web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Người hùng cứu nạn, cứu hộ với kỳ tích nơi hang sâu, núi thẳm

Có dịp trò chuyện với anh khi tìm hiểu về vụ cứu nạn, cứu hộ(CNCH) tại Hà Giang tháng 02/2020, bẵng đi một thời gian, tôi thấy anh xuất hiện trên chương trình “Chúng tôi là lính cứu hỏa 2020” với những chia sẻ về công việc của những người lính CNCH trên mặt trận không tiếng súng… Những câu chuyện về tìm kiếm người bị nạn nơi hang sâu, núi thẳm, trong những xoáy nước đen hay trong những vụ cháy mà lằn ranh giữa sự sống và cái chết còn mong manh hơn làn khói đãthôi thúc tôi tìm hiểu về người lính CNCH có dáng vóc nhỏ bé, nhưng rắn rỏi, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành – Phó Đội trưởng Đội Công tác Chữa cháy và CNCH, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh.Những kỳ tíchmà anh đã tạo ra tưởng chừng như “không tưởng”…

 

 

Đầu năm 2020, trên địa bàn tỉnh Hà Giang xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng khiến một nạn nhân rơi xuống hang sâu chưa từng có người đặt chân đến. Địa hình hiểm trở, mưa lũ nghiêm trọng không ngăn được bước chân của những người lính CNCH triển khai công tác cứu người, nhưng đây là một “ca khó” đòi hỏi phải có những chiến sỹ dạn dày kinh nghiệm và phương tiện chuyên dụng mới tiến hành được. Nhận được yêu cầu chi viện từ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, Đại tá Huỳnh Quang Tâm – Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH nghĩ ngay đến Thiếu tá Thành – người chiến sỹ CNCH đã có kinh nghiệm tham gia vụ CNCH trong hang sâu vào tháng 12/2019 ở Cao Bằng. Không phụ sự tin tưởng của lãnh đạo đơn vị, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành cùng các đồng đội của mình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đưa người bị nạn ra khỏi hang núi sâu 280m trong sự xúc động của người thân nạn nhân và đồng đội. Đó cũng là một trong những vụ CNCH “không tưởng” mà anh Thành cùng đồng đội mình đã thực hiện trong năm 2020 vừa qua.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương “đất thép thành đồng” Củ Chi, từ nhỏ cậu bé Nguyễn Chí Thành đã thể hiện khả năng leo trèo, bơi lặn giỏi. Trong một lần chứng kiến người bị đuối nước, trong đó có cả hai người anh họ, Thành nung náu ước mơ được làm nghề cứu nạn, “đơn giản chỉ để cứu người hay ít ra cũng giúp người thân của họ bớt xót xa” – anh Thành đã tâm sự lý do anh đến với nghề CNCH như thế. Chính vì vậy, khi hết nghĩa vụ quân sự 3 năm, đứng trước ba sự lựa chọn: về Cảnh sát Cơ động, lực lượng Bảo vệ haylực lượng Cảnh sát PCCC, cuối cùng Thành chọn việc có vẻ phù hợp với tính cách mình nhất: tham gia lực lượng Cảnh sát PCCC. Sau đó, giấu gia đình, cậu lính trẻ Chí Thànhxung phong vào Tiểu đội chuyên đi CNCH – một trong những đội có nhiệm vụ “đáng sợ” nhất lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH.

Từ “đáng sợ” đối với công việc của lính cứu hộ là thật 100% cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Lính CNCH ngoài việc phải tập thể lực như: chạy bộ trên đường bằng, chạy cầu thang, hít xà, hít đất, leo thang dây mang khí tài, tập bơi cự ly dài, tập lặn… thì lính mới vô nghề thì cho tiếp cận dần với nhiệm vụ như: khiêng băng ca, sờ… xác người cho quen. Đến khi luyện được kỹ năng cũng như tinh thần vững vàng mới cho đi cứu hộ, trong nhiều tình huống sinh tử, hiểm nguy, người lính cứu hộ phải có tinh thần thép mới có thể bảo toàn tính mạng của mình và hoàn thành nhiệm vụ.Theo Thiếu tá Thành chia sẻ: bên cạnh các yếu tố rèn luyện thể lực, rèn luyện tinh thần, người CNCH có lẽ cần cả một chút “liều lĩnh” để vượt qua sự sợ hãi của chính bản thân thực hiện những nhiệm vụ được giao.

