web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Bảo đảm an toàn PCCC đối với các phương tiện tàu thủy

Trong vận chuyển hàng hóa, hành khách, vận tải biển đóng vai trò quan trọng do có nhiều lợi thế hơn các loại hình vận tải khác như: giá thành vận chuyển thấp, có khả năng chở hàng với số lượng lớn, hàng siêu trường, siêu trọng, có thể tới được tất cả các châu lục trên thế giới. Thực tế hiện nay, trên 90% lượng hàng hóa được vận chuyển giữa các châu lục bằng đường biển. Xu hướng này trong tương lai vẫn không ngừng phát triển, đặt ra nhiều vấn đề về đảm bảo an toàn PCCC đối với các phương tiện tàu thủy.

Thời gian vừa qua, xảy ra một số các vụ cháy phương tiện tàu thủy ở trong nước cũng như trên thế giới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản như:

Vụ cháy tàu khách Phương Nam mang biển hiệu KG 23239 HC 19 xảy ra ngày 07/8/2020 trong hành trình từ Hà Tiên đi đảo Hải Tặc (xã Tiên Hải). Tại thời điểm cháy, trên tàu có 21 hành khách và 04 thuyền viên. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do chập điện, bắt nguồn từ buồng máy sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ tàu. Vụ cháy không có thiệt hại về người nhưng đã thiêu hủy toàn bộ phần thân tàu.

Vụ cháy tàu khách Phương Nam KG 23239 HC 19 (Nguồn: //nhandan.com.vn/)

Gần đây là vụ cháy xảy ra ngày 03/9/2020 trên tàu MT New Diamond với hành trình từ cảng Mina Al Ahmadi của Kuwait đến cảng Paradip của Ấn Độ, vận chuyển gần 2 triệu thùng dầu thô. Sau gần 79 giờ đồng hồ lực lượng chức năng mới dập tắt được đám cháy. Tuy vậy, vào ngày 7/9, ngọn lửa lại tiếp tục bùng lên ở mạn phải của con tàu. Vụ việc khiến 1 thủy thủ thiệt mạng, 3 người bị thương.

Hoặc có thể kể đến nhiều vụ cháy khác gây nhiều thiệt hại lớn như vụ cháy tàu chở 3000 tấn xăng ở Trung Quốc ngày 20/8/2020, cháy tàu chở dầu Trung Thảo 36-BLC ở Quảng Ngãi ngày 07/9/2020…

Vụ cháy tàu chở dầu MT New Diamond (Nguồn: //www.aljazeera.com/)

Các vụ cháy này không những gây ra những thiệt hại về người, tài sản mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường, môi sinh. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc hại là vấn đề mà các nước đang phải đối mặt.


Hậu quả của sự cố tràn dầu (Nguồn: //aqualife.vn/)

 

Nguy cơ xảy ra cháy, nổ các phương tiện tàu thủy chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu chủ yếu bắt nguồn từ việc tập trung các thiết bị tiêu thụ điện với công suất lớn, vượt quá thiết kế ban đầu đặc biệt tại các tàu hoán cải, chuyển đổi mục đích sử dụng như: chập điện, hút thuốc ở những khu vực cấm lửa, bất cẩn trong hoạt động nấu nướng trên tàu, hàn xì, sơn khi sửa chữa tàu không tuân thủ các biện pháp an toàn, xử lý bất cẩn trong quá trình bơm rót xăng dầu hay không bảo đảm các biện pháp bảo đảm an toàn PCCC trong bảo quản xăng, dầu, khí đốt và các vật liệu dễ cháy khác.

Tại Việt Nam, trang bị phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên sông, biển cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH còn chưa đáp ứng được thực tiễn, yêu cầu nhiệm vụ. Không những thế, công tác chữa cháy và cứu hộ cứu nạn khi xảy ra sự cố trên các phương tiện tàu thủy thường xuyên gặp nhiều khó khăn như việc chữa cháy phải tính toán đến việc bảo vệ sự ổn định của thân tàu, tránh việc tàu bị lật hoặc chìm, phương tiện, cách thức thoát nạn và cứu hộ bị hạn chế. Do đó, việc trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống báo cháy, chữa cháy cố định trên tiện phải được quan tâm hàng đầu.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, các loại phương tiện tàu thủy chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ được xếp vào loại hình phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC. Các phương tiện này phải được cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế và kiểm tra nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào hoạt động.

Dựa trên đặc điểm và mục đích của phương tiện tàu thủy mà thiết kế và trang bị các hệ thống, thiết bị khác nhau để đảm bảo an toàn PCCC như đối với các tàu chở xăng, dầu phải thiết kế hệ thống chữa cháy bằng bọt cố định trên boong chở hàng; đối với tàu chở khách lắp đặt hệ thống chữa cháy bằng nước, bằng khí CO2; tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi phải trang bị thiết bị tự động báo cháy cho các buồng ở, buồng phục vụ, buồng máy và các trạm điều khiển, tàu cánh ngầm phải trang bị hệ thống tự động phát hiện và báo cháy cố định trong buồng máy và các điểm báo cháy bằng tay ngay bên ngoài buồng máy, buồng hành khách và buồng lái.

Bên cạnh các yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC, các phương tiện thủy nội địa hoạt động trên đường thuỷ nội địa cách bờ hoặc nơi trú ẩn không quá 12 hải lý phải thiết kế đảm bảo các quy định QCVN 72:2013/BGTVT và các phiên bản sử đổi “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa” và các phiên bản sửa đổi; đối với phương tiện tàu biển vỏ thép được phép hoạt động trong vùng biển cách bờ hoặc nơi trú ẩn trên 12 hải lý phải thiết kế đảm bảo theo quy định của QCVN 21:2015/BGTVT, các phiên bản Sửa đổi “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép”.

Tuy nhiên, phần lớn các số các phương tiện tàu thủy đang lưu hành ở nước ta đã cũ kỹ, lạc hậu. Một số phương tiện vẫn chưa được thẩm duyệt thiết kế và nghiệm thu về PCCC trước khi đưa vào sử dụng, trong đó, nhiều phương tiện không trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy, chữa cháy và cứu sinh theo quy định.

Để hạn chế, giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra cháy, nổ, cần tăng cường tuyên truyền phổ biến những quy định trong Luật PCCC, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC hiện hành có liên quan đến phương tiện tàu thủy cho thuyền viên giúp nâng cao tính cảnh giác, ý thức bảo vệ tính mạng và tài sản. Chính quyền địa phương, Công an các tỉnh, thành phố cần tăng cường công tác phối hợp với cơ quan quản lý phương tiện tàu thủy để kiểm tra, đôn đốc, giám sát Chủ phương tiện thực hiện thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC trước khi cấp phép đăng kiểm, đưa phương tiện vào sử dụng. Ngoài ra, cần lưu ý đến niên hạn sử dụng của phương tiện được quy định tại Điều 4 Nghị định số 111/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu.

 

Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH