thực tập phương án phối hợp, hiệp đồng chiến đấu với lực lượng Quân đội, Giao thông, Y tế… trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự.

 

Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền tổ chức sơ tán ra khỏi các thành phố Hà Nội, Hải Phòng hơn 500.000 người già, trẻ em và những người không trực tiếp sản xuất, chiến đấu. Giữa mưa bom, bão đạn, cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương đã luôn bám sát vị trí chiến đấu, tiếp tục làm tốt công tác vận động nhân dân phòng không sơ tán, tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác bảo vệ những địa bàn trọng điểm, bảo vệ các tuyến đường giao thông vận tải; chiến đấu kiên cường, mưu trí, sáng tạo và dũng cảm cứu hỏa, cứu sập, cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của nhân dân; bảo vệ các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kỹ thuật của Trung ương và địa phương, như Đài Phát thanh Mễ Trì (Từ Liêm), kho xăng Đức Giang (Gia Lâm), Đài Điện Ly (Đông Anh), Đài Phát tín Sơn Đồng (Hoài Đức), cầu Long Biên, Nhà máy Điện Yên Phụ ở Hà Nội, Cảng Hải Phòng và các mục tiêu khác thường xuyên bị máy bay Mỹ bắn phá… góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi lại vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

 

Nhanh chóng, kịp thời chi viện lực lượng, vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần vào chiến trường miền Nam phục vụ chiến dịch

 

Thực hiện chủ trương của Đảng về chi viện cho cách mạng miền Nam để tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, cứu nước, ngay từ năm 1955, Đảng đoàn, Bộ Công an đã thành lập Tổ cán bộ miền Nam (sau này là Bộ phận cán bộ miền Nam) chuyên trách công tác lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ để chi viện cho chiến trường miền Nam. Với tinh thần “tất cả vì tiền tuyến lớn”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt” và quyết tâm cùng cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, từ năm 1959 đến tháng 4/1975, Bộ Công an đã huy động đến mức cao nhất về lực lượng, hậu cần – kỹ thuật, chi viện hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ; hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược, phương tiện liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ, thuốc men… vào chiến trường; đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo An ninh miền Nam về nghiệp vụ công tác An ninh, Cảnh sát, nắm tình hình, chống gián điệp, phản động, phá tề ngụy.

 

Năm 1962, Bộ Công an đã đưa 05 tổ Tình báo vào hoạt động tại Sài Gòn –  Gia Định, Nam Trung Bộ, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, sát cánh cùng các lực lượng An ninh nắm tình hình, âm mưu địch, tiếp cận nhóm Dương Văn Minh, nhóm Trần Văn Hương, Trung tâm đào tạo gián điêp, biệt kích ngụy; qua đó nắm tình hình địch ở miền Nam, chủ động đối phó với hoạt động gián điệp biệt kích Mỹ – ngụy tung ra miền Bắc.

 

Dù nhiệm vụ được giao vô cùng khó khăn, hoàn cảnh chiến trường ác liệt, nhưng các cán bộ Công an chi viện đã không quản hy sinh, gian khổ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, cùng đồng chí, đồng bào xây dựng lực lượng chính trị, phát động quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của Mỹ – ngụy, diệt ác, trừ gian, bảo vệ cách mạng; bóc gỡ mạng lưới tình báo, gián điệp, cơ sở của địch. Nhiều đồng chí trưởng thành, tham gia cấp ủy địa phương, là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy lực lượng An ninh ở hầu hết các địa phương miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho đến khi thống nhất đất nước và trở thành vốn quý của lực lượng CAND trong nhiều năm sau này.

 

Nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân anh dũng chiến đấu, tiến công nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước

 

Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi”(2), lực lượng An ninh miền Nam chiến đấu anh dũng, kiên cường, mưu trí, sáng tạo; phối hợp xây dựng lực lượng chính trị, phát động quần chúng nổi dậy phá thế kìm kẹp của Mỹ – ngụy, diệt ác, trừ gian, làm trong sạch địa bàn, bóc gỡ mạng lưới tình báo, gián điệp, nội gián của địch, bảo vệ các cơ quan của Đảng, căn cứ cách mạng, làm thất bại các âm mưu hiểm độc “kế hoạch bình định”, “kế hoạch Phượng Hoàng”, “kế hoạch Hải Yến” của địch; khám phá nhiều vụ nội gián nguy hiểm, bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở và lực lượng cách mạng.

 

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Ban An ninh Trung ương Cục đã huy động hơn 13.000 cán bộ, chiến sĩ tham gia tiến công địch trên nhiều hướng, nhiều mũi, đánh thẳng vào các căn cứ, sào huyệt của địch; tổ chức công tác tuyên truyền, phát động quần chúng nổi dậy, trừng trị, xử lý các đối tượng gián điệp, tình báo, chiêu hồi, đầu sỏ ác ôn, chiếm lĩnh các mục tiêu được phân công, truy kích số đối tượng phản cách mạng lẩn trốn; tiếp quản, thu hồi, bảo vệ tuyệt đối an toàn hồ sơ, tài liệu, phương tiện của địch; giải thoát các đồng chí cán bộ cách mạng bị địch bắt, giam cầm.

 

Lực lượng An ninh Sài Gòn – Gia Định nhanh chóng áp sát, chiếm lĩnh trụ sở, thu giữ toàn bộ tài liệu các cơ quan đầu não của địch. Các cơ sở của An ninh T4 nhanh chóng có mặt tại Phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, chủ động tiếp cận, thuyết phục Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi binh lính ngừng bắn, bàn giao chính quyền cho cách mạng, góp phần hạn chế một cuộc giao tranh khốc liệt trong thành phố và tránh sự đổ máu không cần thiết.

 

Trong cuộc chiến đấu ác liệt này, hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ CAND đã hy sinh anh dũng; gần 5.000 đồng chí đã hy sinh một phần xương máu vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước(3); hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ An ninh miền Nam bị địch bắt, tù đày tra tấn dã man trong các nhà tù, trại giam của địch hoặc bị nhiễm chất độc da cam; hàng vạn cơ sở quần chúng cách mạng đã thầm lặng đóng góp, cống hiến hy sinh trên khắp các chiến trường và miền Bắc hậu phương lớn, góp phần to lớn đối với sự toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tô thắm truyền thống vẻ vang của lực lượng CAND.

 

Kế thừa, phát huy truyền thống anh hùng vẻ vang và những cống hiến to lớn của các thế hệ cha anh, lực lượng CAND tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, với Tổ quốc và nhân dân; đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đồng lòng, chung sức, vượt qua khó khăn, gian khổ, kề vai sát cánh cùng với Quân đội nhân dân, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả với các cấp, các ngành, gắn bó máu thịt với nhân dân; quyết tâm xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước, nhân dân./.

Đại tướng, GS, TS. Tô Lâm

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an

 

(1) Bộ Công an (2000), Lịch sử CAND Việt Nam (Sơ thảo) 1954 – 1975, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, Tr15.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 12, sđd, tr.407.

(3) BĐC Tổng kết lịch sử CAND, Viện lịch sử Công an: Tổng kết lịch sử CAND Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tr6 – Nhà xuất bản CAND, 2017.