web nhà cái cá độ bóng đá uy tín blckvc,trò chơi nổi tiếng

Những năm sửu đáng nhớ trong lịch sử

Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha chẳng những để lại cho chúng ta một dải non sông tươi đẹp, mà còn cả một quá khứ lịch sử vẻ vang, với bao truyền thống anh hùng và tấm gương sáng chói.Thực tế đã chứng minh qua những trang sử hào hùng của cha ông, mà mở đầu chính là hình ảnh của Bà Trưng.

 

 

Năm Tân Sửu (41): Bà Trưng xưng vương đóng đô tại Mê Linh, xây cung điện thành quách để ngăn chống giặc Tàu, lấy lại nền tự chủ đất nước sau 150 năm bị Bắc thuộc.

Năm Ất Sửu (905): Nhân lúc nhà Đường suy vong, Khúc Thừa Dụ một hào trưởng ở Hồng Châu (Hải Dương), tự xưng là Tiết độ sứ giành quyền quản lý đất nước, không phụ thuộc vào nhà Đường nữa. Họ Khúc thành lập chính quyền từ Trung ương đến địa phương, chia nước thành các lộ, phủ, châu, giáp, xã, lập sổ hộ khẩu. Họ Khúc xóa bỏ các hình thức bóc lột tô thuế lao dịch nặng nề của nhà Đường, chỉ đặt ra có một loại là thuế ruộng. Từ đây nước ta thoát khỏi ách thống trị của phong kiến Trung Hoa, xây dựng nền độc lập tự chủ với chế độ phong kiến Việt Nam.

Năm Ất Sửu (965): Khởi đầu loạn thập nhị sứ quân nhờ Đinh Bộ Lĩnh, nạn phân tranh được hợp nhất. Năm 966, người anh hùng đất Hoa Lư lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.Ra đời trong đấu tranh dẹp loạn, Nhà nước Đại Cồ Việt do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập, xuất hiện trên vũ đài lịch sử với ngọn cờ thống nhất đất nước. Mặc dù chỉ kéo dài 12 năm (968 – 980), trải qua 02 đời vua, nhưng trong quá trình tồn tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đã có những đóng góp lớn lao về mọi mặt, giữ vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Năm Tân Sửu (1001): Thập đạo tướng quân Lê Hoàn dẹp yên được giặc Cử Long tại Thanh Hóa, trong lúc Vệ Vương Ðinh Toàn lại bị tử trận. Nhà Ðinh chấm dứt sau đó.

Năm Kỷ Sửu (1049): Vua Lý Thái Tông nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm dắt mình lên một tòa sen. Tỉnh giấc nhờ triều thần đoán mộng sau đó nghe theo lời khuyên của quốc sư Thiền Tuệ, xây một ngôi chùa như trong giấc mơ để thờ Phật Bà. Ngôi chùa đó là Diên Hựu ở Thăng Long thành.Chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột) là một công trình kiến trúc độc đáo, biểu trưng nền nghệ thuật nước nhà và tinh thần sùng đạo Phật.Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô , được công nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất .

Năm Đinh Sửu (1097): Vua Lý Nhân Tônglà vị vua tiên phong trong việc chấn hưng nền chính trị.Ông cho sưu tập, biên soạn, sửa chữa các phép tắc chính trị, quan lại đời trước rồi ban hành tập Hội điển; từ đó quy chế quan lại, chính trị được xác lập cụ thể. Có thể nói, bộ máy hành chính dưới thời Lý Nhân Tông đã đạt đến sự thống nhất hữu cơ, nên mỗi một chính sách đều được thực hiện với sự liên quan chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

Năm Ất Sửu (1145): Nhà Lý dựng trên vùng đất Tổ hai ngôi chùa thờ Phật, là chùa Diên Linh Phúc Thánh và chùa Sơn Cảnh Vĩnh Long tự.

Năm Quý Sửu (1253): Tại kinh đô Thăng Long, nhà Trần cho lập Quốc Học Viện để giảng dạy các kinh điển như tứ thư, ngũ kinh. Lại lập Giảng võ đường để huấn luyện võ nghệ cho quân sỹ và con cháu các quan lại. Ngoài ra còn cho đắp các tượng Chu Công, Khổng Tử, Mạnh Tử ..

