web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Nỗi đau dai dẳng trong lịch sử ngành cứu hỏa Mỹ

Hôm nay, tròn 19 năm vụ khủng bố đẫm máu nhất máu nhất trong lịch sử nhân loại, cũng là vụ việc chết chóc nhất đối với lực lượng cứu hỏa cũng như thực thi pháp luật của nước Mỹ (11/9/2001 – 11/9/2020)…

                                                  

Lính cứu hỏa lao đến hiện trường vụ tấn công khủng bố. 

 

Sáng 11/9/2001, 19 tên khủng bố bắt cóc và khống chế bốn máy bay, trong đó có chuyến bay số 11 của American Airlines đâm vào tháp phía Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở Thành phố New York.

Khoảng 6 phút sau, Đội Cứu hỏa đầu tiên của Thành phố New York đã tiếp cận hiện trường. Khi những người lính cứu hỏa vừa mới bắt đầu leo lên một cầu thang trong nỗ lực tiếp cận những người bị mắc kẹt ở các tầng trên thì một chiếc máy bay khác, chuyến bay 175 của United Airlines, lao thẳng tòa tháp phía nam vào lúc 9 giờ 03 sáng. 343 nhân viên Sở Cứu hỏa Thành phố New York (FDNY), 23 sĩ quan Cảnh sát và 37 nhân viên Cơ quan Cảng vụ thiệt mạng, theo Ủy ban điều tra vụ 11/9.

“Chúng tôi nhận thức rõ được rằng những đồng đội của mình có thể hy sinh và rằng chúng tôi đang đối đầu với rắc rối thực sự. Nhưng chúng tôi ước tính rằng có từ 25.000 đến 50.000 người dân có thể thiệt mạng, vì vậy, chúng tôi phải cố gắng giải cứu họ”, người đứng đầu đơn vị phụ trách khu vực Hạ Manhattan của FDNY, Peter Hayden, cho biết.

 

Những người lính cứu hỏa Mỹ trong ngày 11/9 định mệnh. 

 

Tại hiện trường, các quan chức FDNY nhanh chóng nhận ra rằng hy vọng kiểm soát ngọn lửa do vụ tấn công quá mong manh. Thay vào đó, họ dồn mọi nguồn lực vào sứ mệnh sơ tán những nhân viên văn phòng đang ở bên trong hai tòa nhà khổng lồ, từng là niềm tự hào của New York và nước Mỹ.

Mặc dù dự đoán được rằng cấu trúc của tòa tháp đôi đã bị hư hại nặng nề và hệ thống chữa cháy có thể không hoạt động được, họ hầu như không có bất kỳ thông tin rõ ràng nào về tình hình bên trong. Vậy là những người lính cứu hỏa cứ thế lao vào tòa tháp sắp sụp đổ.

Nhưng có lẽ không ai đoán trước được hậu quả sẽ tồi tệ như thế nào. Trong số 2.753 người thiệt mạng tại địa điểm WTC vào ngày 11/9, 343 người là nhân viên của FDNY. Con số này vượt xa 78 người thiệt mạng trong thảm họa lớn thứ hai trong lịch sử đối với lính cứu hỏa Mỹ, vụ cháy rừng ở Idaho vào năm 1910.

Số lính cứu hỏa thiệt mạng thời điểm đó tương đương hơn một phần ba trong số khoảng 1.000 nhân viên khẩn cấp có mặt tại hiện trường, theo báo cáo của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) về cuộc tấn công WTC. Theo Cơ quan Ứng phó Khẩn cấp Liên bang, hai trong số những nhân viên của FDNY tử vong là các kỹ thuật viên y tế khẩn cấp và những người còn lại là lính cứu hỏa.

Gần hai thập kỷ sau, không có bất kỳ thông tin chính thức nào về vị trí chính xác của những người lính cứu hỏa khi họ thiệt mạng. Tuy vậy, một phân tích của New York Times năm 2005, dựa trên những ý kiến của nhân chứng, hồ sơ và báo cáo liên bang, cho thấy rằng khoảng 140 lính cứu hỏa đã mất mạng trong hoặc xung quanh tháp phía nam, trong khi khoảng 200 người chết bên trong hoặc tại chân tòa tháp phía Bắc.

