web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Hình tượng trâu trong văn hóa Việt

Con trâu từ thuở xa xưa đã vô cùng quen thuộc với cuộc sống lao động của người nông dân một nắng hai sương và làng quê Việt Nam. Chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những chú trâu cần mẫn bên thửa ruộng, cũng có khi ung dung gặm cỏ với tiếng sáo của trẻ mục đồng gợi nên một cảm giác thân thiết, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó.

 

 

Trong văn hóa đại chúng, hình tượng con trâu phổ biến trong văn hóa phương Đông và gắn bó với cuộc sống người dân ở vùng Đông Nam Á và Nam Á, đặc biệt là trong văn hóa Việt Nam. Trâu là một trong 12 con giápgọi là Sửu đứng ở vị trí thứ 2, đồng thời là gia súc đứng đầu lục súc, trâu có vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp lúa nước. Trong tri thức về loài vật của người Việt thì tri thức về con trâu là có sớm nhất và đầy đủ nhất. Từ khi được thuần hóa, trâu là một trong những con vật rất gần gũi với con người. Thời kỳ Vua Hùng dựng nước, con trâu góp phần xây dựng căn bản cho nền văn minh nông nghiệp trồng cấy lúa nước, đó cũng là hình ảnh ăn sâu vào đời sống trong dân gian Việt Nam miền thôn quê đồng ruộng. Tượng Trâu bằng đất nung được giới khảo cổ học tìm thấy trong di chỉ Đồng Đậu cách đây hơn ba ngàn năm. Truyền thuyết của thời kỳ thần thoại ở Việt Nam có sự tích hồ Trâu Vàng – Hồ Tây, Hà Nội. Theo huyền sử ngày xưa, vua Đinh Bộ Lĩnh thuở để tóc ba chỏm đã cùng đám trẻ chăn trâu trong vùng Hoa Lư cưỡi trâu rước cờ lau tập trận đây là một vị vua xuất thân từ hình ảnh chú bé mục đồng.Thời nhà Lý – Trần, với chính sách trọng nông, khuyến nông, vua Lý Nhân Tông liền ban chiếu nhắc nhở: “Trâu là con vật quan trọng cho việc cày cấy, lợi cho người. Từ nay cấm không được giết trâu ăn thịt. Ai làm trái thì trị tội theo pháp luật”. Do đó, Luật Hình thời Lý, Hình luật thời Trần đều có những điều khoản cụ thể quy định hình phạt về tội ăn trộm và giết hại trâu bò, những nhà láng giềng biết mà không tố giác cũng bị trừng phạt.

Không chỉ từ thời xưa mà tới ngày nay, hình ảnh con trâu cũng vẫn luôn xuất hiện trong rất nhiều mặt của cuộc sống với ý nghĩa sâu sắc. Trong quan niệm tôn giáo, đối với đạo Phật, con trâu cũng là một trong những linh thú. Nhiều đình chùa ở nước ta đã chạm khắc và tạc tượng trâu. Ngành khảo cổ học đã tìm thấy ở buổi đầu dựng nước có nhiều tượng trâu ở di chỉ Đình Chàng, sau đó là tượng trâu bằng đá ở chùa Kim Ngưu, Bắc Ninh, to bằng con nghé, có chiều dài 102cm ở thế nằm và cao 88cm, có thể được tạc từ thời Bắc thuộc. Đến thời nhà Lý, đạo Phật trở thành quốc giáo thì ở chùa Phật tích, Bắc Ninh, được xây dựng năm 1057, có cặp tượng trâu to bằng trâu thật, tạc trên đài sen ở sân chùa, hình rất thực và sống động. Thời Lê Trung Hưng, trong trào lưu phát triển mạnh nghệ thuật làng xã với các đình chùa, miếu mạo thì con trâu trở thành hình chạm trang trí khá phổ biến. Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh dựng năm 1647, tại lan can đá ở thượng điện và tháp Bảo Nghiêm đều có hình trâu chạm nổi. Ở tấm bia đá chùa Cảnh Phúc, Nam Định dựng năm 1695 cũng có hình chạm con trâu đang nằm nghỉ. Trâu còn hiện diện trong tranh dân gian và trong điêu khắc gỗ đình làng thế kỷ XVII, XVIII… Hình tượng con trâu cũng đi vào kiến trúc xây dựng nhà cửa, trong đó có người Sán Chay có xây nhà theo hình một con trâu thần. Ngoài ra, những người dân tộc khác cũng coi trọng hình tượng con trâu và đều coi trâu là con vật linh thiêng, có nơi thờ tụng rất chu đáo và đối với trâu như một thành viên trong gia đình.

