web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cứu nạn, cứu hộ trong hang hầm, giếng sâu

Trong những những năm vừa qua, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã thực hiện nhiều vụ CNCH phức tạp được Đảng, Chính phủ ghi nhận và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao. Một trong số các tình huống CNCH phức tạp phải nói đến công tác CNCH trong hang, hầm, giếng sâu.

 

Chỉ tính riêng trong năm 2020, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã trực tiếp triển khai CNCH 53 vụ trong hang, hầm, giếng sâu, trong đó có nhiều vụ phức tạp, áp dụng tổng hợp các chiến, kỹ thuật và huy động nhiều lực lượng tham gia.

Một số vụ CNCH hang, hầm giếng sâu trong thời gian vừa qua lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH triển khai đạt kết quả tốt có thể kể đến như vụ CNCH tại hang Cốc Chia, xã Sùng Trái, Đồng Văn, Hà Giang ngày 24/02/2020, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH đã triển khai hệ ròng rọc cứu người ở độ sâu đến 280m so với cửa hang đưa được 02 thi thể người bị nạn nhân bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý; vụ CNCH 02 phu vàng bị mắc kẹt tại hang Cột Cờ, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình ngày 04/11/2018, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH phối hợp với các lực lượng khác triển khai công tác CNCH trong 11 ngày mới đưa được 02 thi thể ra ngoài, bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý; mới đây nhất là vụ CNCH vào ngày 18/12/2020 tại xã Tông Co, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La bị ngã xuống giếng sâu 12m và bị 1 phần đá kè giếng đổ xuống đè lên, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Sơn La đã triển khai lực lượng, phương tiện đưa được thi thể nạn nhân lên bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý… Sở dĩ, các vụ CNCH dưới hang, hầm, giếng sâu phức tạp là bởi vì lực lượng cứu nạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn như: điều kiện yếm khí, thiếu ánh sáng, không gian cứu nạn bị hạn chế, các cấu kiện có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào, thông tin liên lạc với bên ngoài gặp khó khăn, thậm chí trong một số môi trường có nước… Vì vậy, khi áp dụng chiến kỹ thuật CNCH vào loại hình này phải áp dụng tổng hợp các chiến, kỹ thuật CNCH trên cao, dưới sâu, CNCH trong không gian hạn chế, CNCH dưới nước…

 

 

Một số giải pháp cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố trong hang, hầm, giếng sâu

 

Một là: trinh sát, đánh giá tình hình vụ sự cố, tai nạn, đây là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản quan trọng của công tác chiến đấu nói chung và công tác CNCH nói riêng. Từ việc trinh sát, đánh giá tình hình lực lượng CNCH sẽ xác định được:

– Số lượng người bị nạn, vị trí, tình trạng và thông tin của các nạn nhân.

– Các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến công tác CNCH như:

+ Đánh giá điều kiện ánh sáng: để có thể triển khai hệ thống chiếu sáng di động phục vụ công tác CNCH.

+ Đánh giá điều kiện không khí: xác định bằng cách sử dụng các máy đo nồng độ khí oxy. Ngoài ra nếu chúng ta không có máy đo nồng độ khí thì cũng có thể sử dụng một số phương pháp dân gian để kiểm tra, cụ thể như: thắp một ngọn nến, hay đèn, dòng dây thả dần xuống sâu, nếu ngọn nến vẫn cháy sáng bình thường là không khí nơi đó vẫn đủ oxy, người có thể xuống và vào được. Nếu ngọn nến chỉ cháy leo lét rồi tắt thì không nên xuống vì phía dưới thiếu oxy và nhiều khí CO2, sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Cũng có thể nhốt một con gà hay chim vào trong lồng, buộc dây thả dần xuống sâu, nếu con vật bị chết ngạt là nơi đó có nhiều khí CO2 hoặc khí độc, người không xuống được nếu không có các dụng cụ cần thiết. Chúng ta phải sử dụng các phương pháp đối lưu không khí để đưa khí sạch đến khu vực tổ chức cứu nạn, cứu hộ như sử dụng quạt thổi khí, thả bình khí nén xuống khu vực đó để đẩy và làm loãng khí độc.

+ Tính ổn định của các cấu kiện xung quanh: đây là việc hết sức quan trọng trước khi triển khai áp dụng các chiến, kỹ thuật để CNCH. Chỉ huy CNCH quyết định việc gia cố, cách thức gia cố nhằm ổn định các cấu kiện xung quanh để đảm bảo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ khi triển khai CNCH.

+ Cấu tạo, cấu trúc của hang, hầm, giếng sâu: chỉ huy phải nắm kỹ đặc điểm, tình hình về cấu tạo chung và loại hình của hang, hầm, giếng sâu để từ đó có tư duy toàn cảnh về chiến thuật CNCH.

+ Các môi trường mà chiến sĩ CNCH phải tiếp xúc trong quá trình triển khai công tác CNCH: dưới sâu, dưới nước, không gian hạn chế,…

 

Hai làxác định chiến, kỹ thuật CNCH, từ những đặc điểm, tình hình và các điều kiện liên quan đến vụ sự cố, tai nạn trên cùng với lực lượng và phương tiện hiện có mà chỉ huy CNCH phân tích, đánh giá để đưa ra chiến, kỹ thuật áp dụng để thực hiện nhiệm vụ CNCH. Một số đội hình CNCH dưới sâu đã được Cục Cảnh sát PCCC&CNCH xây dựng gửi các đơn vị, địa phương như đội hình CNCH dưới sâu có người hỗ trợ và đội hình CNCH dưới sâu không có người hỗ trợ. Việc thiết lập hệ dây đưa cán bộ, chiến sĩ xuống sâu và kéo chiến sĩ lên cao đã được Cục Cảnh sát PCCC&CNCH hướng dẫn trong các lớp huấn luyện chuyên sâu về CNCH trong thời gian gần đây.

 

Ba là: xác định lực lượng, phương tiện cần thiết để triển khai đội hình CNCH chiến, kỹ thuật đã định, chỉ huy căn cứ vào lực lượng, phương tiện hiện có và chiến kỹ thuật đề ra để xác định được lực lượng, phương tiện cần thiết để triển khai nhiệm vụ cứu nạn, nếu cần thiết có thể đề xuất Bộ Công an mà trực tiếp là Cục Cảnh sát PCCC&CNCH chi viện thực hiện nhiệm vụ CNCH như một số vụ CNCH đã triển khai trong thời gian vừa qua.

 

 

Bốn là: tăng cường đào tạo nâng cao hiệu quả công tác CNCH cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ không những giỏi về chuyên môn, có sức khỏe, nhanh nhẹn mà còn xây dựng người chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ có tâm lý thép, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách./.

                                                                               Theo Cục Cảnh sát PCCC&CNCH