web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ do đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch

Năm nào cũng vậy, vào khoảng tháng 6 tháng 7 hàng năm khi những cơn nắng nóng gay gắt mùa hè xuất hiện cũng chính là lúc vào mùa thu hoạch lúa của bà con nông dân. Sau khi thu hoạch, một lượng rơm rạ lớn được người dân chất đống và phơi khô tại ruộng hoặc hai bên đường. Do không có chỗ để cũng như tiết kiệm thời gian, công sức xử lý rác thải nên hầu hết người dân đã đốt rơm rạ ngay tại nơi mình phơi, điều đó đã gây ra không ít rủi ro. Tình trạng cháy lan do đốt rơm rạ gây ra dưới nhiệt độ nắng nóng của mùa hè tương đối nhiều. Khói bụi từ việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường. Mặt khác, khói đốt rơm rạ gây cản trở tầm nhìn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông cũng như ảnh hưởng tới kết cấu đường.

 

Hiện nay, phần lớn diện tích lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nên rơm rạ rải khắp đồng, nếu thu gom bằng phương pháp thủ công rất mất thời gian, vì vậy người nông dân chọn giải pháp đốt vừa làm sạch đất, vừa tiêu diệt cỏ dại và sâu, bệnh, tạo thêm màu mỡ cho đất.

Trước kia do không có bếp gas, bếp điện, củi ít… nên rơm rạ được mang về chất cao thành từng đống để dùng đun nấu. Khi đời sống được nâng lên, rơm rạ không còn được dùng đun nấu, phục vụ sinh hoạt hàng ngày nữa nên chỉ có thể chọn cách đốt bỏ. Việc đốt đồng mang lại những lợi ích nhất định trong canh tác, nhưng nếu không thực hiện tốt công tác phòng ngừa, rất dễ dẫn đến cháy lan, gây thiệt hai nghiêm trọng về người và tài sản.

Thực tế, trên cả nước, hàng năm đều xảy ra vài vụ cháy rừng, cháy nhà… gây thiệt hại lớn về tài sản do đốt cỏ, đốt rơm, rác…

Ngày 24/3/2019, tại cánh đồng thuộc khu vực ấp Xẻo Kè, xã Thạnh Yên huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang ngọn lửa bắt đầu bùng phát từ mẫu lúa đã được thu hoạch, gặp gió mạnh, ngọn lửa cháy lan sang cánh đồng bên cạnh, làm cháy hơn hecta lúa chưa thu hoạch, gây thiệt hại cho người dân hàng trăm triệu đồng. Ngày 9/4/2015, anh Lâm Văn Tha ngụ ấp Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu sau khi thu hoạch lúa của mình xong đã tiến hành đốt rơm. Nhưng do thời tiết nắng nóng kèm theo gió lớn nên khi đám cháy bùng phát, anh Tha đã không thể kiểm soát được đám cháy, khiến ngọn lửa nhanh chóng lan sang các ruộng bên cạnh làm cháy rụi gần 4000m2 diện tích lúa đang thu hoạch của người dân.

Việc đốt rơm rạ hầu như đã thành thông lệ, khi thu hoạch lúa xong, người dân liền đốt rơm rạ ngay tại trên ruộng hoặc ở hai ven đường mà không quan tâm đến những nguy cơ cháy lan, gây thiệt hại cho những người xung quanh.

Bên cạnh đó, theo tính toán, mỗi dịp bước vào mùa gặt, riêng ngoại thành Hà Nội đã có hàng nghìn tấn khí CO2, CH­4­, N2O, CO… xả thẳng ra môi trường. Dù lượng rơm rạ tại các quận, huyện là khác nhau nhưng việc đốt các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ đã khiến khu vực nội thành chịu ảnh hưởng, bầu không khí trở nên ngột ngạt. Khói do đốt rơm rạ thường cháy không thành ngọn lửa nên sinh ra rất nhiều khí CO. Đây là loại khí rất độc. Người hít nhiều và kéo dài có thể biến đổi cấu trúc của bộ máy hô hấp, gây dễ mắc nhiễm trùng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi…

Ngoài nguy cơ cháy lan, ô nhiễm mỗi trường, khói của việc đốt rơm rạ còn gây che khuất tầm nhìn và gây ra tai nạn giao thông. Liên tục trong thời gian gần đây, xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà một trong những nguyên nhân là do việc phơi, đốt rơm rạ trên các tuyến quốc lộ gây ra. Đã có rất nhiều phương tiện phải hứng chịu hậu quả từ việc tận dụng mặt đường như thế này. Nhẹ thì bị rơm, rạ quấn vào bánh xe gây chết máy, nặng sẽ xảy ra tai nạn nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông.