“Màu cờ sắc áo của lực lượng PCCC&CNCH TP Hồ Chí Minh, sự tin tưởng, hi vọng của người nhà nạn nhân và cả chút liều lĩnh đã giúp tôi có động lực để chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tìm xác một nạn nhân trong hang Cốc Chia, xã Mã Ba, huyện Hòa Quản, tỉnh Cao Bằng” – Nhớ lạinhiệm vụ tìm kiếm nạn nhân vào tháng 11/2019 tại Cao Bằng, anh Thành chia sẻ. Đây là lần đầu tiên thực hiện nhiệm vụ tiếp cận hang sâu và không có đầy đủ thiết bị hỗ trợ, anh Thành cùng đồng đội lên đường với tâm trạng đầy hoang mang, lo lắng. Anh Thành nhớ lại: “Chiều 29/11/2019, Đoàn Công an TP Hồ Chí Minh đến hiện trường. Lúc ấy, nhiệt độ ngoài trời Cao Bằng khoảng 100C, mưa lất phất. Buổi họp trong đêm đưa ra nhiều phương án, trong đó tôi đề nghị khảo sát thực tế tại hiện trường. Phương án được chỉ huy chấp thuận.” Sáng hôm sau, đoàn ra hiện trường và thả một con gà xuống hang vì đây là cách làm dân gian, nếu con gà chết thì coi như không thể xuống dưới vì trong hang có thể chứa khí metan hoặc thiếu dưỡng khí. Đến độ sâu 80m, kéo lên con gà vẫn… sống. Vậy là có dưỡng khí. Dù vậy, đó mới chỉ là đoạn đầu của hang. Hang nhỏ hẹp, không thể xuống nhiều người, anh Thành xung phong một mình tiếp cận. Một trạm cung cấp thiết bị được bố trí ở độ sâu 50m, và chỉ một mình Chí Thành ở dưới đó. 10 phút sau khi xuống hang thì có cơn mưa đá. Thiếu tá Thành kể: “Dưới hang rất lạnh, nhũ đá trơn trợt, nước tuôn ào ạt khiến nhũ đá bị vỡ rơi trên đầu, trên cổ tôi. Hơn 80m, lối đi bắt đầu khó khăn. Hang ngoằn ngoèo, tối tăm, hình xoắn ốc, zic zắc… Tôi trườn từng chút một. Không ít lần tôi tưởng mình đã cận kề cái chết. Lúc đó nếu xảy ra sự cố gì thì đồng đội cũng không thể kéo dây đưa tôi lên. Đến độ sâu 220m, mưa như trút nước, bộ đàm mất tín hiệu và ròng rọc điện bị hư. Còn vài mét nữa là xuống đến đáy hang mà tôi lại bị treo lơ lửng không biết bao lâu. Trong giây phút sinh tử ấy, tôi nghĩ nhiều đến gia đình, vợ con. Càng suy nghĩ, tôi càng quyết tâm phải tìm bằng được thi thể người bị nạn để đưa về gia đình!”.Sau nhiều lần khởi động lại, cuối cùng bộ đàm và ròng rọc cũng hoạt động trở lại. Anh Thành vội vận hành máy tiếp cận đáy hang. Không có dụng cụ, anh phải dùng tay bới móc đất đá đang đổ đè lên thi thể nạn nhân, vội vàng tìm kiếm, nhặt từng mảnh xương vào túi vải… Khó có thể diễn tả được sự mừng vui của gia đình ông Hoàng Văn Thái, họ quỳ sụp xuống vái lạy tứ phương và rót rượu mời anh Thành. Sau này, anh Thành mới biết đó là những hành động, cử chỉ trân trọng nhất của đồng bào dân tộc Mông bày tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn. Nhắc đến vụ CNCH tại tỉnh Cao Bằng, Đại tá Huỳnh Quang Tâm – Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an TP Hồ Chí Minh khẳng định: “Chiến công của đồng chí Nguyễn Chí Thành đúng là kỳ tích! Đây là lần đầu tiên lực lượng Công an TP Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung tổ chức tìm thi thể người bị nạn dưới hang sâu. Thành tích này một lần nữa khẳng định lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH Thành phố đã từng bước trưởng thành với phương châm: Chính quy, tinh nhuệ, hiện đại!”.

