Thông thường thì các chất lỏng xăng dầu, hóa chất thường ít được sử dụng trong gia đình mà chủ yếu tập trung tại các nhà máy, xưởng sản xuất, trạm xăng với trữ lượng lớn. Vì vậy nếu xảy ra cháy nổ cần phải giải quyết ngay lập tức nếu không sẽ xảy ra hậu quả khôn lường.
Xăng dầu là những hóa chất dễ cháy và chỉ cần một nguồn lửa nhỏ hoặc không cẩn thận cũng có thể tạo ra một vụ cháy nổ cực nhanh và nguy hiểm. Một số nguyên nhân dẫn đến cháy nổ xăng dầu như: sử dụng lửa hoặc điện thoại tại cây xăng có thể gây bắt lửa tới các thùng xăng gây ra hỏa hoạn; dùng xăng dầu, hóa chất để đốt, đun nấu tại nơi có nhiều vật dễ cháy; sử dụng các ngọn lửa trần tại nơi kinh doanh, lưu trữ xăng dầu, hóa chất; để xăng dầu tại nơi trẻ em có thể lấy và nghịch ngợm; các thiết bị sử dụng xăng dầu không đảm bảo an toàn PCCC.
Sự cố cháy nổ điện gây cháy nổ tại những nơi chứa xăng dầu, hóa chất.
Do nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày càng cao của người dân nên các trạm xăng dầu mọc ra như nấm, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Các cây xăng thường đặt gần các nơi đông dân cư, xe cộ nên nếu như có sự cố cháy nổ xảy ra sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Khi có hỏa hoạn xảy ra thì tâm lý chung của mọi người là hoảng sợ và sử dụng mọi thứ có thể để chữa cháy. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức và hiểu biết về PCCC thì có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Nước có thể chữa cháy cho một số đám cháy nhỏ thông thường như gỗ, dây điện, nhựa…Nhưng đối với đám cháy xăng dầu thì tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy.
Vòi nước áp lực cao mới có tác dụng với đám cháy xăng dầu.
Lý do là do xăng dầu nhẹ hơn nước nên khi dùng nước chữa cháy sẽ khiến xăng dầu nổi lên trên. Không những không dập tắt được lửa mà còn làm đám cháy lan rộng hơn. Chỉ có các vòi nước chữa cháy chuyên dụng của lực lượng PCCC mới có thể dập được đám cháy xăng dầu. Nguyên lý chữa cháy dựa vào việc làm mất nguồn oxy cung cấp cho đám cháy và làm đám cháy tắt. Vì vậy, để dập tắt các đám cháy xăng dầu không thể dùng nước mà cần các loại chất chữa cháy có khả năng ngăn đám cháy tiếp xúc với khí oxy.
Tuy nhiên, phòng ngừa cháy, nổ luôn là điều quan trọng trong công tác PCCC, một khi đã xảy ra cháy, nổ thì việc chữa cháy cũng sẽ rất khó khăn. Do đó, một số cách để phòng ngừa cháy nổ đối với các loại xăng dầu, hóa chất như:
Kiểm tra các thiết bị điện, dây điện thường xuyên để kịp thời phát hiện các sự cố.
Sử dụng loại aptomat có khả năng tự ngắt khi bị chập điện, hở điện.
Không nên sử dụng, lưu trữ các loại xăng dầu trong nhà.
Nếu cần sử dụng xăng dầu trong nhà thì cần đảm bảo an toàn và để tránh xa tầm tay của trẻ em.
Cấm sử dụng các nguồn lửa như hút thuốc, bật lửa, diêm tại các cây xăng, xưởng hóa chất.
Không nên thử dùng các loại hóa chất khi không biết rõ về nó.
Trang bị bình chữa cháy
Bình chữa cháy bột khô. Trên thị trường hiện nay có hai loại bình chữa cháy bột khô phổ biến là bình bột BC và ABC. Trong đó, bình BC chữa cháy được các chất rắn, lỏng còn ABC chữa cháy được các chất rắn, lỏng và khí. Như vậy, cả hai loại bình này đều có thể sử dụng để chữa cháy cho các chất lỏng trong đó có xăng dầu và hóa chất.
Các cây xăng thường được trang bị bằng loại tự động bình và được treo bên trên khu vực đổ xăng. Khi có sự cố cháy nổ, nhiệt độ xung quanh bình tăng lên quá 620C bình sẽ tự động phun bột để dập tắt đám cháy. Bình chữa cháy bột có tác dụng cách ly đám cháy với khí oxy làm đám cháy không thể duy trì và tắt dần. Loại bột trong bình chữa cháy bột có thành phần muối nên khi xịt vào các thiết bị điện tử sẽ gây hư hỏng.
Tuy nhiên, tại các cây xăng thường có không gian thoáng nên thường có gió nên khi xịt bình chữa cháy khí CO2 cần hết sức cẩn thận. Nếu xịt ngược chiều gió sẽ khiến khí CO2 trong bình dội ngược lại xịt hoặc những người khác. Khí CO2 có nhiệt độ cực kỳ lạnh lên đến -790C, nếu xịt trúng da người sẽ gây bỏng lạnh nguy hiểm nên cần biết cách sử dụng loại bình này mới có thể đảm bảo an toàn.
Đi đôi với những phương án chữa cháy đối với xăng dầu, hóa chất cần xác định quy mô và mức độ nguy hiểm của đám cháy để báo với lực lượng nguyên ngành để xử lý và có những biện pháp đảm bảo an toàn.
Bùi Bảo (Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng)