web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

An toàn PCCC khi đặt bếp giữa nhà sàn

Nhà sàn, nét văn hóa độc đáo của dân tộc miền núi, là biểu tượng đặc trưng của các dân tộc thiểu số, được duy trì và lưu truyền cho tới ngày nay, thậm chí nó đã trở thành một trong những công trình có giá trị thẩm mỹ không kém các công trình kiến trúc hiện đại khác và đang được lắp đặt rộng rãi ở các thành phố, thị xã. Thế nhưng hiện nay, ít người quan tâm đến việc phòng cháy, chữa cháy cho nhà sàn. Đáng chú ý nhất là nhà sàn ở các thôn, bản, vùng sâu, vùng xa. 

  Việc nấu ăn, sinh hoạt và ngủ cạnh bếp lửa của người đồng bào vùng cao tiềm ẩn nguy cơ gây hỏa hoạn.

 

Người dân vùng cao tại các tỉnh miền núi có thói quen đặt bếp lửa nấu ăn ngay giữa nhà sàn. Việc làm trên giúp người dân tiện lợi và có lửa để sưởi ấm bớt cái lạnh nơi miền sơn cước. Tuy nhiên, việc đặt bếp ngay giữa nhà đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy. Và thực tế những năm qua, tình trạng hỏa hoạn do bếp lửa đặt giữa nhà gây nên đang ở mức báo động. Khoảng 21 giờ ngày 7/11/2019, căn nhà của vợ chồng anh Nguyễn Ngọc Ka trú tại thôn 2, xã Trà Linh, H. Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam bất ngờ bốc cháy dữ dội. Căn nhà anh Ka nằm cách biệt khu dân cư nên vụ cháy không được phát hiện kịp thời. Lúc đó, một số thanh niên địa phương đi soi ếch nhìn thấy đám cháy nên hô hoán. Tuy nhiên, khi mọi người đến nơi thì ngọn lửa đã bao trùm hết căn nhà gỗ. Đau lòng nhất, vụ hỏa hoạn đã làm 2 con anh Ka là cháu Nguyễn Thị Lan (2016) và Nguyễn Đình Quát (2018) tử vong ngay trong ngôi nhà. Được biết, thời điểm xảy ra vụ cháy, vợ chồng anh Ka đưa một đứa con khác xuống nhà người quen trong làng, để 2 cháu nhỏ ở nhà. Nguyên nhân ban đầu được xác định do lửa ở bếp đặt giữa nhà cháy lan ra xung quanh. Hai cháu trong nhà còn quá nhỏ lên không thể dập được ngọn lửa.

Trước đó khoảng 1 tháng, cũng tại Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, một vụ cháy lớn xảy ra từ tối 8/10/2019 đã thiêu rụi ngôi nhà gỗ của gia đình bà Hồ Thị Lý tại thôn 3, xã Trà Don, Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Phát hiện vụ cháy, người dân và chính quyền địa phương đã tìm cách ứng cứu song do ngọn lửa bốc lên quá nhanh, nhà làm bằng vật liệu dễ cháy nên chưa thể khống chế được vụ hỏa hoạn. Căn nhà cùng toàn bộ tài sản đã bị cháy rụi, rất may không có thương vong về người. Hay vụ cháy xảy ra trưa ngày 06/6/2018, ngọn lửa bốc lên từ căn nhà gỗ của gia đình ông Trần Đình Vân tại thôn 1, xã Trà Don, Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Bên trong ngôi nhà có chứa nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa lan nhanh, cháy sang căn nhà sàn bên cạnh. Vụ hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn 2 căn nhà cùng nhiều vật dụng của gia đình ông Vân ước tính thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Nguyên nhân ban đầu được xác định do lửa cháy lan từ trong bếp ra.

