Theo chỉ đạo của Ban Giám hiệu web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc , giáo viên các khoa nghiệp vụ đã thực hiện công tác thực tế tại Công an các địa phương trong thời qua. Từ tháng 9/2019 đến hết 9/2020, Khoa Phòng cháy đã cử một số giáo viên thực hiện thực tế công tác tại Công an TP Hà Nội. Qua công tác thực tế, giáo viên Khoa Phòng cháy nhận thấy một số vấn đề thực tiễn đáng chú ý liên quan đến công tác thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC tại Công an TP Hà Nội.
Hiện nay, các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố đa số đều thông qua thẩm duyệt thiết kế về PCCC, nhưng bên cạnh đó còn có một số chủ đầu tư chưa chú trọng và quan tâm đúng mức đến công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC dẫn tới việc một số hạng mục không được thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định.
Một số dự án, công trình chủ đầu tư đã giao khoán từ khâu thiết kế, thi công nghiệm thu hệ thống PCCC cho nhà thầu thi công dẫn đến công trình thi công xong phần thô, mới bắt đầu các bước để thiết kế và xin cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC khiến việc thực hiện các quy định về phòng cháy không đúng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. Nếu xảy ra cháy sẽ dẫn đến cháy lan, cháy lớn rất khó kiểm soát gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về tính mạng, tài sản, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho nhà cao tầng và siêu cao tầng vẫn còn nhiều bất cập, chưa rõ ràng và thực sự phù hợp với công trình của nước ta. Các quy định trong lĩnh vực PCCC và các lĩnh vực khác như quy hoạch, xây dựng chưa có sự nhất thống. Nhằm hoàn thiện hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn áp dụng cho nhà và công trình, vừa qua QCVN 06 : 2020/BXD và QCVN 04 : 2019/BXD đã được ban hành và có hiệu lực, tuy vậy nhiều nội dung đang gặp vướng mắc trong việc áp dụng, chẳng hạn như: Điều 1.4.3 QCVN 04 : 2019/BXD quy định Nhà chung cư hỗn hợp có chiều cao PCCC lớn hơn 50m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu vận chuyển lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Điều 6.13 QCVN 06 : 2020/BXD quy định nhà hỗn hợp (bao gồm cả nhà chung cư hỗn hợp) có chiều cao lớn hơn 28m, mỗi khoang cháy của nhà phải có tối thiểu một thang máy đáp ứng yêu cầu lực lượng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Như vậy, việc áp dụng yêu cầu phải trang bị thang máy phục vụ chữa cháy áp dụng theo Quy chuẩn nào?
Hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn phục vụ cho công tác thẩm duyệt hồ sơ thiết kế PCCC cơ bản được tham khảo và biên dịch từ các tài liệu của Nga, chính vì vậy nhiều từ ngữ và cách diễn đạt trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn còn khó hiểu, khiến cho các cán bộ trẻ gặp khó khăn trong công tác thẩm duyệt thiết kế PCCC.
Việc xác định đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP nhiều trường hợp còn nhiều khó văn vướng mắc, ví dụ: mục 3, 5, 7, 8 Phụ lục IV Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, quy định về các loại hình công trình có quy mô về số giường, hoặc cấp huyện, cấp tỉnh… trở lên thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC. Vậy đối với các công trình điều dưỡng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác xét về quy mô giường có số giường dưới 21 giường hoặc các công trình khác không thuộc thẩm quyền cấp huyện, tỉnh… nhưng lại có chiều cao trên 5 tầng, khối tích trên 5000m3 thì có thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC hay không?
Phần lớn các vụ cháy xảy ra là do hệ thống điện, tuy nhiên công tác thẩm duyệt về hệ thống điện, hệ thống chống sét thực hiện chưa được đúng mức.
Việc xác định chủ đầu tư trong nhiều trường hợp cũng gặp khó khăn vướng mắc, ví dụ như: từ thực tế hiện nay có các trường hợp đơn vị đi thuê lại mặt bằng của khu vực, tầng hoặc thuê lại toàn bộ mặt bằng không gian của nhà xưởng, nhà kho để tiến hành cải tạo mặt bằng, cửa ra thoát nạn, giải pháp ngăn cháy lan, lắp đặt bổ sung phương tiện thiết bị phòng cháy, chữa cháy… hoặc có trường hợp đơn vị kí kết hợp đồng hợp tác kinh doanh thì việc xác định chủ đầu tư trong công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với các trường hợp trên xác định như thế nào?
Một số không ít các công trình nhà cao tầng, khu dịch vụ văn phòng, thương mại đã được thẩm duyệt thiết kế và thi công, tuy nhiên chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động.
Đối với các cơ sở nhà nghỉ, khách sạn, karaoke, các cơ sở nhà ở kết hợp kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội: Đường và lối thoát nạn hầu hết chưa được đảm bảo như cầu thang bộ, lối ra mái, số lượng lối ra thoát nạn của công trình…; Hệ thống cấp nước chữa cháy bên ngoài nhà chưa được quan tâm, chú trọng như không có trụ nước chữa cháy thành phố hoặc có nhưng không có tác dụng; dung tích bể nước chữa cháy không đảm bảo cho thực hiện chữa cháy và thường kết hợp với bể nước sinh hoạt mà không có cảnh báo lượng nước cần dự trữ cho hệ thống chữa cháy; đường giao thông phục vụ chữa cháy trên địa bàn nội thành đều gây khó khăn cho việc tiếp cận chữa cháy cũng như cứu nạn, cứu hộ khi có sự cố xảy ra.
Giao thông phục vụ chữa cháy được phê duyệt tuy nhiên trên thực tế thi công còn nhiều hiện tượng lấn chiếm đường giao thông, bố trí cây xanh, hàng rào tiểu cảnh cản trở sự tiếp cận của xe chữa cháy; bố trí mặt bằng: phần lớn các công trình thi công theo đúng thiết kế thẩm duyệt, tuy nhiên vẫn còn một số công trình, trong quá trình thi công đã thay đổi thiết kế, bố trí phòng chức năng trong buồng thang bộ, sửa đổi công năng tầng kỹ thuật thành tầng căn hộ. Hệ thống PCCC: có thi công tuy nhiên chưa đảm bảo theo quy định, bể nước phục vụ cho chữa cháy không đúng so với thiết kế thẩm duyệt, không lắp đặt hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống tăng áp, hút khói, chiếu sáng. Một phần nữa là do ý thức người sử dụng trong quá trình sử dụng đã tự ý ngắt nguồn điện các hệ thống cảm biến, phun nước tự động. Điều này gây ra vô số khó khăn trong công tác quản lí và vận hành các trang thiết bị.
Qua công tác thực tế tại công an các đơn vị, địa phương, các các giáo viên đã thu được nhiều kinh nghiệm, số liệu thực tế, kiến thức chuyên môn áp dụng có hiệu quả cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học./.
Tất Đạt – Huy Quang (Khoa Phòng cháy)