Ngay sau vụ CNCH tại Cao Bằng, tháng 02/2020, anh Thành được huy động tham gia CNCH tại Hà Giang, xuống hang với độ sâu 280m. Đã có kinh nghiệm trong công tác CNCH dưới hang sâu và cũng được trang bị đầy đủ phương tiện như: đai cứu hộ, ròng rọc điện, đèn pin…, nhưng trước khi xuống, Thiếu tá Thành cũng cảm thấy bản thân áp lực, hồi hợp. Do trời mưa từ đêm nên hang càng ẩm thấp, tối tăm khiến cái lạnh ngấm vào tận xương. Tuột xuống 5m đầu tiên, anh thấy lòng hang tối đen như mực, nguồn ánh sáng duy nhất là chiếc đèn pin bằng quả trứng gà gắn trước mũ bảo hiểm. Càng xuống sâu, Thiếu tá Thành càng cảm thấy khó thở và cảm giác hồi hộp tăng lên gấp bội. “Chưa bao giờ tôi có cảm giác sợ hãi như vậy”, Thành nói và đã có ý định bỏ cuộc giữa chừng khi chỉ mới trèo xuống được chừng 50m. Cứ xuống được vài chục mét anh lại phải dừng lại lấy hết can đảm để xuống tiếp. Hang càng đi xuống càng hẹp, cấu tạo phức tạp, có nhiều đường, ngách nhỏ, có những đoạn chỉ vừa 1 người trượt xuống, nhiều khối đá sắc nhọn chĩa ra các phía như chực cứa vào da thịt người có ý định khám phá phía sâu bên trong nó. “Trong bóng tối, người ta thường nghĩ đến những điều khá tiêu cực, đôi lúc trên đường xuống, bản thân tôi nghĩ chắc không xuống tiếp được quá vì hang quá sâu, càng đi lối vào càng nhỏ lại, đá chĩa ra tứ phía, tôi cứ đếm 30m, 50m, 70m, 100m, 150m, 200m… rồi mà xuống hoài chưa thấy đáy hang, bóng đêm trong hang như nuốt chửng lấy người tôi, cảm giác sợ hãi bắt đầu xuất hiện, càng xuống sâu, cảm giác ấy ngày càng tăng. Nhưng rồi âm thanh từ chiếc bộ đàm vang lên, tiếng chỉ huy, tiếng đồng đội, tôi nghĩ đến nạn nhân đang lạnh lẽo ở dưới kia chờ mình tìm thấy, người thân của em đang chờ tôi mang em về với gia đình…, nghĩ đến đó, tôi lẩm bẩm trong đầu và mạnh dạn xuống sâu hơn: Em ở đâu? hãy để các anh đưa em về với người mẹ thân yêu đang đỏ hoe đôi mắt ngóng chờ em…, ” Xuống gần độ sâu 280m, mùi tử thi đang trong quá trình phân hủy mạnh bốc lên nồng nặc, không khí đặc quánh, một tiếng thở mạnh hắt ra: đã tìm thấy nạn nhân!.

Lần trở xuống thứ hai cùng thiết bị để mang nạn nhân lên tưởng chừng suôn sẻ cho đến khi anh Thành còn cách đáy chừng 2m thì phía trên báo xuống: Mưa đá…Đúng lúc này, tính hiệu bộ đàm mất liên lạc, thiết bị ròng rọc điện bị hỏng, “tôi bị treo lơ lửng trong không trung, xung quanh im lìm chỉ có tiếng nước từ trên bắt đầu chảy xuống, trong hang lạnh vậy mà mồ hôi trong người cứ túa ra, nếu cứ để nước tiếp tục chảy xuống mạnh hơn, dưới tác động của ngoại lực, các vách đất, đá trong hang sẽ sụp đổ và chôn vùi tất cả…” Trong bóng tối, ngột ngạt, anh đã nhớ về vợ cùng hai con gái 9 tuổi và 10 tuổi đang chờ anh về sau mỗi lần anh đi công tác. Gần một tiếng “cân não”, thử thách tinh thần, mưa tạnh, anh vui mừng khôn xiết khi thiết bị liên lạc cũng được nối lại. Khi chạm chân tới đáy, anh rút vài cây nhanh ra đốt, khấn: “Em phù hộ cho anh. Anh đưa em về với gia đình chứ nằm ở đây lạnh lẽo lắm!”. Anh lần lượt rưới cồn, rượu lên khắp thi thể chàng trai nặng 70kg để bớt mùi rồi tròng vào nhiều túi nylon trước khi buộc dây để phía trên kéo lên. Tàn nhang, Thiếu tá Thành quyết định làm ngược quy tắc khi cứu nạn thi thể là để nạn nhân lên trước, lính cứu hộ theo sau. “Thi thể nặng, nếu để theo sau mà vướng vào đá bị đứt dây thì sẽ rơi trở lại. Tôi thà chấp nhận nguy hiểm theo sau để có thể điều khiển cho thi thể tránh các mỏm đá”, anh nói. Sau 6 tiếng kể từ lần xuống hang đầu tiên, Thành đã đưa được nạn nhân lên miệng hang. Trong bộ dạng lấm lem, đau đớn và hôi thối vì nước tử thi nhiễu khắp người, anh được các đồng đội ôm siết. Nhiều người nhà của nạn nhân đứng xung quanh đã oà khóc nức nở, liên tục chấp tay vái lạy cảm ơn nhóm cứu hộ.Thiếu tá Nguyễn Chí Thành chia sẻ: “Cho đến thời điểm đưa được thi thể em Say – nạn nhân lên khỏi miệng hang, đôi chân chạm mặt đất tôi mới thực sự thở phào nhẹ nhõm. Sự cố gắng, nỗ lực của bản thân tôi, của anh em đồng đội đã được đền đáp xứng đáng. Gần 20 năm làm công tác CNCH phải nói đây là lần đầu tiên phải tham gia một vụ cực kì nguy hiểm và khó khăn đến như vậy. Tất cả anh em trong đoàn chưa ai được huấn luyện và kinh nghiệm CNCH trong hang sâu cũng không nhiều nhặn gì nhưng với tinh thần quyết tâm cao, trách nhiệm, lòng dũng cảm, chúng tôi đã thành công đưa em trở về với gia đình. Lúc mẹ Say đón em về bên vòng tay mẹ, chúng tôi không nén được xúc động. Cảm ơn em, cảm ơn các đồng đội của tôi.”