Năm Kỷ Sửu (1289): Do đã có những công lao to lớn trong lãnh án tiên phong dẹp giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấnđược vua Trần Nhân Tông (1279-1293) phong Hưng Đạo Đại Vương, vương vị trí tối cao toàn quyền chỉ huy quân đội Đại Việt, đồng thời đặc cách cho ông quyền phong tước hiệu cho bất kỳ ai mà ông muốn.Nhưng trong suốt cuộc đời, ông không hề sử dụng đặc quyền này. Sau đó, ông lui về ở Vạn Kiếp, là nơi ông được phong ấp (nay thuộc xã Hưng Đạo, thị xã , tỉnh ). Nhân dân lúc bấy giờ kính trọng ông, lập đền thờ sống ông ở Vạn Kiếp.

Năm Đinh Sửu (1397): Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền để điều chỉnh, phân phối ruộng đất giữa các tầng lớp xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi của giới thượng lưu. Biện pháp này đã mang lại lợi ích thiết thực, nhờ đó nhà n­ước nắm chắc và biết rõ số diện tích ruộng đất trong cả n­ước, lập đầy đủ đ­ược danh sách ruộng đất và các chủ sở hữu một cách chính xác, bảo đảm việc thực hiện chính sách thuế một cách công bằng, hợp lý và thực hiện được việc quản lý nhà nước về đất đai, tạo thuận lợi cho việc đề ra những chính sách mới về ruộng đất, về phát triển nông nghiệp. Đồng thời năm này, thủ đô nước ta được chuyển từ Thăng Long vào Thanh Hóa, gọi Tây Đô.

Năm Quý Sửu (1433): Vua Lê Thái Tổ băng hà, thái tử Nguyên Long mới 11 tuổi lên nối ngôi, đó là vua Lê Thái Tông.

Năm Kỷ Sửu (1469): Nhà Lê cho vẽ bản đồ quốc gia với từng khu vực cụ thể, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực hiểu biết, xác định quy hoạch và quản lý lãnh thổ. Vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước, trong đó xác định rõ huyện Chân Phúc thuộc phủ Đức Quang, thừa tuyên Nghệ An. Đây là sự kiện được lấy làm mốc kỷ niệm tiến trình lịch sử 550 năm xây dựng và phát triển của huyện Nghi Lộc ngày nay.

Lê Thánh Tông (1460-1497) quy định bản đồ cả nước. Đặt ra 12 khu: Thừa Thiên, Thuận Hóa, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, An Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Ninh Sóc.

Năm Tân Sửu (1481): Theo sách “Việt sử thông giám cương mục” năm Hồng Đức thứ mười hai 1481, vua Lê Thánh Tông hạ chiếu lập 43 Sở đồn điền trong cả nước “là cốt để dồn sức vào việc làm ruộng cho sự tích trữ (lương thực) trong nước được dồi dào”.Vua Lê Thánh Tôn lập bia đá tại Văn miếu ở kinh đô Thăng Long (Hà Nội) ghi tên các vị tiến sĩ nước ta từ lúc bắt đầu có các khoa thi cho tới năm cuối cùng của nhà Hậu Lê là 124 khóa thi.

Năm Kỷ Sửu (1529): Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) truyền ngôi cho con là Mạc Thái Tông (Đăng Doanh) sau 2 năm làm vua, nhận chức vị Thái Thượng Hoàng.

Năm Quý Sửu (1673): Sau 45 năm nội chiến và 7 cuộc chiến lớn gây đau khổ lầm than cho dân, Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn tạm hòa hoãn lấy sông Gianh làm giới tuyến để kiến thiết lại đất nước.

