web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Những năm gần đây, xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có bước phát triển khá nhanh và đồng bộ, nhu cầu mua bán hàng hóa của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 100 chợ các loại, trong số đó, nhiều chợ truyền thống, nhỏ, lẻ cơ sở vật chất xuống cấp. Chính vì vậy đảm bảo an toàn an toàn PCCC cho các cơ sở này là rất quan trọng.

Trên địa bàn Hà Tĩnh, nhiều chợ được xây dựng cách đây hàng chục năm, đã xuống cấp, cấu trúc xây dựng, thiết bị điện cũng như trang thiết bị cung cấp cho công tác PCCC đã lỗi thời, không đảm bảo yêu cầu; một số chợ chưa xây dựng phương án chữa cháy; thiết bị, phương tiện PCCC trang bị không đầy đủ, không được bảo dưỡng thường xuyên, thay thế kịp thời. Bên cạnh đó, các hộ kinh doanh còn chủ quan, chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng trong công tác phòng chống cháy, nổ, không tuân thủ nội quy, quy định an toàn PCCC trong quá trình kinh doanh tại các lô, sạp của mình. Nhiều hộ kinh doanh câu móc điện tuỳ tiện, hàng hoá bày bán lấn chiếm cả đường thoát nạn; khoảng cách ngăn cháy giữa các ki-ốt, sạp hàng không đảm bảo, trong khi đó, hàng hóa và vật liệu xây dựng chợ đều là chất dễ cháy; một số người dân thiếu ý thức hút thuốc lá vứt tàn thuốc ra xung quanh….; vì vậy, nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Cháy chợ Voi (huyện Kỳ Anh).

 

Thực tế có thể nhận thấy, trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều vụ cháy Chợ gây hậu quả nghiêm trọng như vụ cháy Chợ Sơn (huyện Hương Khê) vào ngày 17/9/2016; cháy Chợ Voi (huyện kỳ Anh) vào ngày 02/8/2019; cháy Chợ Bộng (huyện Vũ Quang) vào ngày 31/8/2015 …

Chính vì vậy, công tác đảm bảo an toàn PCCC đối với chợ song song với việc chấp hành nghiêm ngặt các quy định an toàn PCCC cần thực hiện một cách có hiệu quả. Các chợ đã đưa vào hoạt động lâu, xuống cấp cần rà soát, có kế hoạch sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC. Đơn vị chủ quản cần nâng cao vai trò của mình trong việc quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện PCCC của các hộ kinh doanh.

Mỗi hộ kinh doanh chỉ trưng bày hàng mẫu và hàng bán trong một ngày với số lượng tối thiểu; không để hàng hóa lấn chiếm khoảng cách giữa các lô, sạp hàng đã quy định. Tuyệt đối không kinh doanh, tàng trữ, sử dụng các chất đặc biệt nguy hiểm cháy như xăng dầu, cồn, ga và hóa chất dễ cháy khác ở trong nhà chợ. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ. Trường hợp cần thiết phải sử dụng lửa, nguồn nhiệt phải bố trí khu vực riêng biệt và có các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC. Tuyệt đối không thắp đèn, nến, hương thờ cúng và đốt vàng mã trong chợ. Tách riêng biệt hệ thống điện phục vụ kinh doanh, hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ, hệ thống điện phục vụ thoát nạn và chữa cháy. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, hệ thống điện lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomát) cho toàn bộ hệ thống điện, cho từng tầng, từng nhánh, từng ngành hàng và từng quầy, sạp của hộ kinh doanh. Chợ có diện tích vượt quá quy định (2.200m2/tầng) phải xây tường ngăn cháy, trường hợp không thể áp dụng được giải pháp trên thì lắp đặt màng nước ngăn cháy lan tại ví trị xây tường ngăn cháy. Lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động theo quy định. Bố trí dãy hàng không cháy hoặc khó cháy xen kẽ giữa các dãy hàng dễ cháy. Không làm thêm mái che, mái vẩy cũng như không bố trí quầy sạp, bãi để xe và không để vật tư, hàng hóa trong khoảng cách ngăn cháy giữa các khối nhà của khu vực chợ với các khu vực lân cận. Thành lập đội PCCC cơ sở có đủ lực lượng để tổ chức thường trực, tuần tra phát hiện cháy; tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC, hướng dẫn thoát nạn và cứu người cho lực lượng này. Trang bị phương tiện chữa cháy phục vụ việc thoát nạn, cứu người phù hợp với quy mô, tính chất nguy hiểm cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, cứu người trong tình huống xẩy ra cháy phức tạp nhất theo quy định. Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số máy 114, cho Công an nơi gần nhất đồng thời tổ chức dập cháy và cứu người theo phương án đã xây dựng.

Với nguyên tắc “phòng cháy hơn chữa cháy” và công tác PCCC muốn có hiệu quả trước hết phải được giải quyết bằng lực lượng, phương tiện tại chổ, vì vậy không chỉ các cấp, các ngành mà mỗi một cá nhân cũng cần nêu cao ý thức trách nhiệm của mình trong công tác PCCC, nắm chắc những kiến thức cơ bản về PCCC cũng như cách xử lý kịp thời đối với các tình huống cháy nổ, hướng tới xây dựng môi trường sống và làm việc thực sự an toàn phát triển./.

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH