web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Khu Cháy – chứng tích hào hùng của lịch sử kháng chiến chống Pháp

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài, gian khổ, Khu Cháy thuộc huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội), là một điển hình tiêu biểu của căn cứ kháng chiến trong lòng địch. Khi mới thành lập, Khu Cháy chỉ có 4 xã Trung Tú, Đồng Tân, Trầm Lộng, Hòa Lâm, sau đó khu Cháy được mở rộng ra 12 xã phía Nam huyện Ứng Hòa và 10 xã của Phú Xuyên với diện tích khoảng 205km².

Ngày 18/6/1951, giặc Pháp huy động 10 tiểu đoàn với 200 xe cơ giới, có máy bay và tàu chiến yểm trợ, mở cuộc càn quét lớn vào Khu Cháy nhằm “đốt sạch – phá sạch – giết sạch”. Bộ đội chủ lực được lệnh phải rút khỏi Khu Cháy, nhưng bộ đội địa phương và du kích vẫn bám trụ, kiên cường đánh địch. Hai tiểu đoàn địch bị diệt, hơn 100 lính bị bắt sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe báo cáo về trận này, đã gửi thư khen: “Trong chiến dịch vừa qua ở trận chợ Cháy, Trầm Lộng (nam Hà Đông), các chú đã cùng với bộ đội chủ lực dũng cảm đánh giặc. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ mà các chú đã phá tan kế hoạch của 10 tiểu đoàn địch hòng bao vây tiêu diệt lực lượng ta. Các chú lại tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Bác gửi lời thân ái khen các chú và khuyên các chú học tập kinh nghiệm trong trận đánh vừa qua, ra sức củng cố lực lượng của mình, để tranh lấy thắng lợi mới to hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi bị địch càn quét, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, nhân dân phải tản cư vào vùng tự do ở Hòa Bình. Nhiều địa phương của Hà Đông cũng bị địch càn quét khốc liệt, ráo riết đôn quân bắt lính. Tháng 11/1951, địch tấn công Hòa Bình, lập phòng tuyến sông Đà và đường số 6. Do đó, lực lượng kháng chiến ở vùng địch tạm chiếm bị tổn thất nhiều, bộ đội vào Khu Cháy cũng bị tổn thất nặng. Trước tình hình đó, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng ngày 24/11/1951 “Phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch”, Thường vụ Tỉnh ủy họp ngày 04/12/1951 quyết định: “đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở khu du kích trong lòng địch, hướng chủ yếu là Khu Cháy huyện Ứng Hòa – Trung – Tây Phú Xuyên, từ đó đột phá, tạo đà cho việc mở tiếp một số khu vực thuộc Phú Xuyên, Liên Nam, Thường Tín”. Ngày 10/12/1951, đúng ngày bộ đội chủ lực tấn công phòng tuyến sông Đà, thì ta và địch cũng chạm trán tại Quảng Tái, tiêu diệt gần một tiểu đội địch. Hai ngày sau, ta lại thắng địch ở Hoàng Long (Phú Xuyên), khi địch từ đường 73B càn vào vùng này. Từ những đốm lửa nhen lên phong trào phá tề trừ gian, nhân dân được bộ đội hỗ trợ đã nổi dậy diệt tề gian ác, trở về bám trụ làng xóm. Từ đây, khu du kích Nam Ứng Hòa – Trung – Tây Phú Xuyên đã ra đời.

Khu du kích đã tạo bàn đạp cho quân dân các làng xã tiêu diệt hàng loạt các vị trí đồn bốt của địch, phá vỡ nhiều mảng tề ngụy, mở thêm các khu du kích mới ở Đông Phú Xuyên, Liên Nam, Đông và Tây Thường Tín.

Bị thua đau trong chiến dịch Hòa Bình, địch tập trung quân cơ động đánh phá các khu du kích phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ. Từ ngày 27/5 đến 11/6/1951, kéo dài nửa tháng, địch huy động 30 tiểu đoàn mở trận càn, đánh phá quyết liệt khu du kích Khu Cháy. Bộ đội và du kích đã kiên cường đánh địch để nhân dân thoát ra khỏi vòng vây của chúng. Tiêu biểu nhất là trận chiến đấu ngày 28/5/1951 tại Đào Xá, Viên Đình. Hai tiểu đội du kích địa phương cùng bộ đội đã anh dũng đánh địch suốt từ 7 giờ sáng đến 17 giờ, đẩy lui 11 đợt tấn công của địch với xe tăng, xe bọc thép, pháo binh, máy bay yểm trợ cho bộ binh. Cuối cùng, chỉ còn 20 chiến sỹ, ta đã mở đường máu rút lên Ngũ Lão. Với chiến công vang dội này, quân dân Đông Lỗ được Chính phủ tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng Nhì.

Nửa tháng chiến đấu, giành giật với địch từng ngõ xóm, ta đã đánh 33 trận, tiêu diệt 1.110 tên địch, phá hủy 32 xe cơ giới. Nhưng 111 làng đã bị phá tan hoang. Các làng xã ở trung tâm Khu Cháy và các xã Đại Hùng, Đội Bình, Đông Lỗ ở vành đai khu du kích bị triệt phá. Quân dân Khu Cháy đã lấy máu mình, dựng lên tượng đài bất tử về tinh thần kháng chiến anh dũng vô song “thà chết không chịu làm nô lệ”, bảo vệ Khu Cháy. Từ khu du kích này, bộ đội và du kích thường xuyên tổ chức các cuộc tiêu diệt đồn bốt địch. Đặc biệt, ta đã nhiều lần đột nhập trại tập trung Đồng Quan do Mỹ giúp Pháp xây dựng thí điểm ở phía Bắc Khu Cháy từ đầu năm 1953, gọi là Đại xã Đồng Quan.

Phong trào kháng chiến ở Khu Cháy ngày càng phát triển. Tháng 9 và 10/1953, quân dân Khu Cháy đã liên tiếp đánh tan ba cuộc càn quét lớn của địch vào Ngũ Lão, Trầm Lộng, Thần, Bùng, Mãn Xoan, Cung Thuế, An Hòa, Khánh Vân. Trong Đông Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân Khu Cháy tích cực đóng góp sức người sức của, chi viện cho chiến trường; đồng thời, đẩy mạnh phong trào giết giặc lập công, tiêu diệt các vị trí đồn bốt địch ở Khu Cháy.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, địch rút chạy khỏi các vị trí phía Nam tỉnh Hà Đông. Trại tập trung Đồng Quan – công trình thể hiện âm mưu và sức mạnh của Mỹ hòng “dồn dân lập ấp”, có Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí về trực tiếp chỉ đạo xây dựng, địch cũng phải bỏ lại. Nhân dân vui niềm vui giải phóng, đón chào hòa bình.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân dân Khu Cháy đã đánh 615 trận, tiêu diệt 10 đồn địch, bao vây, bức rút 6 đồn, tiêu diệt và bắt sống 2.687 tên địch, thu 868 súng các loại. Cùng với làng kháng chiến Nam Hồng với địa đạo ngay trong lòng đất, Khu Cháy là địa danh nổi tiếng, là niềm tự hào của Hà Nội nói riêng, của nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại để giành quyền sống trong độc lập, tự do, hòa bình.

Bảo tàng và Tượng đài Khu Cháy, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

 

Ghi nhớ công lao của quân dân Khu Cháy, năm 2004, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Khu Cháy, Nhà nước đã cho xây dựng Bảo tàng tại xã Đồng Tân, trung tâm của Khu Cháy, huyện Ứng Hòa. Những hiện vật quý giá còn lưu giữ được đã là minh chứng hùng hồn, kể cho thế hệ sau về tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của ông cha.

Mới đây, ngày 23/7/2019, nhân dịp kỷ niệm 65 năm giải phóng Ứng Hòa và chiến thắng Khu Cháy (25/7/1954 – 25/7/2019), 72 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2019), tại xã Đồng Tân, Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Ứng Hòa đã tổ chức Lễ Gắn biển công trình tôn tạo, nâng cấp tượng đài Khu Cháy; lễ thắp nến tri ân và Chương trình nghệ thuật “Hành khúc người lính” cùng chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử. Truyền thống tốt đẹp của quê hương anh hùng luôn được bồi đắp và giữ gìn như thế./.

Theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia