web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Thực trạng và một số biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế nguy cơ sập đổ công trình đang xây dựng

Để phòng ngừa sập đổ công trình đang xây dựng cần thực hiện nghiêm rất nhiều các biện pháp, giải pháp kỹ thuật trong xây dựng.

Cùng với sự phát triển kinh tế, sự phát triển về xây dựng trong những năm qua đã có những bước tiến không ngừng. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, ngành xây dựng đã đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt từ 9 – 9,2%, tổng diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 50 triệu m2 sàn; tổng sản lượng xi măng tiêu thụ khoảng 98 triệu tấn. Ngành xây dựng phát triển cùng với đó là việc tiềm ần những nguy cơ mất an toàn, sự cố, tai nạn diễn ra liên quan đến sập đổ công trình ngày một nhiều hơn, phức tạp và gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Chỉ tính riêng năm 2019, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã thực hiện 88 vụ CNCH sập đổ công trình, tăng 200% so với năm 2018 (44 vụ), theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng hằng năm luôn đứng đầu về số vụ và số người chết. Năm 2018, cả nước xảy ra 972 vụ tai nạn lao động chết người thì số vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 15% (chiếm tỷ lệ cao nhất).

Hiện trường vụ sập giàn giáo ở đường Nguyễn Công Trứ, Hà Nội.

 

Thời gian vừa qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ sự cố, tai nạn sập đổ công trình đang xây dựng, có thể kể đến như vụ sập công trình thi công xây dựng nhà dân tại đường Chu Văn An, phường Phù Đổng, Tp Pleiku làm 1 công nhân tử vong và 1 người bị thương nặng vào ngày 10/6/2019. Vụ sập giàn giáo Ngày 21/1/2019, tại phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang làm 3 công nhân thiệt mạng. Vụ sập công trình đang thi công cây xăng của Công ty cổ phần thương mại Minh Tân trên địa bàn thôn 5, xã Bắc Sơn, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng ngày 8/8/2019 khi các công nhân đang triển khai đổ mái bê tông làm 8 người thương vong và mới đây nhất là vụ sập bức tường đang xây dựng cao 8m, dài 100m ngày 14/5/2020 tại Khu công nghiệp Giang Điền, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai làm 10 người chết và 14 người bị thương. Mới đây, ngày 30/7/2020, xảy ra vụ sập giàn giáo tại một công trình xây dựng trên phố Nguyễn Công Trứ, Hà Nội làm 4 người thương vong… Những vụ sập đổ công trình nêu trên đều gây thiệt hại lớn về người và tài sản, nhiều vụ sập đổ đã bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự.

 


Vụ sập tường làm 10 người chết tại Đồng Nai.

 

Một là đảm bảo chất lượng thiết kế: Thiết kế là một trong những khâu trọng yếu quyết định chất lượng công trình. Nếu chất lượng thiết kế không cao, hoặc có những vấn đề nghiêm trọng mà trước khi thi công không phát hiện được thì không thể phòng ngừa được sự cố có thể xảy ra. Mặc dù, chất lượng thiết kế là do đơn vị thiết kế chịu trách nhiệm, nhưng đơn vị thi công cũng phải chú ý các điểm quan trọng sau đây:

Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, đồng thời phải lựa chọn được đơn vị có chức năng thiết kế uy tín, tránh việc cóp nhặt các ý tưởng và áp dụng tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

Tìm hiểu kĩ bản vẽ, làm tốt việc thảo luận để thẩm định bản vẽ, giải quyết các vấn đề tồn tại trong thiết kế, cùng nhau bàn bạc và xử lí những vấn đề tồn tại có mâu thuẫn giữa thiết kế với thi công. Đồng thời, các bản vẽ thiết kế phải được các cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác nhận trước khi thi công, lắp đặt.

Làm tốt việc thẩm định kĩ thuật trong quá trình thi công, kịp thời sửa đổi những sai sót của thiết kế hoặc sửa đổi những yêu cầu thiết kế không phù hợp với tình hình thi công .

Hai là, nghiêm túc thi công theo bản vẽ, không được tự ý sửa đổi thiết kế: Bản vẽ đã được cơ quan quản lý và đơn vị thiết kế phê duyệt là căn cứ chủ yếu để thi công, phải nghiêm túc thi công theo bản vẽ mà không được tự ý sửa đổi. Khi phát hiện sai sót của thiết kế phải kịp thời báo cho đơn vị thiết kế để sửa đổi. Ngoài ra, đơn vị thi công cần phải chú ý các đặc điểm sau:

Chú ý cấu tạo liên kết giữa cột với móng, dầm với cột và giữa các vì kèo, đề phòng liên kết khớp biến thành liên kết ngàm, hoặc liên kết ngàm biến thành khớp mà dẫn đến thay đổi nội lực trong kết cấu làm cho sụp đổ kết cấu.

