web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Lăng mộ Khang Hy và những vụ cháy bí ẩn

Thanh triều (Trung Quốc), Khang Hy hoàng đế là một trong những vị vua phong kiến được người Trung Quốc vô cùng sùng bái và tôn là Thiên cổ nhất đế, ý chỉ hoàng đế có thành tựu xuất sắc cả về đối nội lẫn đối ngoại trong thời gian tại vị. Khi ông băng hà, triều đình đã an táng ông tại Cảnh Lăng. Mặc dù vị Hoàng đế này được xem như một vị minh quân có tiếng, thế nhưng điều kỳ lạ là nơi an nghỉ của ông lại từng xuất hiện nhiều điềm chẳng lành. Và giai thoại ly kỳ xoay quanh 3 lần Cảnh Lăng bị bốc cháy một cách khó hiểu cũng nằm trong số đó.

 

Cảnh Lăng là quần thể lăng mộ rộng lớn.

                                                                                                  Ảnh: Internet

Cảnh Lăng của Khang Hy đế nằm ở phía Đông thuộc quần thể lăng mộ Thanh Đông lăng tại Tuân Hóa, Đường Sơn, Hà Bắc ngày nay. Mặc dù nơi an nghỉ của vị vua nổi tiếng này được thiết kế đơn giản tới mức đáng ngạc nhiên, thế nhưng địa điểm ấy đã không ít lần phải đối diện với nhiều biến cố, trong đó có hỏa hoạn. Theo ghi chép của các tài liệu lịch sử cũng như sự kiểm chứng từ phía các chuyên gia, lăng mộ của Khang Hy đã trải qua 3 lần bị cháy.

Trận hỏa hoạn thứ nhất xảy ra vào ngày 20/2/1905 – năm Quang Tự thứ 31. Một tia sét bất ngờ giáng xuống Cảnh Lăng khiến các công trình kiến trúc tại đây bốc cháy. Trận hỏa hoạn ấy đã phá hủy Đại điện và thiêu rụi toàn bộ hệ thống cửa lăng tẩm, đặc biệt là 3 cánh cửa lưu li quý giá phía sau đại điện. Từ Hy Thái hậu đang nghỉ ngơi trong cung bất ngờ có tấu dâng việc Cảnh Lăng của hoàng đế Khang Hy bị lửa tấn công. “Ngọn lửa vô cùng lớn, thiêu rụi Cảnh Lăng cung, không những cháy Long Ân điện mà đến bài vị của Khang Hy cũng chỉ còn tro bụi”. Bản tấu khiến Từ Hy Thái hậu thất kinh vì bài vị dùng để ghi lại miếu hiệu và thụy hiệu của Khang Hy, vào kỳ tế lễ hàng năm, thứ mà các thành viên hoàng thất bái lạy chính là bài vị này. Bài vị là đại diện cho Khang Hy nên một vật quan trọng như vậy mà bị thiêu rụi đã dấy lên sự nghi ngờ và kinh hãi cho triều đình nhà Thanh.

Ngoài Long Ân điện thì hai điện phụ phía Đông-Tây, ba cửa lớn của lăng tẩm phía sau cũng đều liên lụy. Đây được coi là vụ hỏa hoạn vô cùng kỳ lạ bởi quần thể Thanh Đông Lăng có tới hơn 100 tòa kiến trúc lớn nhỏ, trong khi Cảnh Lăng của Khang Hy có vị thế quan trọng nhất nên việc quản lý và trông coi đương nhiên phải nghiêm ngặt hơn lăng tẩm của các hậu phi, a ca, cách cách. Trong khi các lăng tẩm cấp thấp hơn không xảy ra hỏa hoạn mà lăng tẩm cấp cao – Cảnh Lăng lại xảy ra sự cố. Hơn nữa, Long Ân điện có diện tích rất lớn với 5 gian phòng phía trước và ba gian phòng phía sau không thể bị thiêu rụi chỉ trong tích tắc.

Vào thời cổ đại, việc lăng mộ Hoàng đế đột ngột bốc cháy vốn bị xem là điềm chẳng lành. Bởi vậy mà ngay khi vừa biết tin này, Từ Hy Thái hậu đã cả kinh thất sắc và lập tức hạ lệnh cho Triệu Nhĩ Tốn cùng Thiết Lương đi điều tra.

