web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Một số lưu ý trong công tác bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và CNCH

Bảo quản, bảo dưỡng là một công việc quan trọng để duy trì chất lượng hoạt động của phương tiện chữa cháy và CNCH.

Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã được trang bị nhiều loại xe chữa cháy, xe chuyên dùng, máy bơm chữa cháy và trang thiết bị CNCH công nghệ mới, hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có một số trục trặc kỹ thuật mà người sử dụng không thực hiện đúng quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng. Vì vậy, để bảo đảm các trang thiết bị CC&CNCH luôn trong tình trạng hoạt động tốt, sẵn sàng thường trực chiến đấu ở mức cao nhất, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Đối với xe chữa cháy, xe chuyên dùng mới nhận:

Đối với các xe chữa cháy, xe chuyên dùng mới vừa nhận về đơn vị, trước khi đưa vào thường trực chiến đấu phải được tập huấn sử dụng, nắm vững quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng.

Thời kỳ chạy rà trơn là 1000km đầu tiên (khi phát động máy tại chỗ thì 1 giờ nổ máy tại chỗ tính bằng 50km xe chạy), không tăng ga đột ngột, không chạy hết tốc độ, ra vào số hợp lý. Sau khi chạy rà trơn phải thay dầu bôi trơn động cơ hoặc tính theo thời gian tối thiểu sau 3 tháng xe hoạt động phải thay dầu bôi trơn động cơ.

Đối với xe chữa cháy, xe chuyên dùng đang hoạt động thường trực:

Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy và CNCH phải được để trong nhà có mái che; tàu, xuồng chữa cháy phải được bố trí bến đậu bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện.

Kiểm tra bổ sung dầu bôi trơn động cơ, hộp số, cầu xe, dầu trợ lực côn, dầu trợ lực phanh, bơm nước chữa cháy, bơm mồi; trường hợp dầu bẩn, độ nhớt không bảo đảm phải thay.

Thường xuyên vận hành phát động hàng ngày, kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng, thay lọc dầu, lọc nhớt, bơm mỡ các vị trí cần bôi trơn. Chu kỳ bảo dưỡng, thay thế các loại bầu lọc tuân thủ theo quy định của nhà sản xuất và đúng chủng loại. Đặc biệt chú ý đối với lọc dầu bôi trơn, lọc nhiên liệu bắt buộc phải thay tối thiểu 1 năm/lần.

Định kỳ kiểm tra áp suất lốp, độ mòn của lốp, kiểm tra hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống côn và đặc biệt là hệ thống treo (kiểm tra lá nhíp, giảm chấn) của xe.

Đối với xe công nghệ mới (xe công nghệ CAFS, xe công nghệ 1-7, xe thang chữa cháy) cần bảo quản tốt các thiết bị điện tử, tránh để nước lọt vào các thiết bị điện, điện tử điều khiển. Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra đồng hồ báo áp suất dầu thủy lực, áp lực khí nén, quan sát mức dầu thủy lực, mức dầu của máy nén khí. Nếu có hiện tượng không đủ áp lực dầu, áp suất khí nén và rò rỉ dầu thủy lực phải dừng hoạt động của xe, kiểm tra nguyên nhân tụt áp lực dầu, áp lực khí nén, rò rỉ dầu để sửa chữa thay thế kịp thời. Không tự ý thay đổi thiết kế, đấu nối thêm các hệ thống khác vào hệ thống điện của xe.

 

Đối với các thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cơ bản:

Đối với các thiết bị sử dụng nhiên liệu là sản phẩm dầu mỏ, hàng ngày phải nổ máy phát động theo đúng quy định, định kỳ kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng như thay dầu máy (chú ý không đổ dầu động cơ, dầu máy nén khí ít hơn mức hoặc vượt quá mức giới hạn que thăm dầu), kiểm tra sạc đầy ắc quy (nếu có), lau chùi bugi, kiểm tra lọc gió, lọc xăng (nếu có) nếu bẩn phải vệ sinh hoặc thay mới.

– Đối với máy bơm chữa cháy, máy cưa, cắt, khoan cầm tay (sử dụng động cơ xăng 2 kỳ)

Phải chú ý pha nhớt theo đúng (tỉ lệ 1:25, 1:30 hoặc 1:50 theo khuyến cáo của nhà sản xuất), kiểm tra dây khởi động nếu sờn, đứt không đảm bảo phải thay mới.

Kiểm tra các ổ bi, ổ trục, bạc, sửa chữa thay thế nếu bị rơ, mòn

Kiểm tra căn chỉnh độ chùng của xích cưa, thay thế xích cưa, lưỡi cắt, mũi khoan nếu bị mòn, nứt.

– Đối với máy phát điện, máy bơm dầu cho các thiết bị thủy lực, máy nén khí (sử dụng động cơ xăng 4 kỳ)

Hàng ngày phải nổ máy phát động theo đúng quy định.

Kiểm tra các ổ bi, ổ trục, bạc, sửa chữa thay thế nếu bị rơ, mòn.

Thay thế kịp thời dầu máy nén khí, bầu lọc khí theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Kiểm tra mực dầu thủy lực trong máy bơm dầu thủy lực, nếu thiếu dầu phải bổ sung kịp thời, đúng chủng loại dầu của máy.

 

 Kiểm tra bảo dưỡng phương tiện chữa cháy

 

– Đối với thiết bị banh, tách, kích thủy lực

Thường xuyên kiểm tra ống dẫn dầu thủy lực đảm bảo ống không bị gập, nứt. Nếu ống bị nứt, gãy phải thay mới.

Luôn đóng chặt đầu nối của ống dẫn dầu thủy lực và đầu nối của thiết bị thủy lực bằng nắp đậy. Khi kết nối giữa thiết bị và đường ống thì các nắp đậy phải đóng lại tránh để cát và bụi bẩn bám vào đầu nối dẫn dầu thủy lực.

Kiểm tra lưỡi cắt, banh thủy lực. Nếu lưỡi cắt bị mòn, nứt phải thay mới.

 


Tập huấn kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy CNCH.

 

– Đối với thiết bị cầm tay sử dụng pin như bộ đàm di động, máy phát hiện khí, camera quan sát đám cháy luôn phải sạc pin đầy đủ đảm bảo đưa vào thường trực.

– Đối với bộ quần áo cách nhiệt, bộ quần áo chống hóa chất, bộ quần áo chống phóng xạ luôn phải được treo trên giá ở vị trí khô thoáng, không được gập trong thời gian dài tránh tình trạng có nếp gấp dẫn đến bong tróc, hư hỏng. Đối với các loại bình khí của bộ mặt nạ phòng độc cách ly, bộ thiết bị lặn luôn duy trì áp lực khí trong bình khí trên 80% thông số kỹ thuật (bình khí thở cho bộ mặt nạ phòng độc tối thiểu là 240 bar; bình khí thở cho bộ đồ lặn tối thiểu là 180 bar). Kiểm tra định kỳ bình khí có bị nứt rạn, nếu có phải báo cáo thay mới.

Theo Cục Cảnh sát PCCC