Không những phải thi công theo đúng cấu tạo và kích thước trong bản vẽ mà còn phải theo các yêu cầu trong thuyết minh thiết kế và thi công, nghiêm túc tuân thủ, đặc biệt chú ý những điều kiện cần có của kết cấu bên dưới đối với việc thi công kết cấu bên trên như cường độ, tính ổn định…

Nghiêm cấm trong thi công tự ý thay đổi thiết kế, tùy tiện nâng thêm tầng nhà, tùy tiện thay đổi kết cấu mái nhà.

Không được bỏ sót hoặc đặt sai đệm dầm trong kết cấu hỗn hợp gạch bê tông đề phòng thể xây gạch bị cục bộ thiếu cường độ mà sinh ra sập đổ.

Ba là, tuân thủ nghiêm ngặt trình tự thi công: Theo đặc điểm của từng loại công trình xây dựng khác nhau, áp dụng trình tự thi công hợp lí là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa xảy ra sự cố sụp đổ. Trình tự thi công không hợp lí có khi làm cho cục bộ kết cấu bị vượt quá ứng suất, có khi sinh ra đổi dấu ứng suất, từ đó làm cho cấu kiện mất ổn định hoặc biến dạng quá lớn.. có trường hợp nguy cấp làm cho công trình sụp đổ. Trình tự thi công hợp lí thường là dưới mặt đất trước, trên mặt đất sau, phối hợp thi công giữa kết cấu chủ thể với hệ thống giằng chống, mái nhà đối xứng và đồng đều. Khi thi công phải chú ý các trọng điểm sau đây:

Các bộ phận có liên quan đến sự chịu lực của kết cấu phải thi công đồng thời hoặc thi công liên tiếp chặt chẽ.

Khi lắp ghép kết cấu, bắt buộc phải hình thành một hệ kết cấu ổn định, tin cậy mới được lắp cấu kiện ở bước tiếp sau để phòng kết cấu mất ổn định hoặc cục bộ vượt ứng suất.

Hệ thống giằng chống phải kết hợp thi công với hệ thống kết cấu chủ thể như thi công vì kèo thép phải chú ý kịp thời đến hệ thống giằng chống ngang và giằng chống đứng, đồng thời cố định theo yêu cầu của thiết kế. Các cấu kiện liên kết dọc của khung toàn bộ lắp ghép phải kịp thời lắp phối hợp.

Chú ý cường độ và yêu cầu cố định của kết cấu ở bên dưới hoặc các mắt nối. Chỉ khi nào đã đạt được tiêu chuẩn quy định của thiết kế hoặc của phương án tổ chức thi công mới được thi công kết cấu ở bên trên.

Bốn là, khống chế tải trọng thi công: Tải trọng thiết kế của sàn nhà và mái nhà công trình dân dụng thường là tương đối nhỏ, phần lớn nhỏ hơn tải trọng cho phép của dàn giáo, do đó chỉ không chú ý là có thể quá tải. Vả lại, loại tải trọng này thời gian tác động sớm, thường khi kết cấu hoặc cấu kiện chưa đạt đến cường độ thiết kế đã phải mang tải trọng này rồi, để tránh xảy ra sự cố này cần chú ý:

Khống chế tải trọng chất đống vật liệu trên sàn. Hạn chế số lượng vật liệu, cấu kiện xếp trên sàn, quy định rõ vị trí và phương pháp xếp vật liệu, áp dụng các biện pháp tạm thời để chống đỡ cho sàn.

Khống chế tải trọng thao tác trên sàn, bao gồm việc khống chế tải trọng thiết bị thi công và tải trọng di động của xe đẩy vật liệu trên sàn. Tránh để quá tập trung người thao tác trên sàn.

Nghiêm cấm treo các vật nặng hoặc thiết bị cẩu trục vào vì kèo bằng thép.

Năm là, tránh tùy tiện thay đổi vật liệu và cấu kiện: Vật liệu và cấu kiện xây dựng phải có đủ các tính năng cơ lí, hóa học nhất định, thỏa mãn yêu cầu chịu lực của kết cấu và công nghệ thi công (như hàn nối). Do đó, khi chưa được các đơn vị có chức năng đồng ý thì không được tùy tiện thay đổi vật liệu và cấu kiện xây dựng đã quy định trong bản vẽ.

Khi thay đổi vật liệu có phẩm loại và tính năng khác nhau, phải có đầy đủ căn cứ, phải làm các thủ tục thẩm định kĩ thuật cần thiết rồi mới được thay thế.

Khi thay đổi vật liệu có quy cách khác nhau, phải trên cơ sở tìm hiểu rõ ý đồ và yêu cầu của thiết kế, chỉ được sử dụng khi đã xác nhận là không gây ra ảnh hưởng đến công trình hoặc hạ thấp tiêu chuẩn, đồng thời phải hoàn thành các văn bản cần thiết xin ý kiến của các đơn vị chức năng có thẩm quyền.

