web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Cọc bê tông – vật cản của công tác PCCC

Cọc bê tông, barie kiên cố… là cách để người dân ngăn các phương tiện giao thông có tải trọng lớn đi vào, diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, cách bảo vệ đường như vậy đã trở thành rào cản, là một trong những bất cập trong công tác phòng cháy chữa cháy hiện nay trên địa bàn Hà Nội.

Tại nhiều con ngõ nhỏ, các tuyến đường dân sinh trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt khu vực ngoại thành, người dân thường tự ý dựng các cọc bê tông, barie kiên cố nhằm ngăn các phương tiện giao thông có tải trọng lớn đi vào. Tuy nhiên, cách bảo vệ những con đường này vô tình đã trở thành rào cản, là một trong những bất cập cho công tác chữa cháy hiện nay. Điều này khiến lực lượng phòng cháy chữa cháy đã gặp rất nhiều khó khăn khi vào khu dân cư có cọc bê tông kiên cố. Người dân không chỉ đặt 2 cọc bê tông hai bên mà thậm chí còn đặt 3 cọc bê tông. Không chỉ ở các khu vực ngoại thành, nhiều khu đô thị mới cũng xây dựng thêm một cổng kiên cố để giới hạn chiều cao, nhiều khu phố xây dựng cổng chào với chiều cao hạn chế, khiến xe chữa cháy không thể đi qua. Điển hình như lúc 12 giờ ngày 05/01/2019, tại thôn Minh Hiệp 1, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội xảy ra cháy lớn tại xưởng sản xuất bánh quy thuộc doanh nghiệp tư nhân Tân Việt Trung. Đám cháy bùng phát mạnh đã thiêu rụi khoảng 500m2 nhà xưởng, 02 dây chuyền sản xuất bánh, 01 ngôi nhà của chủ doanh nghiệp và có nguy cơ lan sang các hộ dân xung quanh. Vượt quãng đường mấy chục cây số từ nội thành Hà Nội đến xã Minh Khai, huyện Hoài Đức để chữa cháy, nhưng gần đến nơi, xe chữa cháy bị chặn lại bởi 2 chiếc cọc bê tông ngăn ôtô trên đường vào thôn. Phải mất 10 phút để đập tan chiếc cọc cản đường, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH mới cho xe tiếp cận hiện trường, tổ chức chữa cháy. Do đó, việc xây cọc để bảo vệ đường đã cản trở hoạt động chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn khi gặp các sự cố và trở thành một trong những tình huống “dở khóc dở cười” của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hà Nội.

Theo khảo sát mới đây của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội hiện có tới trên 800 đường, ngõ vào các khu dân cư nhưng xe chữa cháy không thể vào được do bị cản trở bởi cọc bê tông và sự lấn chiếm, cơi nới diện tích, bày bán hàng… Nếu chiếu theo tiêu chuẩn Việt Nam, đường giao thông chữa cháy phải đạt chiều rộng  3,5m và cao thông thủy 4,5m để xe chữa cháy có thể đi qua thì hiếm có đường nội bộ vào các khu dân cư nào đạt chuẩn như vậy. Ngay cả đường đi tại một số khu đô thị mới, đơn vị chủ đầu tư cũng không ngại đặt barie, xây cổng chào khiến xe chữa cháy bị cản. Ngoài tình trạng lấn chiếm phổ biến như trên, các loại dây của ngành Điện lực, Bưu điện chồng chéo như hiện nay cũng là tác nhân cản trở việc chữa cháy… Một số ngã ba, ngã tư đã bị chặn bằng dải phân cách cứng khiến xe chữa cháy phải chạy đường vòng, mất thêm nhiều thời gian. Nếu vào giờ cao điểm thì xe chữa cháy không thể tới kịp đám cháy trước dòng người và xe ùn tắc tại các nút giao thông.

Thực tế cho thấy, nếu đợi phá các vật cản cho xe vượt qua sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH phải huy động tất cả bình chữa cháy mang theo, cùng người dân sử dụng xô, chậu… múc nước cứu chữa. Đấy là những đám cháy nhỏ. Đối với những đám cháy lớn, việc xe chữa cháy tiếp cận điểm cháy sẽ giúp cho việc cứu chữa hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại. Nhiều vụ cháy xảy ra, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH xuất xe chạy hàng chục cây số đến nơi phải quay về, điều loại xe nhỏ hơn thay thế.

Hiện nay các quy định trong việc xử phạt các vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đang có sự chồng chéo về thẩm quyền xử phạt, gây khó khăn trong tác quản lý: “Hiện tại có các quy định pháp lý đang chồng lấn về vấn đề này. Cụ thể, theo Nghị định 46 năm 2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì đối với tất cả các công trình xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ đường sắt đều có mức phạt khác nhau: ví dụ với hành vi xây dựng lấn chiếm đường bộ có chỉ giới thì với công trình có khả năng tháo dỡ, không phải công trình kiên cố mức phạt sẽ từ 1-3 triệu đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức xây dựng công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Nhưng tại Nghị định 121/2013 hướng dẫn Luật Xây dựng thì quy định mức phạt về hành vi xây dựng không có giấy phép từ 15-20 triệu đồng. Cơ quan tiến hành xử phạt khá đa dạng như là thanh tra xây dựng… Như vậy có thể thấy các quy định về luật có yếu tố chồng lấn về mặt thẩm quyền xử lý gây khó trong việc thực hiện pháp lý như cưỡng chế hay buộc tháo dỡ các công trình”.

Với lực lượng chữa cháy, một trong những yếu tố tiên quyết đảm bảo công tác chữa cháy hiệu quả là thời gian chạy xe đến điểm cháy phải được rút ngắn tối đa bởi thiệt hại sẽ tăng lên theo từng giây, từng phút. Muốn vậy, những bất cập trong giao thông chữa cháy tại Hà Nội cần sớm được các cơ quan chức năng và người dân nhìn nhận, chung tay tháo gỡ. Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, bên cạnh việc mỗi gia đình hãy nêu cao ý thức phòng cháy chữa cháy, các cấp chính quyền cần rà soát lại những điểm đã chôn cột bê tông và nhanh chóng loại bỏ chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác PCCC&CNCH.

PV.