Triệu Nhĩ Tốn khi ấy đang giữ chức Tổng đốc Đông Tam, còn Thiết Lương là Thượng thư bộ Hộ. Việc điều động hai trọng thần đương triều đi điều tra sự việc ấy đã đủ để chứng minh Từ Hy coi trọng “điềm báo” này tới mức nào. Thế nhưng thời điểm mà kết quả điều tra được tấu lên cũng là khởi nguồn cho những giai thoại ly kỳ về các trận hỏa hoạn ở Cảnh Lăng sau này.

Cảnh Lăng xảy ra biến cố hỏa hoạn.

 

Triệu Nhĩ Tốn và Thiết Lương đã chỉ ra không ít điểm kỳ lạ trong vụ hỏa hoạn năm ấy. Bởi Cảnh Lăng bị sét đánh vào ngày 20 tháng 2, mà bấy giờ đang là mùa Đông, do đó việc có sét đánh vào thời điểm ấy chẳng khác nào nói mùa Hè có tuyết rơi. Hơn nữa, những trận hỏa hoạn bắt nguồn từ sét đánh thường bén lửa từ mặt đất, nhưng ngọn lửa thiêu cháy Cảnh Lăng khi đó lại xuất hiện và lan xuống từ mái hiên. Cũng bởi những yếu tố kỳ lạ kể trên mà bá quan văn võ và người đời lúc bấy giờ đã đưa ra không ít lời đồn đoán về biến cố này.

Hai đại thần phụ trách điều tra cũng đã đưa ra suy đoán người trông giữ hoàng lăng có mưu đồ ăn cắp châu báu nên mới tự mình phóng hỏa nhằm để lấp liếm. Nhưng giả thiết này lại bị cho là mâu thuẫn và chưa đủ chứng cứ xác thực. Khi nguyên nhân thực sự khiến nơi an nghỉ của Khang Hy bị “Hỏa thần” ghé thăm còn chưa ngã ngũ, thì người đời bấy giờ đã truyền tai nhau một lời đồn đáng sợ. Không ít người cho rằng vụ hỏa hoạn ấy chính là điềm báo từ trời cao để cảnh tỉnh Từ Hy Thái hậu. Bởi lẽ, lúc ấy Hoàng đế Quang Tự đang bị Từ Hy thao túng. Thiên tử vốn ở ngôi “cửu ngũ chí tôn”, nay lại không có quyền lực, không còn tự do. Đó vốn là điều trái với lẽ trời. Vì vậy, nhiều người tin rằng trời cao đã giáng sét xuống thiêu cháy Cảnh Lăng để răn đe vị Lão Phật gia đang lộng quyền lúc bấy giờ.

 

Giai thoại về chiếc quan tài biết phun lửa của vua Khang Hy trở thành nỗi ám ảnh

của giới mộ tặc Trung Quốc.

 

Lần hỏa hoạn thứ hai ở Cảnh Lăng phát sinh vào tháng 2 năm 1945. Biến cố này được cho là còn có nhiều điểm ly kỳ hơn vụ cháy trước đó. Ly kỳ ở chỗ nó không xảy ra từ mặt đất mà xảy ra ở trong tầng hầm lăng mộ, chính xác hơn là quan tài Khang Hy phun ra lửa.

Cảnh Lăng từ lâu đã trở thành mục tiêu của giới trộm mộ và từng bị nhóm mộ tắc khét tiếng Tôn Điện Anh “ghé thăm” vào năm 1928. Tới năm 1945, nơi đây lại tiếp tục trở thành mục tiêu của những kẻ đi đêm. Vào năm 1945, Thanh Đông Lăng xuất hiện hai kẻ trộm mộ Vương Thiệu Nghĩa và Trương Tận Trung. Trước khi bị bắt, nhóm của Vương đã dẫn hơn 1000 người mang theo vũ khí tiến hành đào trộm mộ trong Thanh Đông Lăng. Hầm mộ của Cảnh Lăng bị họ đánh thuốc nổ. Trong quá trình thẩm vấn, Vương Thiệu Nghị khai rằng, khi nổ xong cửa đá, chúng phát hiện trong hầm mộ có sáu cỗ quan tài. Vương ra lệnh cho đồng bọn mở nắp cỗ quan tài lớn nhất nhưng quan tài rất nặng, không thể mở bằng tay không. Vương kêu người tìm cưa lớn mang đến. Không ngờ, vừa mở lớp quách ngoài và chuẩn bị cưa lớp quách tiếp theo thì xảy ra sự cố. Ngay ở thời điểm nắp quan tài sắp được mở ra, bên trong đột ngột phun ra một ngọn lửa lớn khiến quần áo và mặt mũi của bè lũ mộ tặc đều bị cháy sém. Dù vậy, nhóm người này vẫn hết sức liều lĩnh và chưa từ bỏ ý định bất chính. Nào ngờ ngay sau đó, quan tài tiếp tục phun ra một ngọn lửa khiến cả đám mộ tặc hoảng sợ bỏ chạy. Trong lúc đào tẩu khỏi Cảnh Lăng, nhóm người này đã vô tình làm đổ cây nến chiếu sáng và khiến nơi đây một lần nữa phát sinh hỏa hoạn.

