web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Bình Dương: Cần nâng cao nhận thức về công tác PCCC

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương được đánh giá là địa phương có tăng trưởng “nóng” về kinh tế. Cả tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp (KCN) và 12 cụm công nghiệp, thu hút hàng chục ngàn doanh nghiệp. Thực tế này cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác PCCC mà lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt.

Mới đây, chỉ trong ngày 14/11, tại Bình Dương xảy ra 3 vụ cháy. Vụ cháy ở công ty sản xuất đồ gỗ tại phường Thuận Giao, TP Thuận An, làm toàn bộ khu nhà xưởng của công ty này có diện tích hơn 3.000m2 bị lửa thiêu rụi. Vụ tại phường Phú Hòa, TP Phố Thủ Dầu Một, làm cháy 1 nhà kho và 2 quán cà phê và vụ thứ ba xảy ra ở cơ sở phế liệu tại phường Tân Đông Hiệp, TP Dĩ An. Các vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng thiệt hại nhiều về tài sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân xung quanh cũng như công nhân của công ty bị cháy.

Trung tá Nguyễn Văn Tùng – Phó Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương cho biết, mặc dù Cảnh sát PCCC đã thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức PCCC nhưng một số người dân và chủ doanh nghiệp, nhất là những người thuê nhà xưởng ngoài KCN để sản xuất, kinh doanh vẫn chủ quan, đến khi xảy ra hoả hoạn, thiệt hại rất nặng nề.

 

Cảnh sát PCCC – Công an tỉnh Bình Dương chữa cháy

 tại một công ty gỗ ở thành phố Thuận An.

 

Thời gian qua, Công an tỉnh Bình Dương luôn nỗ lực trong công tác phòng ngừa cháy nổ, trong đó tập trung tuyên truyền đến người dân và các doanh nghiệp. Cán bộ Cảnh sát PCCC đến tận nơi hướng dẫn người dân biện pháp PCCC và thoát nạn khi có cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra.

Từ đầu năm 2020 đến nay đã tổ chức thực tập phương án chữa cháy cho 441 cơ sở; tổ chức 22 lớp tuyên truyền tại các chung cư, nhà cao tầng, cơ sở sản xuất. Đơn vị cũng chủ động, tăng cường công tác phối thực hiện hướng dẫn Công an các địa phương xây dựng mô hình khu dân cư an toàn về an ninh, trật tự và PCCC; xây dựng lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ dân phòng, cơ sở, chuyên ngành. Đến nay, đã xây dựng được 5.623 Đội PCCC cơ sở, 22 Đội PCCC chuyên ngành, 91 Đội Dân phòng.

Lực lượng Cảnh sát PCCC trên địa bàn Bình Dương đang tập trung tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC trong mùa hanh khô; chú trọng tăng cường hướng dẫn, kiểm tra an toàn PCCC các điểm vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn, các miếu, chùa, nơi tổ chức lễ hội đầu năm và kiểm tra theo 4 chuyên đề chung cư, nhà cao tầng, cơ sở xăng dầu và cơ sở mút xốp, cơ sở hóa chất; phối hợp với Chi cục Kiểm lâm kiểm tra việc triển khai công tác PCCC rừng mùa khô năm 2020 tại rừng phòng hộ Núi Cậu (Dầu Tiếng), rừng An Lập (Dầu Tiếng), Hạt Kiểm lâm Tân Uyên, trạm thực nghiệm lâm nghiệp Bàu Bàng…

10 tháng đầu năm nay, lực lượng đã kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC cho 5.759 cơ sở, hướng dẫn cơ sở khắc phục 22.772 thiếu sót về an toàn PCCC, hướng dẫn 2.310 cơ sở tự tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 614 cơ sở với tổng số tiền nộp Kho bạc Nhà nước tỉnh trên 6,4 tỷ đồng; ban hành quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ hoạt động đối với 15 cơ sở không đủ các điều kiện an toàn PCCC. Với sự nỗ lực chủ động phòng ngừa cháy nổ của Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương, nên từ đầu năm đến nay giảm cả về số vụ, số người chết so với cùng kỳ năm 2019..

Đại úy Vũ Trường Sơn – Phó Đội trưởng Đội Công tác phòng cháy thuộc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương cho biết, công tác PCCC hiện  gặp không ít khó khăn, nhất là tại các doanh nghiệp. “Người đứng đầu nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm thực hiện công tác PCCC theo quy định của pháp luật, còn coi công tác PCCC là của lực lượng Cảnh sát PCCC.

Nhiều doanh nghiệp còn chủ quan, chỉ tập trung vào công tác sản xuất kinh doanh, không duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC, trông chờ vào lực lượng PCCC chuyên nghiệp nên lơ là, không quan tâm đến công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào Toàn dân PCCC ngay tại cơ sở của mình; không phát huy đầy đủ, hiệu quả phương châm bốn tại chỗ đó là: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Chính vì vậy, khi xảy ra cháy tại cơ sở, lực lượng PCCC tại chỗ thường lúng túng, không có kỹ năng để dập tắt đám cháy, dẫn đến cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại rất nghiêm trọng”, Đại úy Vũ Trường Sơn cho biết.

Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Công tác phòng cháy nếu được chủ các doanh nghiệp quan tâm, coi trọng thì phải tổ chức đội chữa cháy tại chỗ thật tốt để khi không may xảy ra hoả hoạn lập tức chữa cháy, sau đó lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến hỗ trợ sẽ nhanh chóng dập tắt đám cháy. Còn nếu bộ phận chữa cháy tại chỗ không được tổ chức tốt thì cháy dễ lan nhanh, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đến sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì cháy đã bùng, cháy lớn, lan rộng hoặc cháy trong đường nhỏ xe chữa cháy khó tiếp cận để chữa cháy”.

Hà Huy (CTV)