Con trâu còn xuất hiện trong văn hóa tín ngưỡng nông nghiệp ở nước ta, vào thời khắc giao thừa, người ta ra xem trâu nằm hay trâu đứng, trâu ngoảnh đầu ra cửa hay vào trong để biết năm đó làm ăn có thuận lợi hay không. Con trâu xuất hiện trong nhiều lễ hội dân gian với vai trò là vật tế lễ linh thiêng như: Lễ hội Xuân Ngưu hay còn gọi là Lễ Tiến Xuân ngưu là nghi lễ cung đình quan trọng ở Thăng Long từ thời nhà Lý và được duy trì đến thời Nguyễn.Lễ Tiến Xuân ngưu được tổ chức vào ngày lập Xuân hàng năm. Đây là lễ hội tiến con trâu bằng đất để tống khí lạnh của mùa Đông và đón khi ấm áp của mùa Xuân đang tới. Hay Tết trâu được làm ở một số vùng nông thôn nước ta ởhuyện Hoằng Hóa, Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.Sáng mùng Một Tết, trâu được dán một lá bùa trước trán để trừ tà yếm quái, xua đuổi vận hạn năm cũ. Gia chủ ăn mặc lịch sự, khấn nguyện trước chuồng trâu để cầu bình an, sức khỏe, trâu ăn tốt, cày khỏe. Sau khi cúng “Thần Trâu”, đồ lễ sẽ được đút cho trâu ăn. Ngoài ra, người ta cũng chọn một ngày tốt lành để dắt trâu đi dạo thưởng Xuân và ướm vai cày cho trâu để lấy may.Lễ hội Tịch điền ở Duy Tiên, Hà Nam cũng có nguồn gốc lâu đời, được tổ chức từ mùng năm đến mùng Bảy tháng Giêng hàng năm.Theo tích cũ, lễ hội này là do vua Thần Nông khai mở, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào đầu Xuân, vua sẽ thân chinh là lễ tế Thần nông và cày ruộng tịch điền. Trâu cày ruộng tịch điền phải là trâu đực, nuôi theo chế độ riêng. Ngày làm lễ Tịch Điền, vua sẽ đích thân cày ruộng và đường cày có tính tượng trưng cho một năm mùa vụ tốt tươi.Ngày nay, lễ hội này vẫn được tái hiện lại nhằm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Nhắc đến con trâu trong lễ hội, không thể không nhắc đến Lễ hội chọi trâu ở quận Đồ Sơn, Thành phố Hải Phòng.Lễ hội được tổ chức vào ngày 9 tháng 8 Âm lịch hàng năm. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân Đồ Sơn để tạ ơn Thần Biển, tưởng nhớ công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho “nhân khang, vật thịnh”, khẳng định tinh thần đoàn kết, duy trì ý thực cộng đồng.Những con trâu khỏe mạnh được chọi với nhau để tìm ra con chiến thắng. Con trâu chiến thắng này được dùng để cúng thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa. Người ta quan niệm rằng, nếu trâu làng nào năm đó chiến thắng thì cả làng sẽ gặp nhiều may mắn, mọi người bình yên trong hành trình đi biển. Người dân Đồ Sơn cũng tin rằng nếu được ăn thịt trâu chọi trong dịp lễ hội, sẽ gặp nhiều điều may mắn và tốt lành.

Gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân, con trâu còn góp mặt trong đời sống văn hóa, nghệ thuật.Con trâu trong hội họa Việt Nam thể hiện từ những nét in khắc dung dị đến nét vẽ hiện thực, tượng trưng và bán trừu tượng, được thể hiện với nhiều chất liệu từ tranh lụa, tranh sơn mài và nhiều nhất là tranh sơn dầu và đặc biệt là qua Tranh Đông Hồ. Trong cách vẽ tranh trâu làm cho hình ảnh con trâu sống động hơn, gần gũi hơn. Hình ảnh con trâu sau đó cũng đi vào hội họa Việt Nam với các tác phẩm về trâu của nhiều họa sỹ như Nguyễn Sáng với bức Chọi trâu, Nguyễn Tư Nghiêm với tranh Con nghé (1957), trong tranh Bùi Xuân Phái cũng có bóng dáng của con trâu. Có mười bức tranh trâu được gọi là Thập mục ngưu đồ, vẽ con trâu và những chú mục đồng, mô tả thứ tự quá trình diễn biến trong tâm thức của người vận dụng sự hành thiền trong cuộc sống. Trong tranh của Đông Hồ còn ghi nhận hình ảnh con trâu đi sát với sinh hoạt làng quê, với những chú bé mục đồng tóc để tóc chỏm thổi tiêu trên lưng trâu giữa những cánh đồng lúa chín vàng, hay bên những lũy tre xanh có những con trâu được nghỉ ngơi nhai cỏ sau những giờ làm lụng vất vả. Hình ảnh con trâu cũng đã đi vào trong âm nhạc Việt Nam qua những ca khúc: Đường cày đảm đang của nhạc sỹ An Chung, ca khúc Em bé quê của nhạc sỹ Phạm Duy, ca khúc Lý con trâu của nhạc sỹ Lư Nhất Vũ…Trong văn học , hình ảnh và thân phận con trâu được hiện thực và đầy đủ nhất nằm trong truyện Lục súc tranh công. Truyện kể lại cuộc tranh công tị việc giữa sáu gia súc: trâu, chó, ngựa, dê, gà, lợn. Phần quan trọng nhất dành cho trâu, non một trăm câu, cũng là phần hay nhất, là tiếng nói của nông dân phản ánh số kiếp lầm than không lối thoát. Sau này thời hiện đại có tác phẩm tác phẩm Mùa Len Trâu trong tập truyện Hương Rừng Cà Mau của nhà văn Sơn Nam, kể về cuộc sống của những người nông dân miền Nam vào đầu thế kỷ XX.  Chính bởi vậy mà dân gian Việt Nam ta có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, các câu thành ngữ nói về con trâu, hình tượng con trâu được mang ví von với nhiều điều trong cuộc sống, từ đó để có thể răn con người trong các hành vi cuộc sống.

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca,con trâu gắn bó với người Việt Nam, trong ngôn ngữ dân gian cũng đã được điển hình hóa nên thành ngữ, thành chuyện. Con trâu cũng là hình ảnh gắn với nông nghiệp và nông dân và được mượn để ví von, so sánh, để răn dạy nhau trong cách ứng xử, sinh hoạt, thông qua các câu thành ngữ này mà người dân có thể nhìn lại chính mình và điều chỉnh hành vi, thái độ sống của mình sao cho phù hợp để tạo nên sự hài hòa, đúng mực, chuẩn mực đạo đức của con người.

 “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà

Trong ba việc ấy, ắt là khó thay”

Câu thành ngữ này được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, kể cả trong thời hiện đại ngày nay, ý muốn nói việc tậu trâu luôn là việc đầu tiên, có tầm quan trọng đối với một người làm nghề nông. Ngoài những câu ca dao, tục ngữ này thì còn vô số các câu khác được sử dụng trong đời sống hàng ngày, điển hình như:Nói về tình cảm đôi lứa, sự chủ động của người nam với người nữ: “Trâu đi tìm cọc chứ ai đời cọc đi tìm trâu”, về sự sung túc đầy đủ của người nông dân: “Ruộng sâu trâu nái”, về sự thiếu hiểu biết của con người: “Nghé con không sợ hổ”.Qua kho tàng ca dao, thành ngữ nêu lên vai trò quan trọng của trâu trong nông nghiệp, ở đồng quê cũng như cách đối nhân xử thế, ứng xử sinh hoạt hàng ngày.

Con trâu gắn bó với nông thôn, đất nước ta, nên con vật thân yêu này đã sớm đi vào văn học nghệ thuật và trở thành một trong những hình tượng loài vật thể hiện sâu sắc tâm linh, tình cảm của người dân Việt. Có thể nói, con trâu là người bạn thủy chung, gắn bó với con người từ hàng ngàn năm qua, cũng giống như cây tre gắn bó với con đường làng, mảnh vườn, góc sân của mỗi gia đình, mỗi làng quê, mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Phương Anh