web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Đánh đòn nếu để cháy nhà

Trong sử sách, Thăng Long từng là nơi xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn nhất nước và cũng là nơi có các vụ cháy lớn, kéo dài ngày. Nhà cửa san sát nhau, vật liệu chủ yếu là tre, nứa, lá… Phàm đã cháy là cháy cả phố. Thế nên, cũng có nhiều điều luật, thậm chí hà khắc để phòng và trừng phạt những người gây cháy và cả thấy cháy không kêu cứu.

 

Hà Nội năm 1888, nhà cửa san sát nên hỏa hoạn được coi là mối nguy lớn

cần hết sức đề phòng.

 

Bất cẩn và cố ý

Sự  bất cẩn của con người là một trong những nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, vụ cháy lớn ở Thăng Long năm 1631 khiến triều thần phải hộ tống vua Lê Thần Tông lánh ra ngoại thành là do chúa Trịnh Tráng “ngự ở Đông Lâu, sai đào sông cho thuyền đánh nhau và tập bắn thì có lửa cháy từ đầu sông. Lửa cháy lan đến cửa bên trái của Vương phủ, phố phường hai bên và các nhà Triều Nguyên, Triều Đường trong thành nội”.

Phủ chúa Trịnh hoành tráng  rộng trăm héc-ta, phía Tây Nam hồ Gươm bị cháy không phải do bất cẩn mà là sự cố ý, Lê Chiêu Thống phóng hỏa để trả thù các chúa. Mâu thuẫn, gây cháy hãm hại nhau cũng là nguyên nhân.

Trong “Du hành và khám phá” (Voyages and Discoveries), tác giả  Dampier, một thương nhân người Anh đến Thăng Long năm 1688 và sống ở đây nhiều năm đã chỉ ra một  nguyên nhân khác mà ông gọi là tội ác, đó là đám Đạo giáo nổi loạn muốn gây thanh thế, bắt dân chúng tin rằng họ có thể nói chuyện với trời, vì thế bọn họ bắn những mũi tên có lửa vào khu dân cư.

Nhà cửa ở Thăng Long có đặc điểm, bên ngoài cửa hàng, bên trong là  xưởng sản xuất thủ công, lại có xưởng nằm ngay trong khu dân cư. “Tạp chí Đông Dương” số 74 (năm 1941) đăng bài “Bà Yến nói với chúng ta về Hà Nội xưa”  của tác giả G.P, về nhà ở thời vua Tự Đức, G.P ghi lại như sau: “Mỗi ngôi nhà được dựng theo ý của chủ nhà. Không có mẫu hình đặt ra, không có kẻ chỉ thẳng hàng, nhiều nhà trong số đó chồi ra đường. Mỗi ngôi nhà đều có một tấm liếp đan bằng tre dùng làm mái hiên đến nỗi không gian dành cho lối đi rất chật hẹp. Nếu có một đám cháy bùng lên ở phía trước thì muốn thoát thân, người ta chỉ còn cách chạy vòng ra phía sau hay nhảy xuống ao”.

Khi người Pháp chiếm Hà Nội, cháy vẫn xảy ra, ngày 20/01/1886, cháy lớn ở phố Hàng Mắm thiêu rụi hoàn toàn 70 ngôi nhà. Ngày 25/01/1891, cháy lớn ở Cầu Gỗ, Lò Sũ, Hàng Tre, Hàng Vôi, Hàng Mắm… thiệt hại 208 ngôi nhà và 4 ngôi chùa, làm chết nhiều  người, trong đó có 1 người Pháp.

Lấy cớ nhà tranh dễ cháy vào mùa hanh khô, ngày 17/02/1891, Thống sứ Bắc Kỳ  ra nghị định  cấm làm nhà  lá ở Hà Nội, ai vi phạm sẽ bị xử theo Luật Hình sự của nước Pháp. Tuy nhiên, do mức đền bù không thỏa đáng nên dân chúng không chịu di dời và chính quyền thực dân đã gây ra cháy bằng cách thuê lưu manh phóng hỏa vào ban đêm, hậu quả là nhiều phố quanh hồ Gươm bị thiêu rụi hoàn toàn. Sau vụ hỏa hoạn đó, dân chúng đành phải di dời.

Cấm dân giữ lửa suốt đêm

Không phải vô cớ mà dân gian xếp “thủy, hỏa, đạo, tặc” là những mối nguy lớn đối với xã tắc. Hỏa hoạn xảy ra thường  xuyên nên chính quyền quân chủ thường xuyên ra chỉ dụ về phòng cháy, nhất là vào tháng cuối năm hanh khô. Có triều vua đưa vào luật. Theo Dampier, thời Lê Trung Hưng, chính quyền bắt mỗi nhà dân phải có vại nước lớn đặt trên nóc, khi xảy ra hỏa hoạn, cánh  đàn ông sẽ trèo lên mái dùng gáo có cán dài múc nước dập lửa.

Thăng Long thời kỳ này nhiều hồ ao nên trong mỗi nhà luôn có sẵn một cây sào dài trên đầu buộc cái gầu hay thúng nhỏ để múc nước  hắt vào đám cháy. Chính quyền cũng bắt buộc mỗi nhà phải có 1 cây câu liêm dựng trước cửa.

Khi có cháy và ngọn lửa đã bốc cao thì dội nước và hắt nước không còn nhiều tác dụng, dân sẽ dùng câu liêm giật đứt các mối lạt buộc giữa các tấm tranh tạo ra một khoảng trống ngăn lửa. Cùng lúc đó, nhà bên cạnh sẽ có thời gian  tháo dỡ  mái trước khi ngọn lửa lan sang. Tuy nhiên hỏa hoạn thường xảy ra ban đêm, lúc hàng phố đang ngủ say nên phát hiện được thì cháy đã to và lan rộng. Vì thế để tránh mất tài sản quý, nhà nào ở Thăng Long cũng xây cái  vòm để cất giấu gọi là khám. Khám nằm xa nhà, bằng gạch bên ngoài trát bùn, có cửa.

Trong cuốn “Lịch sử, tự nhiên, dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài”, xuất bản tại Paris 1778, tác giả Richard viết: “Để đề phòng xảy ra hỏa hoạn, chính quyền cấm dân không giữ lửa suốt đêm, không được  nhóm lửa vào một số giờ trong ngày, họ đi kiểm tra đột xuất, phát hiện trong thời gian cấm mà nhà nào có lửa sẽ bị xử rất nặng”. Vì thế dân chúng Thăng Long phải ăn bữa chiều từ lúc còn mặt trời vì khi mặt trời lặn họ không được phép đốt lửa.

Pháp chiếm Hà Nội và nhân một vụ cháy vì đốt pháo hoa, ngày 20/12/1889, hội đồng thành phố ra nghị định hạn chế đốt  và bắn pháo hoa, đốc lý sẽ xem xét cấp phép nếu nó thực sự an toàn.

Đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp đầu tiên 

Có lẽ các chính quyền quân chủ thấm thía câu ngạn ngữ “Giặc phá  không bằng nhà cháy”, nên họ phạt nặng kẻ gây ra cháy hay phải chịu trách nhiệm về đám cháy. Điều 610 – Bộ luật Hồng Đức quy định: “Thấy lửa bốc cháy mà không báo, chạy đến cứu mà không làm thì xử tội nhẹ hơn kẻ gây hỏa hoạn hai bậc”. Điều 617 quy định: “Ở kinh thành để xảy ra hỏa hoạn, cháy nhà mình thì bị phạt 80 trượng, nếu để cháy lan sang nhà người khác thì phạt 80 trượng và đem bêu riếu trước công chúng 3 ngày, phạt 10 quan tiền sung công”.

Thời Nguyễn, Luật Gia Long (còn gọi là Hoàng Việt luật lệ) có quy định xử phạt tội gây hỏa hoạn. Cùng với phạt, chính quyền cũng có chính sách cụ thể hỗ trợ dân chúng.

Ngày 08/7/1891, Hội đồng thành phố thông qua quyết định thành lập Tổ Chữa cháy gồm 5 Cảnh sát người Pháp và tổ này được trang bị bơm nén áp lực thủ công. Đó chính là đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp đầu tiên ở Hà Nội./.

                                                                                     Theo An ninh Thủ đô