 

Một người lính cứu hỏa gục khóc trước đống đổ nát. 

 

Theo một báo cáo của Ủy ban 11/9 và thông tin có được trong cuộc phỏng vấn với Đại úy Paul Conlon, lính cứu hỏa thuộc FDNY, người đã chứng kiến sự việc, trường hợp thiệt mạng đầu tiên xảy ra vào khoảng 9 giờ 30 sáng, khi một người nhảy từ tòa tháp phía nam và rơi vào lính cứu hỏa Daniel Suhr.

Leo lên thang cứu hộ với bộ quần áo bảo hộ dày cộp và mang theo nhiều thiết bị là một công việc đòi hỏi nhiều sức lực, ngay cả đối với những người lính cứu hỏa có thể chất tốt. Tình trạng kiệt sức nhanh chóng xảy ra, một số lính cứu hỏa không theo kịp và bị tách khỏi các thành viên khác trong đội. Ngoài ra, liên lạc qua vô tuyến trở nên khó khăn khi lính cứu hỏa đi sâu hơn vào bên trong các tòa nhà, có khung thép và bê tông gây nhiễu tín hiệu.

Nhưng ngay cả khi không có những khó khăn đó, sẽ không có cách nào để chuẩn bị cho những gì xảy ra vào lúc 9 giờ 59 sáng, khi tòa tháp phía Nam đột ngột sụp đổ chỉ trong 10 giây. Không có thời gian để chạy trốn, tòa nhà sụp đổ và cướp đi sinh mạng của tất cả các nhân viên cứu hỏa và cấp cứu bên trong tòa nhà, theo báo cáo của Ủy ban 11/9. Sau khi bị nghiền nát dưới một núi đổ nát – 250.000 tấn thép, bê tông và đồ đạc – phải mất nhiều tháng sau một số thi thể mới được tìm thấy.

Khoảng một phút sau, khi các quan chức FDNY nhận thấy rằng tháp phía bắc cũng có thể sớm sụp đổ, họ ra lệnh cho tất cả nhân viên cứu hỏa ở tháp sơ tán. Tuy vậy, liên lạc vô tuyến gián đoạn cũng như sự hoảng loạn trong thảm họa, một số nhân viên cứu hỏa đã không nghe thấy lệnh sơ tán. Nhiều người không ở gần cửa sổ thậm chí còn không biết rằng tháp phía nam đã sụp đổ, mặc dù họ đã cảm nhận được luồng gió giật mạnh và thổi ào ào đẩy đám mây mảnh vụn lên tháp phía bắc.

Theo báo cáo của Ủy ban 11/9, các nhân viên cứu hỏa bên trong tòa tháp phía bắc nghe được lệnh đã cố thoát ra khỏi tòa nhà nhanh nhất có thể. Một số nhóm đã không ngay lập tức tiến hành việc sơ tán của chính họ để giúp đỡ những người gặp khó khăn trong việc thoát ra ngoài, trong khi những người khác nán lại tìm kiếm những người lính cứu hỏa khác để họ có thể cùng nhau thoát khỏi tòa nhà sắp sụp đổ.

Nhưng khi một số lính cứu hỏa đến được sảnh của tòa tháp phía Bắc lúc 10 giờ 24, một vấn đề khác đã phát sinh, không có bất kỳ lãnh đạo đơn vị nào đứng đợi họ. Cuối cùng, một lính cứu hỏa nhìn thấy tòa tháp phía Nam sụp đổ từ cửa sổ nói với những người còn lại rằng họ nên rời đi. Tuy nhiên, trước khi tất cả họ có thể ra khỏi sảnh, tòa tháp phía bắc bắt đầu sụp đổ lúc 10 giờ 28, giết chết nhiều người.

Mặc dù FDNY đã phải trả một cái giá quá đắt vào này định mệnh đó, những nỗ lực đầy quả cảm của những người lính cứu hỏa đã cứu sống hàng nghìn người. Thực tế, số người ở trong tòa tháp ngày hôm đó ít hơn nhiều so với ước tính, khoảng 17.400 người, theo NIST, và 87% trong số họ đã được sơ tán an toàn./.

                             Theo Công an nhân dân