 

Việc đốt rơm rạ đã trở thành phong trào, diễn ra tràn lan. Nếu như trước đây, cách nhau mỗi vụ lúa thì bà con nông dân dành một thời gian nhất định để cày ải, phơi đất, ủ rơm rạ tạo nguồn dinh dưỡng cho đất, thì nay các công đoạn này bị rút ngắn, đốt cháy giai đoạn bằng cách đốt rơm rạ.

Việc đốt rơm rạ, cỏ rác sau vụ thu hoạch của người dân cần có những biện pháp để giảm thiểu và xử lý kịp thời, thực tế khó có thể ngăn chặn một cách hoàn toàn tình trạng này bởi nó đã trở thành thói quen khó bỏ của người dân, hơn nữa hiện tại chưa có một biện pháp nào mà lại nhanh gọn bằng việc đốt ngay trên đồng ruộng và ven đường. Song nếu vẫn tiếp tục đốt rơm rạ một các bừa bãi, tùy tiện và tràn lan như hiện nay sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đặc biệt là vào mùa khô hanh. Rơm rạ, cỏ rác khô rất dễ bắt lửa và khi bắt lửa thì lan đi rất nhanh, do đó nếu đốt người dân cần đặc biệt chú ý: Thu gom rơm rạ, cỏ rác thành đống có sự che chắn cách ly với các khu vực khác; nếu đốt các đám cỏ khô, gốc rạ thì phải khoanh thành các ô nhỏ, dọn sạch xung quanh rồi mới đốt; luôn giám sát, theo dõi trong suốt quá trình đốt, khi cháy xong cần kiểm tra lại kỹ càng đề phòng tàn lửa còn sót lại hoặc lửa còn cháy âm ỉ…; đặc biệt nếu rơm rạ, cỏ rác ở gần khu dân cư, khu vực nguy hiểm về cháy, nổ thì nên thu gom xử lý bằng cách khác…

Để hạn chế tối đa hiện tượng đốt rơm rạ sau mùa thu hoạch của bà con nông dân, các cơ quan chức năng có liên quan cần đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng những tác hại của việc đốt rơm rạ đối với môi trường, sức khỏe, tính mạng và tài sản của con người. Đồng thời hướng dẫn, phổ biến cho bà con nông dân các giải pháp phơi thóc, rơm phù hợp để người nông dân nâng cao ý thức trách nhiệm, góp phần giải quyết triệt để tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường giao thông trong mỗi mùa thu hoạch hàng năm; tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để giáo dục, răn đe. Trong đó, chú trọng hàng đầu là công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện tốt các quy định về phòng cháy chữa cháy với phương châm “phòng là chính” với phương án phát hiện từ xa và tổ chức chữa cháy kịp thời, triệt để, đảm bảo an toàn, với việc chủ động phòng ngừa cháy rừng, cháy nhà dân… Vì thế, công tác PCCC rất cần sự chủ động phòng ngừa, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt, đối với việc đốt rơm rạ ở nông thôn hiện nay.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần sớm có biện pháp, hướng sử dụng, tận dụng để rơm rạ sẽ trở thành nguồn vật liệu bổ sung, phân vi sinh hay nguyên liệu của các ngành sản xuất khác. Được biết, Viện Công nghệ sinh học (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã áp dụng thành công phương pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh, xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Đây là cách mà bà con nông dân dễ dàng thực hiện ngay trên chính đồng ruộng của mình. Sau vụ gặt thu gom rơm rạ vào một góc ruộng; hòa chế phẩm vi sinh (Viện Công nghệ sinh học cung cấp) cùng với nước và phân NPK tưới lên đống rơm rạ, che phủ bằng nilon trát bùn kín. Sau 3 tuần, rơm rạ mủn trở thành loại phân bón rất tốt cho cây trồng, đồng thời tăng độ phì nhiêu cho đất.

                                                                                       Thanh Hải (TT1)