Nhà sàn với cấu kiện xây dựng chủ yếu là vật liệu dễ cháy: gỗ, lá cọ, tre… và có khối lượng chất cháy lớn vì vậy khi xảy ra cháy trong điều kiện cháy tự do ở ngoài trời thì tốc độ cháy lan rất lớn, nhất là xảy ra cháy khi thời tiết hanh, khô và gió to. Hơn nữa các tàn lửa cháy dở từ đám cháy có thể bay theo chiều gió xa tới hàng 100m, gây cháy lan tới các nhà sàn khác. Trong trường hợp xảy ra cháy nhà sàn, thì việc chữa cháy hết sức khó khăn, khó khăn ngay với cả lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp khi có cháy lớn, chứ chưa nói đến cháy nhà sàn ở vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, khi có vụ cháy nhà sàn, bị thiệt hại thậm chí còn đe dọa tới tình mạng của người tham gia cứu chữa nếu như sơ suất bất cẩn hoặc không có thiết bị bảo vệ cá nhân. Ngoài ra, nguyên nhân các vụ cháy phần lớn là do bà con đốt củi sưởi ấm nên cháy lan ra sàn nhà.

Để hạn chế tình trạng trên, chính quyền địa phương đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động bà con làm bếp bằng tấm bê-tông với quy cách 80x120cm. Bếp này không những ngăn được tình trạng lửa cháy lan mà còn sạch sẽ, văn minh, an toàn… Bên cạnh đó, cơ quan chức năng phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH tổ chức tuyên truyền trực tiếp tới bà con các tổ, thôn, xóm, bản. Đối với các ngành, các cấp khi tổ chức tập huấn cần có thành viên tham gia là cán bộ cơ sở, thôn, bản, xã để làm công tác tuyên truyền về PCCC. Quản lý chặt chẽ các nguồn nhiệt có trong nhà, đề phòng đối với việc đốt nương, làm rẫy, cháy rừng, trẻ nghịch lửa gần nhà, đốt lửa sưởi ấm cho gia súc vào mùa Đông… Lắp đặt hệ thống điện đảm bảo đúng yêu cầu an toàn PCCC về điện các dây dẫy được đặt trong ống ghen loại chống cháy, tiết diện dây dẫn phù hợp đảm bảo hệ số an toàn đối với các phụ tải. Nên thiết kế một đường điện riêng để sử dụng các phụ tải phát sinh, lắp đặt thiết bị bảo vệ phù hợp có độ tin cậy cao, đường điện, bảng điện, bóng điện không đặt sát các loại vật liệu dễ cháy như lá cọ, bông, vải, sợi. Trường hợp phải đặt gần các vật liệu dễ cháy để đảm bảo thẩm mỹ thì khoảng cách an toàn hơn hoặc bằng 0,5m.

 

 

Do đặc thù nhà sàn thường gắn liền với ao, hồ vì vậy nên thiết kế hệ thống cung cấp nước làm mát cho mái nhà để làm giảm tốc độ cháy lan của vật liệu cháy và đường nước phục vụ cho chữa cháy thông qua các ống dẫn, vòi, lăng phun. Hệ thống này chỉ hoạt động được khi sử dụng máy bơm điện hoặc máy bơm động cơ đốt trong. Đối với cụm nhà sàn, nếu điều kiện tự nhiên cho phép có thể xảy đập, bể ở độ cao nhất định, tạo áp lực cung cấp nước chữa cháy cho nhiều nhà, nhưng cần phải khảo sát, tính toán áp lực và lưu lượng nước chữa cháy cần thiết cho từng nhà.

Trong mọi trường hợp khi xảy ra cháy, thì việc phát hiện và xử lý ngay là quan trọng nhất, tùy theo từng vụ cháy vụ thể cần phải biết kết hợp giữa những giải pháp chữa cháy dân gian như: câu liêm bùi nhùi, dùng chăn, chiếu thấm nước phủ liên mái, phá rõ chống cháy lan và giải pháp chữa cháy hiện đại như máy bơm, bình chữa cháy xách tay để có thể chữa cháy có hiệu quả ngay từ khi đám cháy mới phát sinh.

Công tác PCCC&CNCH mang tính xã hội hóa, là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó mỗi cá nhân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức cùng thường xuyên quan tâm thực hiện sẽ làm giảm đáng kể các vụ cháy nói chung và nhà sàn nói riêng.

PV