Trong 20 năm tham gia công tác CNCH, anh Thành cũng không thể đếm hết những nhiệm vụ mà mình từng tham gia. Từ vụ chi viện chữa cháy rừng U Minh Thượng, Kiên Giangcả một tháng trời khi còn là anh chiến sỹ trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề năm 2002, đến vụ cháy tòa nhà Trung tâm thương mại quốc tế ITC tại quận 1, TP Hồ Chí Minh vào tháng 10/2002 với 5 giờ liên tục cầm lăng phun nước trên xe thang 32m, xung phong đi tìm thi thể nạn nhân; sau này là tham gia tìm thi thể người bị nạn trong vụ chìm tàu Dìn Ký, Bình Dương tháng 5/2011, mò mẫm những thi thể trong xoáy nước đen lạnh giá…, hình ảnh những nạn nhân trong các vụ tai nạn đã đeo đẳng anh Thành đến tận bây giờ, khiến mỗi khi nghĩ đến anh không khỏi xót xa nhưng đó cũng là động lực để người chiến sỹ CNCH có thêm bản lĩnh để quyết tâm sống trọn với nghề.

Theo đuổi “nghề nguy hiểm” này không ít người đặt ra câu hỏi cho anh Thành: “Có tiếp tục hay không tiếp tục? Có nghĩ đến việc chuyển nghề “việc nhẹ lương cao” hay không?”Anh Thành chỉ đau đáu một niềm tâm sự: nếu anh và đồng đội bỏ cuộc, gần như chắc chắn con người bất hạnh kia sẽ mãi mãi nằm lại nơi hang sâu, núi thẳm, và nỗi đau sẽ còn mãi trong lòng người thân của họ.“Khi đã chọn đến với công việc PCCC&CNCH, tôi đã tự hứa quyết tâm gắn bó suốt đời dù vất vả, thậm chí hy sinh với nghề, tôi vẫn chọn con đường mình đã đi”. “Nói thì dễ nhưng làm không dễ nếu thiếu trau dồi bản lĩnh, thiếu mục tiêu và lý tưởng sống”, chính vì vậy,bên cạnh tham gia công tác CNCH, hiện nay, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành còn tham gia công tác đào tạo lính mới, với mục tiêu truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết, lòng yêu ngành, yêu nghề cho thế hệ trẻ.

Từ năm 2019 đến nay, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành đã cùng lực lượng Cảnh sát CNCH TP Hồ Chí Minh tham gia hơn 300 vụ tai nạn, sự cố; cứu được 119 người, tìm thấy 42 thi thể trao trả cho gia đình nạn nhân. Trước đó, năm 2002, anh được đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng khi tham gia chữa cháy rừng U Minh Thượng, Kiên Giang.Năm 2011, anh được phong đặc cách chỉ huy vì thành tích tham gia CNCH 15 thi thể trong vụ Dìn Ký. Trong năm 2020, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành được tuyên dương điển hình tiên tiến trong lực lượng an TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2020.

Trung Hoa