web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

“Chiến sỹ PCCC” nhỏ tuổi nhất và nổi tiếng nhất thế giới

Vương quốc Bỉ – quốc gia Tây Âu nho nhỏ xinh xinh có một công trình kiến trúc và một tượng đài rất độc đáo đang thu hút hàng triệu du khách khắp thế giới mỗi năm. Đó là mô hình phân tử Atomium khổng lồ và tượng đài Manneken Pis mà mọi người quen gọi là tượng “Chú bé đứng tè”… nhỏ xíu! Mô hình phân tử do Kiến trúc sư André Waterkeyn thiết kế cho Hội chợ quốc tế (EXPO) năm 1958 với mong muốn Atomium sẽ là biểu tượng của thời đại nguyên tử và việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình… Kiến trúc sư đã chọn mẫu tinh thể của nguyên tố sắt được phóng đại lên 165 tỷ lần , độ cao 102m, tổng trọng lượng 2400 tấn với 9 quả cầu tượng trưng 9 nguyên tử của nguyên tố sắt. Bên trong quả cầu cao nhất của mô hình có cả nhà hàng và cửa sổ mở ra để du khách ngắm được Thủ đô Brussels…

 

Cách mô hình Atomium khổng lồ không xa, tại góc phố Rue de Etuve 31 là tượng đài Manneken Pis  tạc chú bé đang đứng tè bằng đồng với chiều cao có đúng 61cm! Tuy nhiên “tầm vóc” của bức tượng “bé hạt tiêu “này có lúc còn nổi tiếng hơn cả mô hình phân tử khổng lồ bởi truyền thuyết về sự ra đời và các sự kiện “ăn theo” nó . Cho đến tận bây giờ vẫn tồn tại hơn 3 truyền thuyết và tất cả đều được kể tùy theo ý tưởng của người kể và đối tượng được nghe kể.

 

Tượng đài Manneken Pis tại Brussels Vương quốc Bỉ.

 

Truyền thuyết thứ nhất kể rằng, ngày xửa ngày xưa có chú bé tên là Cherria đi qua con phố này thường bị một mụ phù thủy lẩn khuất quanh đó nhô ra bắt nạt. Một lần bị phù thủy làm phiền, chú bé liền nghĩ ra một cách “trả thù” rất trẻ con: chạy lên ban công tầng 2 một ngôi nhà và tè vào đầu mụ. Mụ phù thủy tóm được chú bé đã lôi ra góc phố bắt đứng lên một cái bệ và dùng phép thuật bắt “kẻ hỗn xược” phải đứng đó tè cả ngày.

 

Truyền thuyết thứ 2 lại kể khác rằng, một người đàn ông giàu có ở tỉnh xa dẫn cậu con trai đến Brussels chơi. Cậu con hiếu động và mải chơi nên bị lạc. Người bố tìm kiếm ngược xuôi mãi không thấy. Phải nhờ đến sự giúp đỡ rất nhiệt tình của bà con phố xá nơi đây, vào lúc chiều muộn, người bố mới tìm thấy con trai tại một công viên vắng vẻ. Đúng lúc cậu bé không còn áo quần và đang … đứng “tè”.       Cảm kích lòng tốt của người phố đã tìm con giúp mình, ông bố đã thuê thợ tạc tượng con trai mình trong khoảnh khắc “dở khóc dở cười” với bộ dạng ngộ nghĩnh của nó để tặng lại người phố như là một sự hàm ơn để đời .

 

Riêng truyền thuyết thứ 3 kể về sự ra đời của bức tượng gắn với cuộc chiến tranh vệ quốc, minh chứng cho tinh thần yêu nước của người dân Bỉ và lòng dũng cảm một chú bé được mọi người rất thích thú và tin tưởng hơn cả. Chuyện kể rằng, vào thế kỷ 14, quan hệ bang giao giữa hai nước Bỉ và Tây Ban Nha trở nên căng thẳng. Tây Ban Nha đã cho quân tấn công tấn công chiếm đóng nước Bỉ, bao gồm cả Thủ đô Brussels. Nước Bỉ bị ép ký hiệp ước đầu hàng. Sau nhiều tháng Bỉ vừa tiến hành thương lượng vừa tổ chức kháng chiến chống lại quân đội ngoại bang chiếm đóng, Tây Ban Nha buộc phải rút quân về nước. Tuy nhiên, một trong những điều kiện rút quân của họ là Bỉ không được phép liên minh với Pháp chống lại Tây Ban Nha. Dẫu Bỉ đã chấp nhận nhiều điều khoản đầu hàng nhưng Tây Ban Nha vẫn lo sợ nước này sẽ trỗi dậy và tìm cách liên minh với Pháp. Vì sự lo xa ấy mà khi đạo quân chinh phạt rút đi, viên chỉ huy Tây Ban Nha bí mật để lại một số tên lính hóa trang thành dân thường tìm cách đặt lượng thuốc nổ lớn tại một vài vị trí trọng yếu trung tâm Brussels với mưu đồ đốt cháy thành phố, phá hủy cơ sở vật chất, đè bẹp ý chí phản kháng của người Bỉ… Hành động thâm hiểm ấy của quân ngoại bang đã bị một số người dân Brussels, trong đó có chú bé 8 tuổi phát hiện ra. Chú bé cùng một số người bí mật theo dõi mọi hành động của những tên lính  hóa trang. Việc đặt thuốc nổ, rải dây cháy chậm của chúng hoàn tất. Công việc cuối cùng của chúng là từ xa đốt dây cháy chậm để lửa lan dần đến các khối thuốc nổ. Thực hiện xong công đoạn này, những tên lính ngoại bang vội vã lên xe tháo chạy ra khỏi vùng nguy hiểm chờ tiếng nổ và hy vọng được chứng kiến biển lửa thiêu rụi thành phố từ xa… Nhưng chúng không thể ngờ…. Đúng lúc xe của bọn chúng rút đi thì chú bé từ nơi ẩn nấp lao ra nơi đoạn dây cháy chậm đang xì khói cởi phăng quần áo toan dập lửa. Bỗng trong đầu chú bé vụt lóe lên một cách dập lửa độc đáo hơn. Chú bé bỏ luôn áo quần xuống đất, ưỡn người cầm “vòi xả” của mình tè thẳng vào sợi dây đang cháy. Dây cháy chậm bị nước thải của cậu bé dập tắt ngấm. Người lớn tiếp sức cho chú bé bằng cách lần theo đường dây dẫn đến các khối thuốc nổ chuyển luôn đi nơi khác. Nhờ vậy, ngày hôm ấy Thành phố Brussels đã tránh được họa hủy diệt và những vụ cháy lớn…

 

Làm xong công việc như một trò chơi ú tim con trẻ, chú bé bình thản bỏ đi và cũng không kể “việc nhỏ” mình vừa làm với ai. Có thể chú bé nghĩ: việc chả có gì đáng kể và cả vì “xấu hổ” nữa? Nhưng rồi hành động dũng cảm với hình ảnh dập lửa rất trẻ con, rất độc đáo của chú bé vô danh vào thời khắc ấy vẫn được lưu trong ký ức của một số người chứng kiến và sau đó được lưu truyền như một giai thoại từ đời này qua đời khác… Lại nữa, vào thời điểm thành phố vừa trải qua họa xâm lăng, người dân còn lo mưu sinh, triều đình cũng chỉ lưu tâm đến việc các nhà ngoại giao, tướng lĩnh đã nghĩ cách buộc đạo quân ngoại bang đang rút đi nên chuyện dập lửa một đoạn dây cháy chậm, gỡ một vài khối thuốc nổ chắc cũng chỉ được coi là công việc khắc phục hậu quả chiến tranh thường ngày trong dân. Có lẽ vì thế mà các sử gia đã bỏ sót sự kiện và tầm vóc lớn lao của “sử liệu” dập lửa mà chú bé vô danh đã làm. Tuy nhiên, trong chính sử có chép khá chi tiết về cuộc chinh phạt nước Bỉ của đạo quân Tây Ban Nha vào năm 1367 với một số diễn biến chính như phần trên bài viết đã đề cập…

 

Từ truyền thuyết đến việc ra đời của bức tượng chú bé vô danh lại cũng phải trải qua hàng thế kỷ. Mãi đến năm 1619 nhà Điêu khắc nổi tiếng Jérome Duquesnoy mới hoàn thành bức tượng này. Và lại phải thêm 2 thế kỷ, chính xác là vào năm 1817 bức tượng chú bé đứng tè mới thay bằng chất liệu đồng và được đặt trên một bệ đá hoa cương cao 2m tại góc phố đường Rue de L’Etuve 31 cách cung điện Hoàng gia không xa.

 

Từ ngày có tượng đài “ngồ ngộ” này, người Bỉ không chỉ thêu dệt thêm những câu chuyện vui mà còn biến chú bé ngộ nghĩnh thành nhân vật trong nhiều sự kiện cũng như các dịp lễ hội của thành phố. Người ta không chỉ để cho chú bé tè suốt ngày đêm, từ năm này qua năm khác mà còn may và mặc cho chú hàng trăm bộ quần áo và cả lễ phục của một số nước trên thế giới mặc khi cần. Theo giới chức địa phương thì mỗi ngày chú bé tè ra từ 1000 đến 2500 lít nước. Phát hiện ra sự lãng phí một lượng nước sạch như thế, vào năm 2018, thành phố đã lắp một hệ thống tuần hoàn để chú bé vẫn được tè mà còn có ý giúp mọi người cùng nâng cao ý thức tiết kiệm khi sử dụng tài nguyên nước sạch. Vào những dịp đặc biệt, chú bé còn tè ra bia với nhiều hương vị đặc biệt phục vụ người dân địa phương hay du khách! Với tủ quần áo hơn 800 bộ nên mặc dù mọi người thích chiêm ngưỡng bức tượng trong tình trạng trần trùng trục nhưng thỉnh thoảng chú bé vẫn phải khoác trên mình bộ lễ phục nhân một lễ hội hay ngày Quốc khánh nước nào đó. Người ta đã chụp được cả bức ảnh chú bé mặc bộ áo the khăn xếp, lễ phục truyền thống của Việt Nam. Chưa hết, trên con phố Rue de L’Etuve 31 và quanh đó, nhiều cửa hàng bày bán cho du khách xa gần quà lưu niệm là phiên bản pho tượng “chú bé đứng tè” bằng đủ chất liệu từ đồng đỏ, đồng vàng đến sô-cô-la ngọt ngào với đủ loại kích cỡ…

 

Trong thời đại ngày nay – thời đại nguyên tử, công cuộc gìn giữ hòa bình và công tác PCCC trên toàn thế giới ngày càng trở nên cấp thiết. Thiết nghĩ biểu tượng hình ảnh và truyền thuyết về “chú bé PCCC” nhỏ tuổi nhất thế giới rất đáng cho mọi người cùng biết và cùng suy ngẫm./.

                                                                           Nguyễn Xuân Hải

                                                                     (Tổng hợp từ các nguồn tài liệu )