web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Thuật toán tiến hành phân hạng các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ

Việc xác định mức độ nguy hiểm cháy, nổ trong các quá trình công nghệ sản xuất là một trong những vấn đề cơ bản của công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Vấn đề này phải được giải quyết bằng cách phân hạng các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy, nổ để từ đó xác định các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật đảm bảo an toàn về PCCC.

Hiện nay, việc phân hạng các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ cần thiết để xác định những vấn đề sau:

– Những yêu cầu và tiêu chuẩn PCCC đối với các nhà sản xuất: Các giải pháp bố trí mặt bằng; bậc chịu lửa của ngôi nhà và diện tích sàn tối đa cho phép giữa các tường ngăn cháy theo hạng, số tầng tối đa cho phép; khoảng cách an toàn PCCC giữa các ngôi nhà, công trình; lưu lượng nước chữa cháy; việc bố trí thiết bị bảo vệ, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động…

– Đề ra các biện pháp PCCC hợp lý và có hiệu quả.

– Xác định vốn  đầu tư cơ bản của công trình: Xét về mặt kinh tế trong xây dựng, phân hạng còn là cơ sở để xác định vốn đầu tư cơ bản của công trình. Khi mức độ nguy hiểm cháy, nổ của công trình càng lớn thì đòi hỏi những yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn PCCC càng cao và vốn đầu tư cho công trình càng lớn [1].

Cơ sở của việc phân hạng các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ dựa vào vào tính chất nguy hiểm cháy, nổ của các chất được sử dụng trong quá trình công nghệ sản xuất và đặc điểm của quá trình công nghệ [2, 3]. Tuy nhiên, việc phân hạng các gian phòng dựa vào tính toán vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Nhiều đơn vị cảnh sát phòng cháy chữa cháy ở địa phương vẫn còn thiếu các công cụ và phương pháp tính toán. Để giải quyết vấn đề này, tác giả bài báo đã xây dựng thuật toán việc tiến hành phân hạng các gian phòng theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ.

Nội dung phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ đối với gian phòng [2]

Hạng nguy hiểm cháy của gian phòng Đặc tính của các chất và vật liệu có trong gian phòng
A

Nguy hiểm cháy nổ

– Các

chất khí cháy, chất lỏng dễ bắt cháy có nhiệt độ bùng cháy không lớn hơn 28oC, với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí -hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa.

– Các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, với oxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau, với khối lượng để áp suất nổ dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa

B

Nguy hiểm cháy nổ

 Các chất bụi hoặc sợi cháy, chất lỏng dễ bắt cháy có nhiệt độ bùng cháy lớn hơn 28oC, các chất lỏng cháy, và khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp khí-hơi nguy hiểm nổ, khi bốc cháy tạo ra áp suất dư tính toán trong gian phòng vượt quá 5 kPa.
C1-C4

Nguy hiểm cháy

– Các chất lỏng cháy hoặc khó cháy, các chất và vật liệu dễ cháy ở thể rắn, các chất và vật liệu khi tác dụng với nước, với oxy trong không khí hoặc tác dụng với nhau có khả năng gây cháy

– Việc chia gian phòng từ C1-C4 theo trị số tải trọng cháy riêng của các chất chứa trong nó như sau:

C1 – Có tải trọng cháy riêng lớn hơn 2200 MJ/m2;

C2 – Có tải trọng cháy riêng từ 1401 MJ/ m2 đến 2200 MJ/ m2;

C3 – Có tải trọng cháy riêng từ 181 MJ/m2 đến 1400 MJ/ m2;

C4 – Có tải trọng cháy riêng từ 1 MJ/m2 đến 180 MJ/ m2;

D Các chất  và vật liệu không cháy ở trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng chảy, mà quá trình gia công có kèm theo phát sinh bức xạ nhiệt, tia lửa và ngọn lửa; Các chất rắn, lỏng, khí cháy được sử dụng để làm nhiên liệu.
E Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội

Thuật toán tiến hành phân hạng các gian phòng

theo tính nguy hiểm cháy và cháy nổ.

 

Thuật toán là một các chỉ thị hay phương cách rõ ràng giúp cho việc hoàn tất đánh giá tính chất nguy hiểm cháy, nổ của các chất, đặc điểm quá trình công nghệ, trạng thái các chất, các kịch bản sự cố xấu nhất có thể xảy ra… Trên cơ sở áp suất nổ dư và tải trọng cháy riêng tính toán mà cho ra các kết quả sau cùng là các hạng của các gian phòng một cách chính xác.

Dựa vào thuật toán và các phương pháp tính toán được xây dựng bởi các nhà khoa học trong lĩnh vực PCCC [3], có thể xây dựng nên những phần mềm xác định hạng nguy hiểm cháy, nổ của các gian phòng một cách chính xác, giải quyết những khó khăn của các cơ quan cảnh sát PCCC, đồng thời tiết kiệm được thời gian và công sức cho các cơ quan chức năng, người dân và doanh nghiệp.

Tài liệu tham khảo

  1. Khúc Quang Trung, Phạm Huy Quang, Vũ Minh Hải, Hướng dẫn thực hiện đồ án môn học phòng cháy một số quá trình công nghệ sản xuất, Hà Nội, 2017.
  2. QCVN 06 : 2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
  3. СП 12.13130.2009 Определение категорий помещений, зданий и наружных установок по взрывопожарной и пожарной опасности.

Phạm Huy Quang (NV2)