web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Thiết bị cứu nạn, cứu hộ thủy lực

Thiết bị cứu nạn, cứu hộ dùng công nghệ thủy lực với nhiều ưu điểm nổi bật đã trở thành trợ thủ đắc lực cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ khi thực thi nhiệm vụ.

 

Thiết bị cứu nạn, cứu hộ bằng thủy lực đầu tiên Hurst được phát minh bởi George Hurst, vào khoảng năm 1961, sau khi ông xem một vụ tai nạn xe ô tô, trong đó phải mất hơn một giờ để đưa một tài xế bị thương ra khỏi xe. Các nhân viên cứu hộ trước đây thường sử dụng máy cưa đĩa để cắt các phương tiện, nhưng những thiết này bị một số nhược điểm như khi cưa tạo ra tia lửa, có thể bắt cháy trong môi trường hỗn hợp khí cháy; tạo ra âm thanh lớn, gây căng thẳng cho nạn nhân và thường cắt chậm, hiệu quả không cao. Ngoài ra, khi nhân viên cứu hộ cố gắng mở cửa xe bằng lực được tạo ra từ xà beng hoặc búa, rìu có thể làm mất sự ổn định của phương tiện do sụp đổ, làm nạn nhân bị thương thêm hoặc vô tình kích hoạt túi khí của chiếc xe hoạt động.

 

So sánh với các thiết bị được sử dụng trước đó thì máy cắt thủy lực được phát minh ra hoạt động yên tĩnh hơn, nhanh hơn, mạnh hơn và linh hoạt hơn, chúng có thể cắt, mở và thậm chí nâng một chiếc xe.

 

Máy banh thủy lực đầu tiên được phát triển vào năm 1972 bởi Tim Smith và Mike Brick, thiết bị được sử dụng để cạy và cắt ngư cụ để cứu một ngư dân bị mắc kẹt, sau đó đã phát triển thêm máy cắt và kích thủy lực. Mike Brick sau này đã phát triển một công cụ cứu hộ duy nhất kết hợp các chức năng như đẩy, kéo, cắt và nâng của các công cụ cứu hộ trước đó và cấp bằng sáng chế cho thương hiệu Phoenix.

Hình 1: Máy cắt thủy lực được sử dụng để cắt kim loại.

 

Sau một thời gian hình thành, phát triển và không ngừng hoàn thiện, cho đến nay, thiết bị thủy lực bao gồm máy cắt, máy banh và kích thủy lực với các tính năng ưu việt gồm:

 

– Máy cắt thủy lực (Hình 1) được thiết kế sử dụng một cặp kéo cắt để cắt xuyên qua kim loại. Cặp kéo cắt được chế tạo bằng thép tôi chất lượng cao với hình dạng, cấu hình của ngàm lưỡi kiếm với độ mở đầu mũi tối đa 180mm, có khả năng cắt được thanh thép tròn cứng cũng như có thể sử dụng để cắt xuyên qua cấu trúc của xe trong một hoạt động cứu hộ. Lưỡi cắt có thể thay thế khi cần thiết. Với sự phát triển không ngừng của ngành chế tạo xe ô tô với những loại vật liệu mới được đưa vào sản xuất thì lưỡi cắt của máy cắt thủy lực cũng được cải tiến để nâng cao khả năng cắt được nhiều loại vật liệu và với độ cứng ngày càng cao.

 

– Máy banh thủy lực (Hình 2) là một công cụ thủy lực được thiết kế với hai cánh tay kết hợp với nhau trong một đầu hẹp và sử dụng áp lực thủy lực để tách hoặc mở cánh tay với độ mở đầu mũi tối đa 700mm. Khi vận hành thiết bị, đầu của máy banh có thể được chèn vào một khe hẹp giữa hai vách, chẳng hạn như giữa hai cửa hoặc giữa cửa và chắn bùn. Máy banh cũng có thể được sử dụng để bật phá cửa xe khỏi bản lề với các móc xích cần thiết hỗ trợ.

 

Hình 2: Thiết bị banh thủy lực.

 

– Thiết bị banh cắt kết hợp (Hình 3) là thiết bị được phối kết hợp giữa khả năng banh và cắt của thiết bị thủy lực. Khi hoạt động, các lưỡi dao có thể sử dụng để mở rộng hoặc cắt với lực cần thiết được hình thành từ piston.

 

Hình 3: Thiết bị banh cắt kết hợp.

 

– Kích thủy lực (Hình 4) dùng để kích nâng, đẩy tạo không gian ở khu vực ghế ngồi của ô tô để đưa người bị nạn ra ngoài. Kích thủy lực ít được sử dụng hơn so với máy cắt và máy banh trong hoạt động cứu hộ. Tuy nhiên, thiết bị cần thiết yêu cầu được sử dụng trong một số tình huống. Kích thủy lực có nhiều loại và kích cỡ như pít-tông đơn, pít-tông kép và chống tải. Kích thước mở rộng từ 50,8 cm (20″) đến 178 cm (70″). Kích thủy lực yêu cầu cần sử dụng nhiều dầu thủy lực trong quá trình vận hành hơn máy cắt và máy banh, do vậy, cần thiết phải lựa chọn sử dụng bơm thủy lực có công suất đủ lớn và lượng dầu đảm bảo để cho phép kích thủy lực được mở rộng hoàn toàn.

 

Hình 4: Thiết bị kích thủy lực.

 

Nguồn dẫn động của các thiết bị thủy lực được tạo ra khi nén dầu thủy lực với áp suất cao lên tới 720 bar (10.000 psi) từ máy bơm thủy lực. Máy bơm thủy lực được dẫn động bằng động cơ xăng (2 kỳ hoặc 4 kỳ); động cơ điện được kết nối trực tiếp với nguồn điện hoặc sử dụng nguồn pin, ắc quy; bơm thủy lực bằng tay hoặc chân. Theo xu thế hiện nay, nguồn dẫn động thủy lực bằng động cơ điện hoặc pít-tông trục vít được các nhà sản xuất chú trọng vì tính năng vận hành nhanh chóng, đơn giản trong sử dụng và mang tính cơ động cao khi sử dụng trong không gian hẹp.

Hiện nay, một số thiết bị thủy lực như máy banh thủy lực, máy cắt thủy lực, kích thủy lực đã được trang bị cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tại 63 tỉnh, thành phố và từng bước khẳng định hiệu quả cao trong công tác cứu nạn, cứu hộ. Tuy nhiên, để việc ứng dụng, sử dụng các thiết bị cứu hộ được trang cấp vào thực tế một cách có hiệu quả cần đòi hỏi phải được thường xuyên tập huấn, thực hành và sử dụng một cách thành thạo để đảm an toàn cho thiết bị và người vận hành.

 

Phạm Tất Mạnh (Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)