Sáu là, bảo đảm cấu kiện ổn định trong khi thi công: Các cấu kiện của kết cấu tuy sau khi thi công xong sẽ hình thành kết cấu ổn định, nhưng trong quá trình thi công có thể xảy ra việc cấu kiện mất ổn định mà sụp đổ. Ngoài việc theo yêu cầu của bản vẽ như nói trên để lắp ghép đồng bộ cấu kiện, bảo đảm ổn định cấu kiện ra, phải bố trí cho đủ giằng chống tạm thời, đề phòng cấu kiện bị đổ trong khi thi công. Muốn vậy, cần phải làm tốt các việc sau đây:

Khi lắp ghép kết cấu, nhất thiết phải làm đầy đủ giằng, chống cho cột, vì kèo, khung cửa sổ trên mái..

Kịp thời làm ngay các liên kết, cố định giữa các cấu kiện, giảm đến tối thiểu các nhân tố không ổn định.

Phòng ngừa gió thổi đổ các cấu kiện đã lắp dựng hoặc các mảng tường đã xây. Muốn thế phải chú ý dự báo thời tiết, áp dụng các biện pháp gia cố tạm thời.

Trong công trình nâng sàn phải chú ý phòng ngừa mất ổn định của cả loạt cột. Muốn vậy phải cố gắng rút ngắn khoảng nâng, cố định nhanh nhất vị trí của bản sàn tầng dưới, kịp thời làm mũ cột, làm cho bản sàn và cột hình thành liên kết cứng. Rút ngắn độ dài tính toán của cột trong giai đoạn nâng, phải đo đạc thật tỉ mỉ chặt chẽ tình hình sai lệch và rung lắc của cột trong khi nâng. Khi sai lệch quá lớn hoặc có những tình huống khác thường thì phải ngừng nâng, tìm ra nguyên nhân, đề ra biện pháp giải quyết xong rồi mới được tiếp tục thi công.

Bảy là, chú ý tính ổn định của cốp pha và thời gian dỡ cốp pha: Cốp pha là loại kết cấu tạm thời, thường hay bị coi nhẹ chất lượng, phương án cấu tạo không tốt, thiếu tính toán kiểm tra về kết cấu, thi công sơ sài chất lượng thấp. Để đề phòng sụp đổ cốp pha phải làm tốt các việc sau đây :

Lựa chọn chính xác phương án cấu tạo cốp pha, làm các nghiệm toán kết cấu cần thiết, làm cho đường truyền lực của các cấu kiện cốp pha được rõ ràng, kết cấu chống đỡ cốp pha được chắc chắn, đủ tin cậy, các thanh phải có đủ tính ổn định và tổng thể đủ ổn định…

Khi dựng cốp pha phải chú ý vật liệu không được có khuyết tật nghiêm trọng, phương pháp nối thanh cốp pha phải chính xác, chịu lực đủ tin cậy, ván và xà phải có đủ thanh chống, bảo đảm tính ổn định tổng thể.

Đề phòng tải trọng thi công quá lớn hoặc quá tập trung vào một chỗ.

Thời gian tháo cốp pha phải phù hợp quy định trong quy phạm thi công nghiệm thu.

Tám là, bảo đảm chất lượng công trình thi công trong mùa mưa bão:

Ở nước ta mưa bão thường xảy ra theo các mùa khác nhau trong năm tại miền Bắc, Trung và Nam. Vì vậy, trong phương án thi công nói chung phải có phương án cho những hạng mục công trình sẽ phải thi công trong thời gian có mưa bão. Đồng thời phải lựa chọn, xác định phương pháp thi công tiên tiến, hợp lí cho từng công trình hoặc hạng mục công trình, tăng cường kiểm tra nghiệm thu chất lượng. Vì vậy, phải làm tốt công tác phòng ngừa sau đây :

Lựa chọn phương án thoát nước tốt, có biện pháp bảo vệ hố móng không bị ngập đọng nước quá lâu; có biện pháp chống giữ những kết cấu bên trên khi gió bão mà cường độ và độ ổn định tổng thể chưa đạt yêu cầu nghiệm toán.

Cất giữ vật liệu ở kho cũng như lúc chuyên chở tránh nước, sẽ dẫn đến giảm sút chất lượng (nhất là xi măng), khi tháo và bơm hút nước ở hố móng cần chú ý đến sự sói lở hoặc rửa trôi đất ở đáy móng.

Căn cứ cường độ thực tế của cấu kiện để xác định thời hạn dỡ cốp pha; áp dụng các biện pháp hữu hiệu để bảo đảm chất lượng mối hàn, đề phòng các sự cố như rạn nứt mối hàn…

Trên đây là một số lưu ý và các biện pháp phòng ngừa hạn chế thấp nhất nguy cơ sập đổ công trình đang xây dựng./.

Tuấn Anh (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)