Năm Đinh Sửu (1697): niên hiệu Chính Hòa thứ 18 đời vua Lê Hy Tông, hoàn thành khắc in và công bố bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư. Bộ sách sử vĩ đại này gồm 24 quyển viết lịch sử nước ta từ năm Nhâm Tuất (2879 trước công nguyên) thời họ Hồng Bàng (Hùng Vương) đến năm Ất Mão, Đức Nguyên năm thứ 2 đời vua Lê Gia Tông (1675). Bộ sách là kết quả biên khảo qua 3 triều đại Lý – Trần – Lê, kéo dài tới 570 năm, bắt đầu từ năm 1127 đến năm 1697 mới xong.

Năm Đinh Sửu (1757): Mạc Thiên Tích con Mạc Cửu gốc người Hoa chống Mãn Thanh chạy qua nước ta đã được phong chức Tổng Trấn, giữ đất Hà Tiên. Sau ngày cha qua đời (1736), có công mở mang bờ cõi nước ta làm chủ thêm hai đạo Kiên Giang và Long Xuyên.

Năm Kỷ Sửu (1829): Doanh Ðiền Sứ Nguyễn Công Trứ xúc tiến công cuộc khẩn hoang các vùng đất sình lầy ven biển, đã lập được hai Ấp Kim Sơn và Tiền Hải thuộc tỉnh Ninh Bình và Thái Bình (Bắc Phần).

Năm Tân Sửu (1841): Vua Thiệu Trị cho vẽ bản đồ từng tỉnh khắp lãnh thổ Việt Nam để dùng trong lĩnh vực quân sự và hành chính. Ngoài ra nhà vua nghiêm cấm quan lại khi đi công tác không được nhũng lạm và gây kinh động dân chúng điạ phương.

Năm Ất Sửu (1865): Tờ báo Quốc Ngữ Việt Nam đầu tiên (Gia Định báo) xuất bản số đầu tiên.Gia Định báo được cho là tờ báo đầu tiên bằng tiếng Việt mới (chữ Quốc ngữ), được ra mắt vào ngày 15/4/1865 tại Sài Gòn. Đây là phương tiện truyền thông hoàn toàn mới mẻ khi đó, làm cho chữ Quốc ngữ có cơ hội phổ biến trong dân chúng.

Năm Tân Sửu (1901): Phan Chu Trinh đậu Phó bảng Tiến sỹ, được triều đình Huế bổ làm thừa biện bộ lễ nhưng chẳng bao lâu thì từ chức để dấn thân vào con đường cách mạng chống Pháp. Cùng đỗ khóa này có Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng và cụ thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc.

Năm Ất Sửu (1925): Là năm có nhiều sự tích đáng ghi nhớ.

– Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc ra đời ở Paris (thủ đô nước Pháp).

– Nhà Cách mạng Phan Chu Trinh, người chủ xướng dân quyền ở nước ta từ Pháp trở về Tổ quốc, bị thực dân Pháp kết án tử hình năm 1908, sau giảm xuống và đày ra Côn Đảo.

– Cụ Huỳnh Thúc Kháng bạn chiến đấu của cụ Phan Chu Trinh cũng từng bị đày ra Côn Đảo, về sau là quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

– Đồng bào cả nước đấu tranh đòi thực dân Pháp thả nhà Cách mạng Phan Bội Châu bị bắt ở Trung Quốc đưa về giam tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội.

Năm Ất Sửu (1925): Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) tập hợp những người yêu nước thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).

Năm Tân Sửu (1961): Kế hoạch Xtalay – Taylo của Mỹ thất bại. Chiến thắng Thị xã Phước Thành, cách Sài Gòn 50km.

Năm Quý Sửu (1973): Hiệp định Paris được ký kết giữa Chính phủ VNDCCH, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam và Chính phủ Mỹ, Chính phủ Sài Gòn (theo Mỹ).

Năm Ất Sửu (1985): Hoàn thành xây dựng cầu Thăng Long và Cung Văn hóa Việt Xô.

Năm Đinh Sửu (1997): Hội nhập với tự do hóa thương mại và đầu tư. Nền kinh tế Việt Namvươn tớitầm cao mới của thị trường vốn năm 1997, đạt chất lượng tiến trình hội nhập./.

THÙY DƯƠNG (Sưu tầm và tổng hợp)