Giả thuyết cho rằng, lửa được phun từ quan tài Khang Hy rất có thể là một loại ám khí được thiết kế sẵn. Tuy nhiên, chuyên gia Lý Dần phản bác và đưa ra một quan điểm khác. Ông cho rằng, đây có thể là lửa lân tinh hay còn được gọi là hiện tượng ma trơi, bởi quan tài của Khang Hy rất chắc chắn, kiên cố. Lửa được phát tán từ thi thể bị dồn đọng trong quan tài nên khi nhóm của Vương dùng cưa phá quan tài khiến lửa từ bên trong bén ra ngoài. Tuy nhiên, sức cháy của lửa này rất thấp nhưng gặp phải chiếc cưa nên bùng cháy tự nhiên. Và cho đến ngày nay, giả thuyết về chiếc quan tài phun lửa của Khang Hy vẫn là điều bí ẩn.

 

Trận hỏa hoạn vào năm 1952 đã gây ra tổn thất nặng nề với di tích Cảnh Lăng

khi hai tấm bia do Ung Chính đế ngự bút đã bị phá hủy.

 

Đại bi lầu Cảnh Lăng trơ trụi sau vụ hỏa hoạn.

                                                           Ảnh: Blog.sina.com

 

Vào năm 1952, xảy ra trận hỏa hoạn thứ ba tại Cảnh Lăng. Nguyên nhân phát sinh trận hỏa hoạn này cũng được nhận định là bắt nguồn từ sét đánh. Điều kỳ lạ là ngay sau khi Cảnh Lăng bị sét đánh và xảy ra hỏa hoạn, bầu trời đã trút xuống một cơn mưa lớn. Tuy nhiên, vì lửa quá lớn nên nước mưa cũng không thể dập tắt hoàn toàn. Trận hỏa hoạn này thiêu rụi Đại bi lầu và hai tấm bia lớn ghi công trạng của Khang Hy.

Đại bi lầu là nơi dựng hai tấm bia lớn ghi lại công trạng sinh thời của Khang Hy, là một trong những kiến trúc cao nhất trong Cảnh Lăng. Văn bia trong Cảnh Lăng là văn bia đầu tiên do hoàng đế ngự phê. Trước đây, những văn bia công trạng không do hoàng đế kế nhiệm soạn thảo mà do các nhà thư pháp viết nên, chỉ có văn bia của Khang Hy do Ung Chính đích thân ngự bút và được khắc tổng cộng 4300 chữ để ca ngợi công lao của Tiên đế, đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Đại bi lầu trong Cảnh Lăng lần đầu tiên sử dụng tới hai tấm bia lớn. Những đời hoàng đế nhà Thanh trước như Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Hoàng Thái Cực, Thuận Trị đều chỉ dựng một tấm bia công trạng với hai ngôn ngữ Hán văn và Mãn văn nên còn được gọi là Mãn Hán hợp bích. Theo các sử gia Trung Quốc, do công trạng Khang Hy quá nhiều, không ghi đủ trong một bia nên hậu thế đã dựng hẳn hai tấm bia lớn, đây cũng được coi là trường hợp đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc. Cũng bởi tổn thất nghiêm trọng nói trên mà lần hỏa hoạn xảy ra vào năm 1952 được xem là sự kiện làm thay đổi vận mệnh của Cảnh Lăng.

Từ cổ chí kim, việc lăng tẩm của Hoàng đế phát sinh hỏa hoạn vốn đã là điều hiếm thấy, thế nhưng việc một lăng mộ có tới 3 lần bị “Hỏa thần” ghé thăm như Cảnh Lăng lại là chuyện vô cùng hy hữu. Cho tới ngày nay, nguyên nhân thực sự phía sau những vụ hỏa hoạn nói trên vẫn còn là bí ẩn gây tranh cãi. Và giai thoại kỳ bí về chân tướng phía sau đó đã khiến nơi an nghỉ của vua Khang Hy trở thành một trong những lăng tẩm kỳ bí nhất Trung Hoa./.

                                                                                                         Thiên Hương